Không ai muốn bị tai nạn để rồi được nhận sự chia sẻ cả vật chất lẫn tinh thần của cộng đồng. Nhưng thực tế dù muốn hay không thì nó vẫn xảy ra.
![]() |
Cứu hộ nạn nhân vụ sập giàn giáo. |
Duy chỉ có điều sự chia sẻ này qua những vụ tai nạn lao động lớn nhỏ vừa qua cho thấy chưa có sự công bằng, bình đẳng. Vụ tai nạn lao động kinh hoàng tại công trường Formosa vừa qua là một ví dụ.
Xét cho cùng, mọi nạn nhân tai nạn lao động đều “bình đẳng”, nghĩa là họ đều là người lao động gặp rủi ro. Thế nhưng, trong khi những nạn nhân của các vụ việc “nổi tiếng” nhận được sự quan tâm kịp thời, chu đáo của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, đoàn thể, nhà hảo tâm...thì những nạn nhân của các vụ không “nổi tiếng” phải chịu cảnh đơn độc, thiệt thòi.
Được biết, trong thời gian trước đó, một số công nhân của Công ty Nibelc làm việc tại công trường Formosa cũng bị tai nạn lao động, người bị thương, người tử vong. Người chết chỉ được bồi thường một số tiền rồi mọi việc rơi vào im lặng, người bị thương cũng chỉ được doanh nghiệp hỗ trợ một số tiền nào đó.
Trong khi đó, những nạn nhân bị thương trong vụ sập giàn giáo tại công trường Formosa, cũng là lao động bình thường, và thương tích một số người cũng không nặng hơn các nạn nhân trong các vụ tai nạn lao động khác, lại được người thăm hỏi, tặng quà “cấp tập”, thậm chí có phần thái quá.
Còn những gia đình những nạn nhân tử vong trong vụ sập giàn giáo Formosa được bồi thường số tiền lớn hơn nhiều so với các nạn nhân tử vong trong các vụ khác, được doanh nghiệp đến tận nhà thăm hỏi, và khi thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại hỗ trợ thêm 60 triệu nữa.
Dĩ nhiên, việc thăm hỏi, hỗ trợ các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động là hết sức cần thiết, và nạn nhân được càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, điều bất thường là các nạn nhân của các vụ việc “nổi tiếng” luôn được hưởng sự ưu ái vượt trội so với các nạn nhân của các vụ việc bình thường khác. Hình như điều này đã trở thành một thông lệ?
Dĩ nhiên, việc thăm hỏi, hỗ trợ các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động là hết sức cần thiết, và nạn nhân được càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, điều bất thường là các nạn nhân của các vụ việc “nổi tiếng” luôn được hưởng sự ưu ái vượt trội so với các nạn nhân của các vụ việc bình thường khác. Hình như điều này đã trở thành một thông lệ?
Phải chăng từ cơ quan chức năng đến cộng đồng chúng ta còn hành động theo cảm tính, thậm chí có tính chất đối phó và “diễn kịch”, sợ dư luận? Tại sao đối với các nạn nhân trong các vụ tai nạn lao động khác, dù hoàn cảnh hết sức khó khăn và thương tích rất nặng, nhưng hầu như ít nhận được sự quan tâm chia sẻ của chính quyền, đoàn thể và cộng đồng?
Hầu hết họ phải chịu đựng nỗi đau, mất mát một cách âm thầm, những nỗi niềm chỉ biết nuốt nước mắt vào trong và không được hỗ trợ trong suốt quãng đời còn lại.
Từ sự việc nói trên, thiết nghĩ cần có những cơ chế, chính sách, giải pháp để chia sẻ khó khăn với các nạn nhân tai nạn lao động, cũng như những người gặp rủi ro, hoạn nạn khác.
Sự phân biệt đối xử giữa nạn nhân các vụ “nổi tiếng” và bình thường không phải là cách ứng xử của một xã hội nhân văn, tiến bộ, thậm chí sẽ góp phần làm tăng sự vô cảm và giả dối trong cộng đồng.
TT
0 Nhận xét