Đúng là ông, Đinh La Thăng!

15:43 |
Nhậm chức xong, vào việc ngay, chỉ đạo cái này, khắc phục cái kia... Đúng là ông, không có gì khác so với thời là Bộ trưởng Giao thông. Vẫn kiểu xông xáo, cụ thể, quyết đoán, dám đương đầu và trách nhiệm.

Chính trị gia trên thế giới cũng như ở ta, có lúc thật và cũng có lúc diễn, diễn lâu quá sẽ lộ và dân chúng rất nhanh sẽ dò ra cái nào là diễn, cái nào là thật. Thiên hạ muốn bình kiểu gì cũng được, nhưng nếu ở ông là “diễn” thì người dân thành phố, trộm nghĩ, cứ mong ông diễn nữa đi càng tốt, bởi đã quá lâu rồi hiếm có những người diễn như vậy.
Dân chúng luôn công bằng và khách quan khi đánh giá các nhà lãnh đạo. Hãy hỏi người dân Đà Nẵng về Nguyễn Bá Thanh, người dân Hội An về Nguyễn Sự và giờ đây là người dân TP.HCM về Đinh La Thăng.
Thời gian nhậm chức cho đến giờ của ông là quá ngắn, chưa biết gần 5 năm tới ra sao, nhưng dấu ấn ông mang lại đã là đáng suy ngẫm.
Chính quyền còn xa dân
Rất nhiều ý kiến của dân, doanh nghiệp, đặc biệt là qua đường dây nóng. Sao mà nhiều vậy nhỉ! Thành phố vốn luôn được xem là phát triển tốt, luôn trong tốp đầu các địa phương về các loại chỉ số đánh giá mà còn như vậy thì các tỉnh khác sao đây?
Mà chúng ta đã có ti tỉ thứ quy định về khích lệ, động viên người dân tham gia quản lý nhà nước như dân chủ cơ sở, chế độ cơ quan nhà nước tiếp công dân, thậm chí người làm luật còn cao tay quy định đích thân người đứng đầu các cơ quan nhà nước định kỳ phải trực tiếp tiếp dân, rồi hòm thư góp ý, đường dây nóng...
Ấy thế nhưng qua câu chuyện này mới thấy những thứ đó chưa đủ, khoảng cách giữa chính quyền - dân vẫn xa xôi và người dân thành phố có quá nhiều bức xúc nay tự nhiên có chỗ đáng tin cậy có thể gửi vào.
Đường xá đi lại, đất đai, nhà cửa, dự án và thu hồi đất cùng giá cả đền bù, đầu ra cho nông nghiệp... toàn là những việc không mới và điều cơ bản là toàn việc của chính quyền các cấp. Chính quyền thành phố vẫn hoạt động, giải quyết việc này, việc kia, nhưng đến khi ông Thăng vào cuộc mới lộ ra còn nhiều thứ chưa ổn.
Đi vào, tìm hiểu và có giải pháp giải quyết ngay là thể hiện trách nhiệm của chính quyền với dân, là làm đúng trách nhiệm của chính quyền các cấp, là khắc phục cho được những món nợ với dân từ bao lâu nay.
Lấn sân hay không lấn sân
Có người bảo ờ cũng hay đấy, nhưng Bí thư thành ủy đi vào những việc như vậy có chuẩn không và liệu có lấn sân chính quyền hay không. Dân chúng đương nhiên chẳng quan tâm lấn hay không lấn, mà giả sử có lấn thì lấn vậy cũng quá tốt, dân được nhờ qua kiểu lấn vậy.
Bí thư thành ủy là người đứng đầu hệ thống chính trị thành phố. Đảng thông qua bí thư và cả bộ máy thực hiện sự lãnh đạo toàn diện đối với thành phố. Mà đã là lãnh đạo toàn diện thì có nghĩa là từ a đến z, từ chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, xã hội...
bí thư thành ủy tp.hcm, đinh la thăng, nguyễn bá thanh, nguyễn sự, đinh duy hòa
Ông Đinh La Thăng tại hội nghị phối hợp công tác giữa TP.HCM và Bộ GTVT chiều 27/2. Ảnh: Đinh Tuấn
Nói cụ thể ra, lớn thì là kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế, GDP, chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp làm ăn, nhỏ thì là chỗ để xe, đèn đường, rác thải, nắp cống, nhà vệ sinh công cộng...
Chẳng thế mà Chủ tịch nước, Thủ tướng đi địa phương thường quan tâm câu chuyện người nghèo, chỉ đạo tết lo cho người nghèo... Nếu đúng ra có người lại nghĩ không biết có đúng tầm không nhỉ. Cho nên câu chuyện lãnh đạo của ta rất mang sắc thái ta.
Làm lãnh đạo mà chỉ ra được nghị quyết hay, không biết cụ thể đời sống dân chúng qua nghị quyết được và mất gì là hỏng, là mất điểm trong con mắt người dân, không biết cấp dưới thực thi công việc ra sao cũng không ổn.
Bí thư thành ủy đi vào những cái nhỏ như vậy, trước hết dân được nhờ, nhưng cái được lớn hơn cho bộ máy là cảnh tỉnh, nhắc nhở các cơ quan trong cả hệ thống chính trị của thành phố đấy là việc của mình, đáng ra phải làm tốt, nhưng chưa làm hoặc làm chưa tốt thì nhanh chóng mà khắc phục, mà làm cho tốt.
Bí thư thành ủy không có sức và cũng không đủ thời gian để ngày nào cũng đi như vậy, nhưng qua cái cách đi kiểu này buộc cấp dưới phải suy nghĩ, phải hành động, phải lo sợ đến trách nhiệm của mình.
Nếu như người đứng đầu hơn 300 cấp xã, gần 30 cấp huyện và ngót nghét 20 sở ngành toàn thành phố chuyển mình theo kiểu Bí thư, lúc đó thành phố sẽ có sự thay đổi lớn và chắc đường dây nóng đến Bí thư thành ủy sẽ “nguội tanh”. Đấy chính là một dấu hiệu lớn về sự hài lòng của dân chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền.
Cái đáng lo nhất lại nằm ở trong hệ thống chính trị của thành phố. Sức cản, sức ỳ trong bộ máy, cách làm cũ... Hy vọng cách lãnh đạo, cách thuyết phục, động viên cũng như sự nghiêm minh thưởng phạt của Bí thư thành ủy được bản thân hệ thống ủng hộ, tạo đà cho thành phố tiếp tục đi lên. Ngược lại, đành để thời gian cho lời giải.
Xem thêm…

Tái bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ TT&TT

15:42 |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định bổ nhiệm lại các ông Nguyễn Minh Hồng và Nguyễn Thành Hưng giữ chức Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông.

Cụ thể, theo Quyết định số 312/QĐ-TTg và Quyết định số 313/QĐ-TTg ký ngày 26/2/2016, ông Nguyễn Minh Hồng và ông Nguyễn Thành Hưng đã được bổ nhiệm có thời hạn giữ chức Thứ trưởng Bộ TT&TT. Hai ông đều là những người có thâm niên công tác và lãnh đạo lâu năm trong ngành TT&TT và cùng từng được Thủ tướng bổ nhiệm lại giữ chức Thứ trưởng vào năm 2011
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng sinh năm 1958, thành thạo 3 ngoại ngữ Anh, Nga và Séc. Ông từng được đào tạo nghiên cứu sinh tại Pháp trước khi về công tác trong ngành Bưu điện, đã kinh qua một số chức danh như Vụ phó và Vụ trưởng Vụ Chính sách Bưu chính. Năm 2006, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ TT&TT. Trước thời điểm tháng 6/2015, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng phụ trách mảng CNTT (An toàn thông tin, tin học hóa, phần mềm..). Sau thời điểm nói trên, ông được Bộ trưởng Bộ TT&TT phân công phụ trách lĩnh vực đào tạo, bưu chính, pháp chế...
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng sinh năm 1960, thành thạo 2 ngoại ngữ Đức và Anh. Ông được đào tạo ngành điện tử tại Đức và đang giữ chức Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng năm 2006.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, Bộ TT&TT, bổ nhiệm
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng

Trước thời điểm tháng 6/2015, ông phụ trách các lĩnh vực pháp chế, bưu chính, đào tạo, hợp tác quốc tế, một số cơ quan báo chí thuộc Bộ TT&TT. Sau thời điểm nói trên, ông được phân công theo dõi mảng CNTT.
Xem thêm…

Trung Quốc không dễ nuốt trôi Biển Đông

15:37 |
Liên quan đến việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành các chuyến bay thử nghiệm ra các đảo họ tự bồi đắp; xây dựng hệ thống radar tại quần đảo Trường Sa... Việt Nam càng cần phải củng cố chứng cớ, kiên định trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Khi nói đến Biển Đông, mọi người Việt Nam đều không thể quên hai sự kiện lớn đó là năm 1974, được Mỹ bật đèn xanh Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm các đảo phía Tây quần  đảo Hoàng Sa hồi đó thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam cộng hòa; Đến năm 1988 lại cưỡng chiếm 6 bãi đá chìm và rặng san hô đang nằm dưới sự quản lý nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mọi người chúng ta đều biết, liên quan đến tranh chấp lãnh thổ là liên quan đến lòng yêu nước của mỗi một dân tộc và nếu không giải quyết một cách công bằng thì sẽ dẫn đến nhiều thiệt hại khác không đo đếm được.

Việt Nam với đầy đủ chứng cứ pháp lý đã nhiều lần  tuyên bố chính thức qua con đường ngoại giao với các nước và vùng lãnh thổ tại Liên Hiệp Quốc về chủ quyền đối với toàn bộ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tháng 5/2014 Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý hợp pháp của Việt Nam. Thực chất hành động này là nhằm che đậy kế hoạch bồi lấp các bãi chìm và rặng san hô của Việt Nam để xây dựng các căn cứ quân sự và sân bay cho các máy bay chiến đấu phản lực cất hạ cánh, tạo thành một căn cứ quân sự nhằm khống chế toàn bộ vùng biển và vùng trời tại khu vực Biển Đông. Chuyện gì đến đã đến, Trung Quốc vừa liên tiếp tiến hành các chuyến bay thử nghiệm ra các đảo mà họ đã bồi đáp nói trên.
Hôm 2/1 Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã có Công hàm chính thức lên án và phản đối Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Công hàm đã nêu rõ hành vi này vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân Việt Nam với chính quyền Bắc Kinh.
Vừa mới đây, tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 25/2 của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của báo giới về những cáo buộc của truyền thông Mỹ quanh việc TQ đưa tên lửa và chiến đấu cơ ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa; xây dựng hệ thống radar tại quần đảo Trường Sa của VN, người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết: Chủ quyền của VN với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi. Bất chấp sự phản đối và quan ngại của VN cũng như cộng đồng quốc tế, TQ vẫn tiếp tục có các hành động không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, thúc đẩy quân sự hóa ở Biển Đông, mà còn đe dọa đến hòa bình, ổn định khu vực cũng như an ninh, an toàn tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông.
Bạn bè hỏi tôi: “Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của ta mà các nước lại không có phản ứng dữ dội như sự kiện Crimer. Tại sao Mỹ, và nhiều nước Châu Âu chỉ tuyên bố bảo đảm quyền tự do đi lại trên biển Đông mà không đứng về bên nào trong việc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông?” Câu hỏi này cần suy ngẫm.
Gần 50% tỷ trọng hàng hóa thương mại quốc tế ước tính khoảng trên 5000 tỷ USD đi qua Biển Đông. Con đường này có ý nghĩa sống còn với nhiều quốc gia trên thế giới. Việc tự do đi lại trên biển Đông là lợi ích chung của khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Với nhận thức như vậy Việt Nam phải cùng cộng đồng ASEAN cần kêu gọi các nước, các  tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên Hợp quốc vào cuộc thể hiện trách nhiệm của mình  trong việc bảo vệ hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế tại Biển Đông.
Kể từ khi mở cửa, Trung Quốc trở thành công xưởng sản xuất hàng hóa của thế giới. Và họ không nguôi nuôi tham vọng vượt qua Mỹ để trở thành một cường quốc vĩ đại trong cuối thập niên 21. Biển Đông có vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng, là cửa ngõ vươn ra Thái Bình Dương và các đại dương khác. Nắm được vị trí này sẽ giúp Trung Quốc sớm thực hiện được tham vọng của mình.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta luôn mong muốn xây dựng một nền biên giới hòa bình với Trung Quốc. Nhân dân Việt Nam bao giờ cũng mong muốn xây dựng quan hệ hữu nghị với nhân dân Trung Quốc. Hòa bình với Trung Quốc nhưng phải kiên định bảo vệ chủ quyền. Ttrách nhiệm đòi lại các đảo tại Hoàng Sa và Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đoạt là khát khao cháy bỏng của mọi thế hệ Việt Nam.
Từ những gì đang diễn ra, càng đòi hỏi phía Việt Nam chúng ta phải tiếp tục củng cố cơ sở pháp lý để kiên định trách nhiệm giành lại chủ quyền trên Biển Đông.
Bên cạnh đó, chúng ta phải tăng cường nội lực, giảm sự phụ thuộc về kinh tế đặc biệt là giảm sự thâm hụt trong cán cân thương mại từ Trung Quốc; Nhanh chóng đổi mới thể chế để đưa đất nước cường thịnh, tự lực.
Có như vậy chúng ta mới có đủ sức mạnh, đủ uy tín quốc tế trong để kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ ta bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Đừng bao giờ quên rằng, một tấc đất mà tiên đã để lại, một mét vuông vùng biển mà cha ông đã để lại, chúng ta quyết không bao giờ để mất.
Xem thêm…

Hàng loạt chính sách quan trọng có hiệu lực từ ngày 1/3

15:35 |

 Từ đầu tháng 3/2016, hàng loạt chính sách quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh chính thức có hiệu lực trong đó có quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, nâng tốc độ tối đa của xe cơ giới thêm 10km/h ở khu vực đông dân cư…
Ô tô được tăng tốc thêm 10km/h trong khu đông dân
Thông tư 91 của Bộ GTVT Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3. Thông tư 91 cho phép ô tô tăng vận tốc thêm 10km/h tương ứng với 2 loại đường.
Cụ thể, trên đường bộ trong khu vực đông dân cư với đường đôi (có dải phân cách giữa) và đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới cho phép xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa là 60km/h. Với đường hai chiều không có dải phân cách giữa và đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, các xe cơ giới được chạy với tốc độ 50km/h.
Trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, xe ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải từ 3,5 tấn trở lên được chạy tối đa 80 - 90 km/h; xe ô tô trên 30 chỗ, tải trọng trên 3,5 tấn được chạy tối đa 70 - 80km/h; ô tô buýt, đầu kéo rơ-moóc, ô tô chuyên dùng, xe mô tô được chạy tối đa 60 - 70km/h; ô tô kéo rơ-moóc, ô tô kéo khác được chạy 50 - 60km/h.
Thông tư 91 cũng quy định rõ tốc độ tối đa cho phép với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, xe máy điện khi tham gia giao thông, tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40km/h.
Tốc độ của các loại xe cơ giới trên đường cao tốc không vượt qua 120km/h.
Thông tư giải thích rõ đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư.
Thống nhất dịch vụ y tế giữa các bệnh viện cùng hạng
Từ ngày 1/3, Thông tư liên tịch số 37 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc chính thức có hiệu lực.
Từ 1/3 sẽ thống nhất dịch vụ y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (Ảnh Hồng Hải)
Từ 1/3 sẽ thống nhất dịch vụ y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (Ảnh Hồng Hải)
Thông tư liên tịch này quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Thông tư quy định rõ đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế thì khung giá và thẩm quyền quy định mức giá cụ thể thực hiện theo quy định tại Luật Giá, Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Đối tượng áp dụng trong thông tư là các cơ sở y tế, đơn vị, tổ chức và cá nhân có tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế.
Quy định mới về kinh doanh dược liệu
Từ ngày 6/3, Thông tư 03 của Bộ Y tế quy định về hoạt động kinh doanh dược liệu chính thức có hiệu lực. Theo đó, cơ sở Việt Nam nhập khẩu dược liệu phải đủ điều kiện như Đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc với phạm vi bán buôn dược liệu; Đạt các nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” đối với dược liệu theo quy định tại Thông tư này do Bộ Y tế kiểm tra; Giấy phép nhập khẩu dược liệu do Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền thuộc Bộ Y tế cấp theo quy định…
Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc với phạm vi bán buôn dược liệu thì được kinh doanh dịch vụ bảo quản dược liệu và không phải làm thủ tục bổ sung phạm vi kinh doanh.
Đối với cơ sở bán lẻ dược liệu phải đảm bảo điều kiện có địa điểm cố định, diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 25 m2, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm, bảo đảm phòng chống cháy nổ; phải có khu vực trưng bày, khu vực bảo quản dược liệu. Về nhân sự phải có đủ nhân viên trình độ phù hợp với công việc được giao, trong đó có ít nhất có một người trình độ từ dược tá trở lên.
Thay đổi mức thuế nhập khẩu ưu đãi
Từ này 6/3, Thông tư 16 của Bộ Tài chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 27.07, 29.02, 39.02 tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi chính thức có hiệu lực.
Thông tư này cũng sửa đổi, bổ sung Chương 98 quy định mà hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với một số nhóm mặt hàng, mặt hàng tại mục II, phụ lục II của biểu thuế nhập khẩu.
Cơ chế khắc phục hậu quả thiên tai
Quyết định về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai có hiệu lực từ ngày 5/3/2016. Cụ thể, về hỗ trợ dân sinh, khôi phục cơ sở hạ tầng chỉ xem xét hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương đối với những địa phương có mức thiệt hại lớn vượt quá khả năng cân đối ngân sách địa phương.
Cơ chế khắc phục hậu quả thiên tai cho các địa phương có hiệu lực từ ngày 5/3
Cơ chế khắc phục hậu quả thiên tai cho các địa phương có hiệu lực từ ngày 5/3
Căn cứ vào tình hình thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục của địa phương, ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách; Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương có điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%; Các địa phương còn lại, ngân sách địa phương tự đảm bảo kinh phí; Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Về hỗ trợ thiệt hại do nắng nóng, hạn hán, thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 143 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Trường hợp nắng nóng, hạn hán, xảy ra gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, ngân sách địa phương sau khi bố trí lại ngân sách, dự phòng, quỹ dự trữ tài chính vẫn không đủ, UBND cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Dựa trên đề xuất của các Bộ ngành liên quan Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương.
Quy định về quyết toán dự án thuộc nguồn vốn nhà nước
Từ ngày 5/3, Thông tư 09 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước bắt đầu có hiệu lực. Thông tư này quy định quyết toán đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, sau khi hoàn thành hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn. Vốn nhà nước bao gồm: vốn đầu tư công, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

Xem thêm…

"Truy" trách nhiệm Chủ tịch Đường sắt trong vụ mua tàu cũ Trung Quốc

15:34 |

 Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa yêu cầu Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên trong việc chỉ đạo khảo sát, nghiên cứu mua, nhập khẩu 164 toa xe của Trung Quốc đã qua sử dụng.

Yêu cầu này được chỉ đạo bằng văn bản gửi Tổng Công ty ĐSVN về xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến việc mua, nhập khẩu toa xe đã qua sử dụng của Trung Quốc.
Theo Bộ GTVT, ngày 7/6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Kế hoạch phát triển Tổng Công ty ĐSVN giai đoạn 2012 - 2015, trong đó tại Danh mục đầu tư toa xe không có mục đầu tư toa xe đã qua sử dụng. Tuy nhiên, Tổng Công ty ĐSVN đã có các văn bản, bút phê chỉ đạo khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu để quyế định chủ trương đầu tư toa xe đã qua sử dụng khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
“Như vậy, trong việc khảo sát, nghiên cứu toa xe đã qua sử dụng, Tổng Công ty ĐSVN chưa thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự về thủ tục đầu tư. Đồng thời, Tổng Công ty ĐSVN báo cáo Bộ GTVT và cung cấp thông tin cho cơ quan ngôn luận không đầy đủ, thiếu chính xác nên đã gây dư luận hiểu lầm, ảnh hưởng đến uy tín của ngành đường sắt và Bộ GTVT” - văn bản nêu rõ.
Bộ GTVT yêu cầu Hội đồng thành viên Tổng Công ty ĐSVN tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty trong việc chỉ đạo khảo sát, nghiên cứu chủ trương đầu tư chưa đúng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo Bộ GTVT và cung cấp thông tin cho cơ quan ngôn luận không đầy đủ, thiếu chính xác.
Cùng đó, Hội đồng thành viên Tổng Công ty ĐSVN phải tiếp tục kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban lãnh đạo Tổng Công ty và các cán bộ có liên quan theo đúng chỉ đạo của Bộ GTVT do để xảy ra các sai sót trong quá trình thực hiện.
Bộ GTVT yêu cầu Hội đồng thành viên Tổng Công ty ĐSVN đề xuất hình thức xử lý, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và báo cáo Bộ GTVT kết quả trước ngày 10/3/2016.
Như Dân trí đã thông tin, từ năm 2014, Tổng Công ty ĐSVN được đã có chủ trương mua 164 toa tàu cũ của Trung Quốc, chủng loại C31, trong đó có 120 toa đóng từ hơn 20 năm trước, những toa xe mới nhất cũng có tuổi thọ khoảng 12 năm. Dù 164 toa tàu cũ của Trung Quốc chưa được nhập về Việt Nam, nhưng về cơ bản thì các công tác chuẩn bị của Tổng Công ty này được cho là gần như đã xong xuôi.
Trước khi Bộ GTVT lập Tổ công tác kiểm tra về vụ việc này, lãnh đạo Tổng Công ty ĐSVN nhiều lần phủ nhận sự liên quan và khẳng định không có bất cứ văn bản nào cho phép đầu tư, cũng như chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhập khẩu toa xe hàng của Trung Quốc đã qua sử dụng (!?)

Xem thêm…

Từ ngày mai, chính thức tăng tốc độ tối đa trong khu dân cư

15:32 |

Kể từ ngày 1/3/2016, tốc độ tối đa của các phương tiện cơ giới sẽ được tăng thêm 10km/h, nhưng đi kèm quy định những trường hợp áp dụng cụ thể. Chuyên mục Xe++ xin gửi tới bạn đọc chi tiết các quy định mới này.

Thông tư 91/2015 của Bộ Giao thông vận tải - hiệu lực từ ngày 1/3/2016 - có quy định mới về tốc độ tối đa mà các phương tiện xe cơ giới được phép lưu thông; theo đó, có hai yếu tố quan trọng mà bạn đọc cần nhớ rõ để hiểu và nắm rõ quy định tốc độ mà phương tiện mình sử dụng, đó là:
- Đường đôi có dải phân cách và đường một chiều có từ hai làn xe trở lên:
- Đường hai chiều không có dải phân cách giữa và đường một chiều có một làn xe.
Trong khi đó, có đáng lưu ý là trong khu vực động dân cư, tất cả các phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông (trừ xe gắn máy, xe chuyên dụng, xe máy điện) đều có chung một quy định về tốc độ giống nhau. Ngoài ra, đối với các loại xe gắn máy (có dung tích xy-lanh dưới 50cc) và xe máy chuyên dụng, kể cả xe máy điện, khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.
Cụ thể như sau:

Xem thêm…

Bên trong tiệm cắt tóc đặc biệt nhất Việt Nam

15:30 |

“Đến các tiệm cắt tóc thông thường, người ta phải đắn đo kiểu tóc này với mẫu tóc khác. Còn ở đây, chỉ có cạo trọc hoặc cắt ngắn 3 phân…” – anh Đặng Quang Tuấn, điều dưỡng viên phụ trách cắt tóc cho bệnh nhân tại viện Huyết học và truyền máu TW ngậm ngùi nói.

16h30 chiều thứ 5 hàng tuần, nhiều bệnh nhân lại tập trung nơi dãy hành lang khoa Điều trị hóa chất, Viện huyết học và truyền máu TW để đăng kí cắt tóc. Họ tìm đến đây để được cắt tóc miễn phí bởi người thợ là những “cây kéo vàng” trong màu áo blouse trắng.
Năm năm qua, hơn 1.000 lượt bệnh nhân được bệnh viện cắt tóc miễn phí. Cuốn sổ đăng kí cắt tóc mỗi tuần vẫn được bổ sung thêm nhiều cái tên mới.
Nhiều vị khách hàng “nhí” được bố mẹ đưa đến đây cắt tóc. Các em không ý thức được tình trạng bệnh của mình, cũng không hiểu vì sao mình lại phải cắt ngắn, cạo trọc như thế. Chỉ biết rằng, khi bác sĩ cắt xong, bố mẹ các em ngậm ngùi lau nước mắt hoặc ôm chầm lấy con không nói được lời nào.
Nhiều vị khách hàng “nhí” được bố mẹ đưa đến đây cắt tóc. Các em không ý thức được tình trạng bệnh của mình, cũng không hiểu vì sao mình lại phải cắt ngắn, cạo trọc như thế. Chỉ biết rằng, khi bác sĩ cắt xong, bố mẹ các em ngậm ngùi lau nước mắt hoặc ôm chầm lấy con không nói được lời nào.

8 tuổi, mang trong mình căn bệnh ung thư máu, Quỳnh vẫn cười và nói chuyện vui vẻ với mẹ. Nhìn bác sĩ cắt tóc cho bạn, em ngây thơ hỏi: “Lát nữa con cũng cạo trọc như thế phải không mẹ?”. Mẹ em chỉ cười trong chua xót và vuốt những sợi tóc thưa thớt của con. Thấy mẹ cười, Quỳnh cũng cười theo. Em đâu biết rằng, đằng sau nụ cười ấy của mẹ là những giọt nước mắt chỉ chực chờ để trào ra…
8 tuổi, mang trong mình căn bệnh ung thư máu, Quỳnh vẫn cười và nói chuyện vui vẻ với mẹ. Nhìn bác sĩ cắt tóc cho bạn, em ngây thơ hỏi: “Lát nữa con cũng cạo trọc như thế phải không mẹ?”. Mẹ em chỉ cười trong chua xót và vuốt những sợi tóc thưa thớt của con. Thấy mẹ cười, Quỳnh cũng cười theo. Em đâu biết rằng, đằng sau nụ cười ấy của mẹ là những giọt nước mắt chỉ chực chờ để trào ra…

Chỉ sau ba tháng kể từ ngày phát hiện ung thư, mái tóc dày, đen nhánh của Quỳnh chỉ còn lưa thưa mấy sợi. Cắt tóc, điều duy nhất mà Quỳnh sợ là đau. Em nhắm chặt hai mắt, không nói một câu nào. Còn mẹ em, bần thần nhìn những sợi tóc cuối cùng của con rơi xuống rồi nghẹn ngào: “Cô sư của mẹ sắp xuất hiện rồi”. Phủi sạch những mẩu tóc còn sót lại trên người con, chị Hương lau vội hai dòng nước mắt rồi động viên cô con gái bé nhỏ: “Cắt thế này cho sạch con nhỉ? Thế nhưng cô con gái vẫn vô tư, gương mặt không thoáng chút buồn lo, ngó nghiêng tìm người bạn cùng phòng trước đó vừa cắt ngắn 3 phân.
Chỉ sau ba tháng kể từ ngày phát hiện ung thư, mái tóc dày, đen nhánh của Quỳnh chỉ còn lưa thưa mấy sợi. Cắt tóc, điều duy nhất mà Quỳnh sợ là đau. Em nhắm chặt hai mắt, không nói một câu nào. Còn mẹ em, bần thần nhìn những sợi tóc cuối cùng của con rơi xuống rồi nghẹn ngào: “Cô sư của mẹ sắp xuất hiện rồi”. Phủi sạch những mẩu tóc còn sót lại trên người con, chị Hương lau vội hai dòng nước mắt rồi động viên cô con gái bé nhỏ: “Cắt thế này cho sạch con nhỉ?" Thế nhưng cô con gái vẫn vô tư, gương mặt không thoáng chút buồn lo, ngó nghiêng tìm người bạn cùng phòng trước đó vừa cắt ngắn 3 phân.

Em Nam (5 tuổi) mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Cậu bé nghịch ngợm liên tục xoay tròn trên chiếc ghế khiến mọi người phì cười. Các bác sĩ phải vừa cắt tóc, vừa dỗ dành cậu bé. Mẹ Nam nhìn con âu yếm, chốc chốc lại đến gần, nhặt nhạnh những mẩu tóc dính lại trên tấm vải choàng.
Em Nam (5 tuổi) mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Cậu bé nghịch ngợm liên tục xoay tròn trên chiếc ghế khiến mọi người phì cười. Các bác sĩ phải vừa cắt tóc, vừa dỗ dành cậu bé. Mẹ Nam nhìn con âu yếm, chốc chốc lại đến gần, nhặt nhạnh những mẩu tóc dính lại trên tấm vải choàng.

Cô gái trẻ mang nỗi mặc cảm lớn khi mái tóc ngày một thưa dần. Các bác sĩ hỏi cô muốn cắt kiểu nào, cô nói nhỏ: “Cắt ngắn cho em, đừng cạo trọc”. Sau câu trả lời là một thoáng im lặng, chẳng ai nói với ai được câu nào…
Cô gái trẻ mang nỗi mặc cảm lớn khi mái tóc ngày một thưa dần. Các bác sĩ hỏi cô muốn cắt kiểu nào, cô nói nhỏ: “Cắt ngắn cho em, đừng cạo trọc”. Sau câu trả lời là một thoáng im lặng, chẳng ai nói với ai được câu nào…

Sau nhiều năm hoạt động, việc làm này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Sau nhiều năm hoạt động, việc làm này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Năm 2011, lãnh đạo bệnh viện và Đoàn thanh niên đã tổ chức điểm cắt tóc do chính các bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện đảm nhiệm vào chiều thứ năm hàng tuần.
Đây là mô hình đặc biệt do TS.BS Nguyễn Quang Hưng khởi xướng và do Khối Lâm sàng và Đoàn Thanh niên của Viện lập nên nhằm giảm gánh nặng tâm lý cho các bệnh nhân bị phản ứng rụng tóc khi hóa trị.



Xem thêm…

Ông Phan Đình Trạc làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương

15:27 |

Sáng nay 29/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã thay mặt Bộ Chính trị trao quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Phan Đình Trạc – Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương - giữ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương.


Theo ông Đinh Thế Huynh, ngày 26/2 vừa qua, Bộ Chính trị đã họp, thảo luận thống nhất cao về việc phân công ông Phan Đình Trạc đảm nhiệm cương vị Trưởng Ban Nội chính Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2020.
“Đồng chí Phan Đình Trạc là cán bộ lãnh đạo có năng lực, giàu kinh nghiệm. Tôi tin tưởng đồng chí tiếp tục phát huy năng lực, kinh nghiệm cùng sự năng động, sáng tạo để cùng lãnh đạo Ban và tập thể cán bộ, đảng viên, công chức Ban Nội chính Trung ương hoàn thành tốt nhiệm vụ rất nặng nề nhưng rất quan trọng, vẻ vang được Đảng giao”- ông Đinh Thế Huynh nói.
Gửi lời cảm ơn đến ông Đinh Thế Huynh đã thay mặt Bộ Chính trị giao nhiệm vụ, ông Phan Đình Trạc hứa: sẽ nỗ lực, cố gắng nhiều hơn, cùng tập thể Ban Nội chính Trung ương đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu cho Bộ Chính trị, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Bộ Chính trị về phòng chống tham nhũng, lãnh đạo, chỉ đạo tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác nội chính và phòng chống tham nhũng trong gian tới, đáp ứng mong muốn và kỳ vọng của Đảng và nhân dân.
Ông Phan Đình Trạc sinh năm 1958, quê ở xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, Nghệ An.
Ông Trạc tốt nghiệp Đại học An ninh, trước đây từng kinh qua các vị trí như Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An. Đến tháng 1/2013, ông được điều động ra Hà Nội làm Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Sau khi Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh qua đời, ông Phan Đình Trạc được phân công làm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương từ tháng 1/2015.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII vừa qua, ông Phan Đình Trạc được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Xem thêm…

Cuộc đấu' USD: Phá luật ngầm dân đầu cơ

10:42 |
Người dân đang từ bỏ nắm giữ USD khi tỷ giá ổn định và dần mở theo thị trường. Còn đầu cơ cũng phải tính lại khi 'chợ đen' ngày càng teo, giá mua bán USD thấp hơn cả ngân hàng. Sự phức tạp và khó lường của tỷ giá dường như đã được kìm tỏa sau cuộc chiến suốt nhiệm kỳ qua.
Giải trình giá điện mới đây, EVN tiếp tục nhắc lại khoản lỗ hơn chục ngàn tỷ do điều chỉnh tỷ giá tăng hơn 9% trước đây. Khoản lỗ hiện vẫn 'treo' và phân bổ dần mỗi năm hàng ngàn tỷ vào giá điện. Mấy năm trước, Petrolimex cũng không ít lần kêu ca về khoản lỗ ngàn tỷ do biến động tỷ giá.
Hậu quả của những cú sốc điều chỉnh tỷ giá 5,4% vào 26/11/2009 hay 9,3% vào 11/2/2011… là dấu ấn cho một giai đoạn toàn bộ thị trường luôn trong tình trang phòng thủ, găm giữ vì lo sợ USD tăng sốc. 
Thậm chí, mỗi khi USD có dấu hiệu tăng trên thị trường tự do, cơ quan quản lý đưa ra một vài thông tin trấn an rồi ngay sau đó là điều chỉnh tăng sốc. Đó như là một 'luật ngầm' mà dân đầu cơ lợi dụng để làm loạn thị trường. 

Nhưng điều đó, đã bị phá bỏ. 
Ba lần giữ cam kết
Điều hành tỷ giá luôn là một thách thức lớn cho chính sách tiền tệ. Nói như một cựu lãnh đạo NHNN là: chả ai dám nói trước điều gì với tỷ giá. Chính vì thế, những năm trước cơ quan quản lý luôn trong tình thế chạy theo để ứng phó mỗi khi có biến động. 
Giai đoạn từ 2012 trở lại đây đã ghi nhận một diễn biến khác của tỷ giá với chủ động cam kết, điều hành ổn định dài hạn và kiên định với một lộ trình thị trường hóa hơn. Loại bỏ dần tâm lý găm giữ và đầu cơ. 
Ngày 7/9/2011, một tháng sau khi ngồi ghế Thống đốc, ông Nguyễn Văn Bình đã đưa ra cam kết: nếu điều chỉnh tỷ giá USD/VND thì đến cuối năm không quá 1%. Thực tế, đến cuối 2011, cam kết này đã được thực hiện dù nửa cuối 2011 đã không dưới chục lần tỷ giá tăng liên tiếp.
Trong các năm tiếp theo, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đều đưa ra cam kết tỷ giá, tăng ở mức 2% cho 2012 và 2– 3% cho 2013. Và đến cuối năm, những cam kết đó đã được giữ vững. Tiếp đến, 2014, tỷ giá tiếp tục được kìm tỏa trọng một định hướng sẵn từ đầu năm. Ba đợt “sốt” trong năm 2014 cũng nhanh chóng được bình ổn.
Những cam kết tỷ giá luôn gây ra nhiều tranh cãi vì nghi ngại; cũng như sự tấn công liên tục của những cơn sốt thị trường nhưng thực thi được điều đó đã tạo là một định hướng lớn để thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định. Từ thế chạy theo, quản lý tỷ giá chuyển sang dẫn dắt điều phối thị trường. Những cơn sốt chưa dứt hẳn nhưng nổi lên ngắn hạn rồi nhanh chóng hạ hiệt. Tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế giảm, giúp NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ để tăng mạnh dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Và điều quan trọng nhất, với một nền tỷ giá ổn định, DN và nền kinh tế đã yên tâm đầu tư làm ăn mà không còn lo phòng thủ trước các cú sốc như trên.
chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá ngoại hối, lạm phát, tăng trưởng, lãi suất, tín dụng, hệ thống ngân hàng
Các chính sách tiền tệ dần độc lập và sát thị trường hơn.
Cuộc chơi sòng phẳng
Bước vào 2015, tỷ giá được hưởng những điều kiện thuận lợi với những nguồn lực dồi dào, nền tảng ổn định tích lũy từ các năm trước, lạm pháp liên tục ở mức thấp, dự trữ ngoại hối lên tới gần 40 tỷ USD…
Tuy nhiên, những cơn sốc tài chính thế giới nhất là biến động NDT của Trung Quốc tác động vào Việt Nam đã khiến cho mọi kỳ vọng bị thách thức. 
Thời điểm đó, đã không ít người lo ngại khả năng ứng phó của Việt Nam, thị trường tự do tưởng như có một cơ hội cho một cuộc náo loạn mới. Tuy nhiên, dù lường được nội lực không sẵn có để có thể chơi một cuộc đấu bạo tay nhưng không vì thế mà thế chủ động bị mất đi và lộ trình quản lý tỷ giá bị đứt quãng.
Ngay sau cú sốc 4,6% đồng NDT và thay đổi chính sách ngoại hối của Trung Quốc bắt đầu từ 11/8/2015 đã tác động tới Việt Nam. Cụ thể, với quy chế xác định tỷ giá tham chiếu hàng ngày dựa trên diễn biến trên thị trường, liên tiếp từ 11-13/8/2015, TQ đã 3 lần hạ tỷ giá tham chiếu lần lượt là 1,9%, 1,6% và 1,1%, đưa đồng NDT giảm tổng cộng gần 5% xuống còn 6,45 NDT/USD, mức thấp kỷ lục trong suốt 4 năm trước đó.
Ngay lập tức, NHNN đã nới biên độ tỉ giá lên +/-2% vào ngày 12/8. Tới ngày 19/8, NHNN điều tăng tỷ giá thêm 1% đồng thời nới biên độ lên +/-3%. Cùng với 1 lần điều chỉnh biên độ vào ngày 7/1 và 7/5 trước đó, tổng cộng VND được nới rộng +5% trong năm 2015.
Sự phản ứng kịp thời này đã củng cố vững cho VND trên thị trường ngoại hối, tăng sức đề kháng cho nền kinh tế. Nửa năm sau cú sốc NDT, có thể thấy, đồng VND vẫn rất ổn định. Điều đó cho thấy, các CSTT trong đó có chính sách tỷ giá của NHNN đúng mức, phù hợp và kịp thời.
Và đầu năm mới 2016, NHNN đã công bố một chế chế điều hành tỷ giá mới như một cam kết cho lộ trình đổi mới điều hành tỷ giá và chuẩn bị cho những cuộc đấu sòng phẳng hơn trên thị trường. 
Cơ chế tỷ giá trung tâm, áp dụng từ 4/1/2016. Theo đó,  NHNN sẽ công bố tỷ giá hàng ngày có lên có xuống bám sát thị trường và cung cầu ngoại tệ.
Cơ chế mới giúp xóa bỏ tâm lý găm giữ, chờ đợi các đợt phá giá. Thay vì phải giữ một cơ chế cứng rồi luôn phải tìm cách đối phó thì cơ chế mở hơn theo hướng thị trường đã tự nó điều chỉnh thị trường ngoại hối một cách ổn định hơn, cũng như tránh được sự bào mòn nguồn lực trước những cơn biến động như thời gan qua.
Chưa bao giờ, thị trường ngoại hối có hiện tượng tỷ giá thị trường tự do và trên hệ thống NH diễn biến theo hướng giảm, trái chiều với hướng tăng tỷ giá của NHNN. Chưa bao giờ, tình trạng đô la hóa được giảm thiểu như hiện nay.
Đây là một nghịch lý nhưng dường như là lời đáp phá giải 'luật ngầm' của tình trạng đầu cơ tỷ giá tồn tại trong nhiều năm qua. Nhìn rộng hơn, điều hành tỷ giá trong giai đoạn 2011-2015 kiên định theo một lộ trình dài hơi và mở dần theo thị trường đã tạo ra một môi trường ổn định, gia tăng niềm tin cho DN và giới đầu tư. 
2016 được đánh giá là năm thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động. Nếu duy trì phương thức điều hành tỷ giá như trước đây thì các biến động đó sẽ gây áp lực rất lớn đối với tỷ giá và đồng tiền Việt nam. Nhưng với phương thức điều hành tỷ giá mới đã triệt tiêu được những tác động đó và giữ cho tỷ giá được ổn định, hạn chế được tình trạng đầu cơ, găm giữ.

Xem thêm…

28/8 là ngày truyền thống ngành Thông tin & Truyền thông

10:36 |
hủ tướng vừa quyết định lấy ngày 28/8 hằng năm là ngày truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Việt Nam.

Cùng đó, Thủ tướng yêu cầu việc tổ chức ngày truyền thống ngành TT&TT Việt Nam phải thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức.
Đồng thời giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua lao động, công tác, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành TT&TT Việt Nam.
Bên cạnh đó biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng ngành TT&TT gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.
Bộ TT&TT là một bộ đa ngành, đa lĩnh vực quản lý, gồm: Báo chí, Xuất bản, Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin, Thông tin đối ngoại, Thông tin cơ sở... Nhưng hiện vẫn chưa có ngày truyền thống của cả ngành TT&TT, mới có ngày truyền thống riêng của một số ngành trực thuộc như Bưu điện, Báo chí, Xuất bản...
Mới đây, Ban Lịch sử - Truyền thống của Bộ TT&TT đã trình lãnh đạo Bộ đề xuất lấy ngày 28/8 là ngày truyền thống ngành TT&TT, với sở cứ đây là ngày Bác Hồ ký sắc lệnh đầu tiên năm 1945 thành lập các bộ, ngành, trong đó có Bộ TT&TT và Bộ Giao thông công chính, bao gồm nội hàm của Bộ TT&TT bây giờ.
Được biết, 28/8/1945  là ngày Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo ra tuyên cáo trước quốc dân đồng bào cũng như toàn thế giới về việc thành lập Chính phủ nước Việt Nam mới và công bố danh sách nội các thống nhất quốc gia gồm các bộ, ngành để đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử trước dân tộc.

Trong số trên 10 bộ, ngành được thành lập ngày 28/8/1945, có ngành công tác văn phòng hành chính, ngành Tổ chức Nhà nước và các Bộ Thông tin - Tuyên truyền, Lao động, Tài chính, Tư pháp... Và kể từ đó tới nay, ngày 28/8 trở thành ngày truyền thống chung của các bộ, ngành vừa nêu.
Xem thêm…

"Chụp ảnh nhà tôi lên có lẽ sinh viên y bỏ chạy hết”

10:27 |
Chụp ảnh nhà tôi lên có lẽ sinh viên y bỏ chạy hết” – bác sĩ Trần Hoàng Tùng “than thở” khi mở đầu câu chuyện.
Bác sỹ Trần Hoàng Tùng, Phó trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình 2, Bệnh viện Việt Đức, là bác sĩ thuộc thế hệ “7x đời cuối”.
Tại sao một học sinh chuyên Hóa trường Ams lại chọn ngành y? Có phải vì câu ca “Nhất y nhì dược…”?
- Cả gia đình tôi cho tới giờ có 8 người theo ngành y, cả bố mẹ, vợ chồng, em trai…
Khi học lớp 12, tôi có nhiều lựa chọn nhưng rồi tôi chọn y chỉ vì thích.
Năm 1996 là thời điểm luật, kinh tế, ngoại thương lên ngôi. Ngành y mất vị trí đúng nhất rồi, vừa khó xin việc vừa vất vả. Khi tôi chọn thi vào y tất cả  đều gàn, chỉ có bố mẹ bảo “Con thích cứ thi”. 6, 7 người bạn cùng tuổi, sống cùng khu tập thể của Trường ĐH Y Hà Nội ngày ấy đều không ai thi vào y.
Thậm chí, chỉ còn 2, 3 ngày nữa là thi rồi mà bác ruột bảo “Trông gương bố mẹ mày đi, thi làm gì”. Bố tôi trách “Cháu sắp đi thi rồi bác còn nói thế”.
Học phổ thông, tôi là con cái ngành y nhưng so với bạn bè là kém nhất về mọi điều kiện. Chỉ có điều tôi vẫn thấy thích vì bố mẹ gắn bó, cặm cụi với nghề, không kêu ca phàn nàn gì.
Bố tôi bảo ngành y không giàu nhanh được, nhưng tự mình nuôi sống mình, không bao giờ bị đói, và được trọng vọng dù ở thời điểm nào.
Nghề nào cũng có ưu có nhược, có vất vả, nhưng nếu gắn bó với nghề, yêu nghề thì sẽ sống được bằng nghề, nghề sẽ không phụ.
“Lòng thương người” quan trọng như thế nào đối với một người muốn học ngành y, muốn làm nghề y?
- Tôi không biết các bác sĩ khác như thế nào, còn bản thân tôi từ nhỏ đã là một bệnh nhân. Mẹ sinh non, nên bố mẹ phải lôi tôi đi khắp các nơi chữa bệnh. Ông nội còn bảo bảo bố mẹ mà không làm y thì tôi “đi” lâu rồi.
Điều thứ hai, là khi bắt đầu vào học ở trường y tôi gặp chuyện tai biến, nên cũng là bệnh nhân của bệnh viện Việt Đức. Nên tôi thấy rằng ở những lúc hoạn nạn nhất mà mình được mọi người chia sẻ, động viên, giúp đỡ thì cả đời không quên. Cho nên cái quan trọng nhất của một bác sĩ là phải hiểu được bệnh nhân.
Từng là bệnh nhân rồi mới thấm được cảnh nó khổ như thế nào, và từ đó tạo mọi điều kiện cho bệnh nhân. Thầy Tôn Thất Bách từng nói “Nếu anh có khổ mới biết là sướng. Nếu sướng mãi rồi thì đến khi gặp sướng không nghĩ đấy là sướng nữa”.
Tôi đã từng là bệnh nhân, nói tới tình thương thì hơi mang tính chất trên – dưới quá, nên cái chính, theo tôi là đồng cảm với bệnh nhân.
Có khi nào anh từ chối bệnh nhân, vì một lý do nào đó?
- Có những trường hợp như trẻ con bị ô tô tải chèn qua, mọi người đều đề nghị giải pháp cắt cụt chân, nhưng tôi bảo là trẻ con nên phải cố gắng giữ. Có trường hợp hy hữu, bệnh nhân người lớn tai nạn mổ 3, 4 lần mất hết xương rồi, ai cũng bảo cắt cụt cho nhanh. Nhưng tâm lý của người Việt Nam không bao giờ muốn cắt, thì mình mổ ghép xương, và họ đã hồi phục. Những trường hợp tất cả đều lắc thì tôi xông vào.
Quan điểm là không bao giờ từ chối bệnh nhân nặng. Còn cơ hội bảo tồn còn cố gắng, không bao giờ muốn cắt cụt. Cũng không e ngại bệnh nhân HIV.
Thầy Toàn của tôi từng trách: “Các cậu nói cắt cụt chân của bệnh nhân cứ nhẹ như không. Phải cố gắng mà bảo tồn”. Hơn nữa, quan niệm về âm đức thì đây là việc làm tổn thọ. Nên tôi chỉ tính việc đó khi phải giữ tính mạng cho bệnh nhân.
Tôi tâm niệm rằng, không phải vì bệnh nặng mà không chữa, không phải vì không có tiền mà không mổ. Còn nước, còn tát, dẫu chỉ còn toàn bùn cũng vẫn cố gắng mà tát.
Trần Hoàng Tùng, bác sĩ, chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Việt Đức
Càng muốn tốt cho bệnh nhân càng phải học
Anh học y đa khoa 6 năm, học đinh hướng 1 năm, rồi 3 năm bác sĩ nội trú, 6 tháng học chuẩn hóa, 4 năm nghiên cứu sinh, chưa kể rất nhiều các khóa học ngắn hạn khác… Việc học hành lâu dài có làm anh thay đổi cách nhìn nhận về nghề không?
- Quan trọng là nhu cầu công việc. Mình đã vào guồng rồi không học không được.
Lúc đầu tôi thấy việc học cũng lâu. Nhưng dần dần, việc học trở nên như một nhu cầu. Hơn nữa, với sự phát triển của y học thì mình luôn phải cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới chứ không phải chỉ học để lấy bằng cấp.
Ngay cả anh em trong nhà cơ thể còn khác nhau nữa là người trong xã hội. Mỗi cơ thể đáp ứng với cách điều trị khác nhau, nên bác sĩ phải cập nhật kiến thức để có nhiều lựa chọn cho mỗi bệnh nhân. Càng nắm được nhiều kỹ thuật chuyên sâu càng tốt cho bệnh nhân. Nên phải đi học.
Nhất là khi ở đây, các bác sĩ trẻ được lãnh đạo bệnh viện hết sức tạo điều kiện cho đi học. Ở nhiều môi trường khác đi học phải xét duyệt, xin, xếp hàng. Còn ở đây thậm chí các thầy còn tìm kiếm cơ hội cho đi, và cứ xin đi là được.
Học được kỹ thuật nào thì nộp bằng, lên làm vài tháng các thầy giám sát thấy được là cho triển khai ngay, không kìm hãm gì cả.
Anh hay nói đến học theo guồng, làm việc theo guồng? Ngoài “theo guồng” ra, anh có thấy niềm vui khi nào việc?
- Bao giờ cũng có 2 yếu tố. Thứ nhất là yêu nghề. Và khi đã yêu nghề rồi lại còn được làm việc ở môi trườngg tốt khiến mình có động lực, mọi người đều tham gia làm việc khiến mình không nề hà.
Còn nếu chỉ yêu nghề không, trong khi mọi người xung quanh cứ rề rà, người nọ kìm người kia thì cứ càng ngày càng chán.
Ở Việt Đức, nhìn đâu cũng thấy người làm việc nên chúng tôi bị cuốn vào, dần dần thành thói quen không bỏ được.
Việc bác sĩ trẻ ra trường thường tìm cách để được ở lại những bệnh viện lớn, không nhiều người muốn về bệnh viện tuyến dưới, theo anh một trong những nguyên nhân có phải là nỗi lo “mình yêu nghề nhưng người khác rề rà” chứ không hẳn là về vấn đề thu nhập?
- Tôi chỉ có lời khuyên rằng các bạn trẻ phải yêu nghề và chấp nhận mọi khó khăn. Vì thường thì giai đoạn mới ra trường sẽ rất khó khăn, không có thu nhập.
Khi tôi mới ra trường, mẹ và vợ tôi “nổi danh” là hay phải đi vay tiền. Khi đó, vợ tôi không nói gì đâu, nên sau này khi nghe kể lại tôi mới sững sờ.
Nếu nói tới vấn đề kinh tế, thì làm ngành y không nhanh giàu, và cũng không ai làm giàu trên bệnh nhân.
Nhưng nếu yêu nghề, nghề sẽ giúp cho anh sống được. Tôi mong các bác sĩ trẻ sẽ kiên trì. Cứ tâm huyết với nghề thì sẽ phát triển được.
Trần Hoàng Tùng, bác sĩ, chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Việt Đức
Biết đâu có lúc phải nhờ bệnh nhân
Lúc nãy anh nói rằng bây giờ cho sinh viên y về nhà các em sẽ không dám theo nghề nữa, vậy là…
- Là tôi nói đùa thôi.
Ngành y không giàu nhanh, nhưng sống được. Ví dụ, ngoài thời gian làm việc trong bệnh viện, thì bằng bằng học vấn, bằng trình độ, bằng quan hệ, các bác sĩ có thể làm thêm ở ngoài. Nếu chịu khó, ai cũng có thể sống được. Nếu không chịu khó tích lũy chuyên môn, bạn sẽ bị đào thải.
Làm nghề này những gì kiếm được là của mình, không bao giờ rơi vào cảnh hôm nay ăn đặc sản mai ăn khoai lang. Và làm nghề này cũng là tích đức cho con cháu. Tôi thích điều đấy.
Nói tới bác sĩ, mọi người hay nói tới… phong bì và quà cáp. Quan điểm của anh về việc này như thế nào?
- Ở Bệnh viện Việt Đức việc đánh giá rèn luyện về y đức rất nặng. Bác sĩ vi phạm sẽ bị treo dao, hoặc thậm chí cho thôi việc. Y tá vi phạm sẽ bị hạ bậc, hộ lý bị chuyển xuống phòng giặt.
Quan điểm của bệnh viện Việt Đức là trong thời gian bệnh nhân nằm điều trị cấm tuyệt đối mọi chuyện quà cáp. Trách nhiệm của người bác sĩ là phải làm và làm cho tốt trong thời gian bệnh nhân nằm viện.
Chăm sóc bệnh nhân thật tốt là trách nhiệm phải làm. Khi người ta đến đây là bệnh nặng rồi, tình cảm là chuyện sau, còn trước mắt bác sĩ làm hết sức. Tôi có nói với bệnh nhân “Cho tiền bác sĩ cũng không làm bệnh người nhà anh nhẹ hơn, mà không cho tiền bác sĩ cũng không làm bệnh người nhà anh nặng hơnTrách nhiệm chúng tôi phải làm, tình cảm để lại sau".
Khi ra viện, giữa bác sĩ và bệnh nhân không còn ràng buộc gì nữa, ở góc độ tình cảm, khi bác sĩ chăm sóc chu đáo bệnh nhân sẽ nhớ tới anh.
Có món quà nào của bệnh nhân tặng cho anh mà anh còn nhớ không?
- Tôi thường hay khám lại vào thứ 3 hàng tuần. Nên có cảnh bệnh nhân xách đến phòng khám đủ loại sản vật. Rất vui. Nào gà, nào cá, nào kẹo lạc, nào bánh gai…
Nhiều khi tôi bảo “Thôi khổ lắm, đi khám bệnh mà tay xách nách mang thế này, đừng có mang”. Nhưng có điều mình càng lắc, người ta lại càng mang đến, ai cũng bảo đây là của nhà cháu trồng, nhà em nuôi... Thậm chí có lần bệnh nhân gọi điện bảo “Em gửi mấy chục con ếch em đi soi được, lát nữa anh ra bến xe lấy hộ em”.
Quan điểm của tôi đây là tình cảm của bệnh nhân, tôi rất trân trọng, không chê cũng không từ chối vì của một đồng công một nén. Những cũng không lấy không của ai cái gì, mình có thể mua thuốc bổ tặng lại cho họ.
Khi họ hoạn nạn, mình cố gắng giúp. Khi ra ngoài, người Việt mình còn có sự giao lưu tình cảm. Chả ai nắm tay được cả ngày, nên lúc này mình cứ làm hết sức, biết đâu sau này có lúc nhờ lại người ta.
Xem thêm…

Copyright ©2015
Mọi thông tin xin liên hệ: tinhhinhvietnamnews@gmail.com