Lý Tái Nhân tính tình phức tạp, vợ là con gái họ Diêm, ít tuổi hơn Tái Nhân. Vợ chồng mỗi người ở mỗi phòng cách xa nhau. Nhưng hẹn ngầm với nhau: "Lúc nào thích thì cứ đến".
Chuyện 1 - Đọc sách của cha viết
Cố Khải đọc sách của cha viết, cứ mỗi câu lại cung kính nói ra lời: “Vâng”.
Chuyện 2 - Lý thoái phu nói tục
Thời nhà Tống, Xung Hối xử sĩ Lý Thoái Phu tính tình khác người, nhưng lại rất cẩn thận, nhà ở phía ngoài cửa thành phía Bắc.
Một hôm, gieo giống rau hồ tuy trong vườn, với loại rau này, theo phong tục trong dân gian, người gieo phải vừa rắc hạt vừa nói thật tục thì rau mới tốt. Vì vậy, Thoái Phu vừa gieo vừa nói thì thầm:
- Đạo vợ chồng là lẽ thường của con người!
Có khách tới, Thoái Phu lệnh cho con gieo tiếp. Con rắc nốt chỗ hạt giống còn lại, miệng nói:
- Bố ta đã nói rồi đấy, bố ta đã nói rồi đấy!
Vì vậy, vào những năm của niên hiệu Hoàng Hựu, ở các quán rượu trong khi chuyện trò vui vẻ thường có câu:
- Hãy gieo một đợt rau hồ tuy xem sao!
Nếu đúng như xử sĩ nghĩ, đạo vợ chồng là điều tục tĩu, thì Thoái Phu đã thay nó bằng lời nhã nhặn còn đâu. Rau hồ tuy nhất định là không tốt được.
Chuyện 3 - Vấn an, cầu tự
1. Theo sách Quốc triều sử dư: Trần Hiến Chương mỗi khi vào buồng trong với vợ đều đến xin phép Thái Phu nhân, thưa:
- Hiến Chương đi cầu tự!
Chủ sự Cố Dư Khánh hỏi họ Trần:
- Nói như thế là nghĩa lý ra sao? Thái Phu nhân là gái góa hay sao?
Họ Trần yên lặng không đáp.
2. Chu Mộc người ở Thường Nhiệt, buổi sáng vào vấn an cha. Cha hỏi ai. Chu Mộc thưa:
- Chu Mộc vấn an!
Người cha không đáp. Lát sau, Chu Mộc lại tới, thưa:
- Chu Mộc vấn an!
Người cha tức quá, chồm dậy, lớn tiếng chửi:
- Tao đang ngủ say, vấn cái gì? An cái gì?
Người đời lấy đó làm thành câu đối:
Chu Mộc vấn an;
Hiến Chương cầu tự.
Chuyện 4 - Bách kỵ lịch
Lý Tái Nhân tính tình phức tạp, vợ là con gái họ Diêm, ít tuổi hơn Tái Nhân. Vợ chồng mỗi người ở mỗi phòng cách xa nhau. Nhưng hẹn ngầm với nhau: "Lúc nào thích thì cứ đến".
Một tối họ Diêm gõ cửa. Tái Nhân vội giở quyển "Bách kỵ lịch" ra xem, kinh hoàng nói vọng ra:
- Đêm nay "hà khôi tại phòng", không thể làm gì được. Xin khất hôm khác vậy!
Diêm thị thẹn thùng bỏ đi.
Lại còn một người đời Hán, tên là Trần Bá Kinh, mỗi lần ân ái với vợ nhất định phải chọn ngày chọn giờ cẩn thận. Sau khi chọn được rồi, cho hầu gái tới thông báo với vợ. Vợ đồng ý, người hầu gái quay lại báo. Đi đi lại lại như vậy tới ba bốn lần.
Chuyện 5 - Thắt đai cày ruộng
Phía trước phần mộ của tổ nhà Nguyên Bình có mấy chục mẫu ruộng của người khác. Vào những tháng cấy cày gặt hái, dân trong làng cởi trần đóng khố làm việc. Nguyên Bình cho rằng thế là khinh mạn tổ tiên nhà mình nên Nguyên Bình xuất tiền mua lấy tất cả số ruộng ấy.
Đến ngày cày bừa, Nguyên Bình đội mũ thắt đai lưng, nước mắt giọt ngắn giọt dài, tự thần gò lưng cày bừa mấy chục mẫu ruộng này.
Ngày xưa, vua các nước chư hầu đi cày ruộng tịch điền, mũ mão cân đai, hai tay cầm cày kính cẩn, quang cảnh cũng đến thế là cùng.
Chuyện 6 - Đòi cho được mộ tổ 72 đời
Hùng An Sinh ở Sơn Đông, nghe có kẻ lừa rằng:
- Ở thôn bên có một ngôi mộ cổ, là mộ của tướng quân Hùng Quang đời nhà Tấn ở Hà Nam, cách nay 72 đời. Có chôn cả bia nhưng người trong thôn giấu đi rồi.
An Sinh tìm tới tận nơi, đào thật sâu để tìm nhưng không thấy gì cả. Chuyện kiện tụng vì vậy kéo dài suốt năm này sang năm khác. Cuối cùng, Trưởng sử Kỳ Châu họ Trịnh mới phán rằng:
- 72 đời rồi thì đúng là người của thời Hi Hoàng, làm sao Hà Nam Tướng quân đời nhà Tấn lại có thể sống vào lúc hồng hoang ấy được.
Mặc dù vậy, Hùng An Sinh vẫn kéo cả họ ra trước mộ mà gào khóc rất thảm thiết.
Chuyện 7 - Tể tướng đuổi lừa
Vương Cập Thiện bất tài, thô lậu làm Nội sử, người đời cho là Tu hú chiếm chỗ của Phượng hoàng. Chẳng bao lâu lại lên ngôi Hữu Thừa tướng.
Nhưng giữ chức này, mà họ Vương chưa làm được việc gì cho ra trò. Chỉ có một việc quan Hữu Thừa tướng tận tâm là không cho lừa, la của các quan trong dinh Thừa tướng vào trong sân.
Vì vậy, Vương Cập Thiện có hiệu là Tể tướng đuổi lừa.
Chuyện 8 - Chôn canh
Vương Tiến giữ chức Thái thú Ninh Ba. Một hôm, thấy trên bàn ăn nhà bếp dọn cho mình có cả canh thịt lẫn canh cá, quan Thái thú giận dữ, lệnh cho tay chân đào hố chôn ngay một trong hai thứ canh.
Từ đó, quan Thái thú được dân chúng trong vùng gọi bằng tước hiệu Thái thú chôn canh.
Chuyện 9 - Châu ngọc báo ứng
Khổng Công làm Liêm sứ ở Quý Châu, giữ gìn sự liên khiết đến mức thái quá. Thổ dân có lần đem ngọc quý tới dâng quan. Khổng Công cho lấy chày đá nghiền nát viên ngọc quý này giữa công đường. Sau đó, Khổng Công hành hạ viên Thổ quan này đủ thứ tội tình khác.
Quan Liêm sứ tới Triết Giang, tự nhiên lửa trong miệng quan phun ra cao tới mấy trượng rồi qua đời.
Không nhận quà biếu, hối lộ thì còn chấp nhận được đi. Thế nhưng đập nát ngọc quý thì còn nghĩa lý gì đây?
Tàn hại, cố làm hư hỏng những sản vật quý của thiên nhiên, của xã hội, chết như vậy cũng là phải lẽ vậy thay!
Chuyện 10 - Mưu lược của tướng quân Quách Quỳ
Quách Quỳ được lệnh xâm phạm Giao Châu. Quân đội kéo đi không có kỷ luật gì cả. Từ cách xếp đặt cho tới việc làm có nhiều điều thật buồn cười.
Đến ngày quân đội lên đường, mới thấy giao cho các tướng dưới quyền một bản văn lớn như bức tranh, gồm tất cả những hướng dẫn, mệnh lệnh của chủ tướng. Từ hình vẽ cho tới chữ viết đều nhỏ li ti, các đề mục thì rắc rối, khó hiểu. Lại không quên cảnh cáo các tướng không được để lộ ra ngoài. Các tướng phải ghé sát vào đèn xem cho rõ.
Trong lúc các tướng đều bận rộn, tinh thần bất định thì làm sao mà đọc cho thấu đáo được? Trong đó còn có một đoạn viết như thế này: "Điều thứ nhất, người Giao Châu rất hay cưỡi voi. Voi sợ tiếng kêu của lợn. Theo đó, các đơn vị phải nuôi thật nhiều lợn. Mỗi khi thấy voi đi tới, lấy dùi nhọn mà đâm vào lợn. Lợn kêu to, voi tự nhiên sẽ tháo lui".
0 Nhận xét