Home » Archives for tháng 11 2015
Lịch sử là hồn thiêng của giống nòi và là trí khôn của dân tộc!
08:52 |Lịch sử là hồn thiêng của giống nòi và là trí khôn của dân tộc. Lịch sử là sự thật, không đúng sự thật không thể gọi là lịch sử.
Xem thêm…
Khoa học lịch sử là sự phản ánh sự thật. Hư cấu là điều tối kỵ với sử học. Xuyên tạc là gây tội với sử học. Như thế, sự thật là nguyên tắc tối thượng của sự phản ánh trong khoa học lịch sử.
Chẳng thế mà đọc "Sử ký" của Tư Mã Thiên bên Trung Quốc, tôi thấy rằng, có câu chuyện thời Xuân Thu, ba anh em quan Thái sử Bá, Thái sử Trọng, Thái sử Thúc lần lượt bị chém đầu chỉ vì dám viết sự thật "Tướng quốc nước Tề là Thôi Trữ giết vua", chứ không chịu viết như lệnh của Thôi Trữ là “Tiên Vương chết vì bệnh nặng”.
Đến người em thứ tư là Quý, vào triều thay các anh làm quan Thái sử, người em này vẫn viết: “Hạ ngũ nguyệt Thôi Trữ thích quân”.
Chẳng thế mà đọc "Sử ký" của Tư Mã Thiên bên Trung Quốc, tôi thấy rằng, có câu chuyện thời Xuân Thu, ba anh em quan Thái sử Bá, Thái sử Trọng, Thái sử Thúc lần lượt bị chém đầu chỉ vì dám viết sự thật "Tướng quốc nước Tề là Thôi Trữ giết vua", chứ không chịu viết như lệnh của Thôi Trữ là “Tiên Vương chết vì bệnh nặng”.
Đến người em thứ tư là Quý, vào triều thay các anh làm quan Thái sử, người em này vẫn viết: “Hạ ngũ nguyệt Thôi Trữ thích quân”.
Thái sử Quý đã có câu nói khảng khái với Thôi Trữ để muôn đời sau phải nghĩ về cái nguyên tắc bất di bất dịch đó trong việc hành nghề sử: "Ông có thể giết chết Thái sử nhưng không thể giết chết được sự thật".
Sự thật lịch sử là thế. Nó hiên ngang giữa Trời. Chữ Dũng thách thức cái chết. Nó mạnh hơn cả cái chết! Đó là chuyện của đời xưa ở Trung Quốc. Không biết là có đúng như thế không?.
Chứ nói về sự thật thì khó có nhà sử học ở bất cứ nước nào trên thế giới lại không lấy "nhận rõ sự thật, nói rõ, viết rõ sự thật" làm điều răn hành trong học tập và trong hành nghề, giống như sinh viên ngành y Việt Nam phải "thuộc" lời thề của ông tổ nghề y trên thế giới là Hypocrite và những lời dạy của Hải Thượng Lãn Ông. Còn khi hành nghề có đạt được cái điều ấy không thì lại là một chuyện khác.
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn là chuyên gia hàng đầu trong giới sử học Việt Nam về phương pháp sử học. Lời của ông vẫn vang bên tai các thế hệ học trò: "Biết sự thật không dễ, và dám nói lên sự thật nhiều khi càng khó hơn. Muốn viết sử phải biết phương pháp sử học và trước hết phải là người trung thực chứ không phải là tên cơ hội".
Sự thật lịch sử là thế. Nó hiên ngang giữa Trời. Chữ Dũng thách thức cái chết. Nó mạnh hơn cả cái chết! Đó là chuyện của đời xưa ở Trung Quốc. Không biết là có đúng như thế không?.
Chứ nói về sự thật thì khó có nhà sử học ở bất cứ nước nào trên thế giới lại không lấy "nhận rõ sự thật, nói rõ, viết rõ sự thật" làm điều răn hành trong học tập và trong hành nghề, giống như sinh viên ngành y Việt Nam phải "thuộc" lời thề của ông tổ nghề y trên thế giới là Hypocrite và những lời dạy của Hải Thượng Lãn Ông. Còn khi hành nghề có đạt được cái điều ấy không thì lại là một chuyện khác.
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn là chuyên gia hàng đầu trong giới sử học Việt Nam về phương pháp sử học. Lời của ông vẫn vang bên tai các thế hệ học trò: "Biết sự thật không dễ, và dám nói lên sự thật nhiều khi càng khó hơn. Muốn viết sử phải biết phương pháp sử học và trước hết phải là người trung thực chứ không phải là tên cơ hội".
Làm sao để không còn cảnh nhiều người Việt Nam chán sử (Ảnh: anninhthudo.vn) |
Cả một thời phổ thông và đại học, chúng tôi được mấy quý thầy triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học dạy rằng, nguồn gốc chiến tranh thời hiện đại là do chủ nghĩa đế quốc, do chế độ tư hữu mà ra.
Mấy quý thầy dạy sử thì khác. Chỉ cần dùng phương pháp miêu tả lịch sử thôi thì cũng thấy luận đề trên đây không vững.
Trung Quốc xã hội chủ nghĩa đánh Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở biên giới phía bắc để "dạy cho Việt Nam một bài học", thực chất là xâm lược chứ chẳng phải là "xung đột" hay "va chạm"gì cả.
Ở đây, đế quốc ở đâu ra? Tư hữu ở đâu ra? Làm gì có! Cứ mỗi lần hai bên (Việt Nam và Trung Quốc) gặp nhau có vẻ hữu hảo ở đâu đó, kể cả trên đất Hà Nội và trên đất Bắc Kinh, thì Trung Quốc lại gây ra chuyện mới ở Trường Sa và Hoàng Sa.
Ông Tập Cận Bình nói rất ngang trong tháng 9/2015 với chuyến thăm Mỹ khi dự Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc.
Mấy quý thầy dạy sử thì khác. Chỉ cần dùng phương pháp miêu tả lịch sử thôi thì cũng thấy luận đề trên đây không vững.
Trung Quốc xã hội chủ nghĩa đánh Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở biên giới phía bắc để "dạy cho Việt Nam một bài học", thực chất là xâm lược chứ chẳng phải là "xung đột" hay "va chạm"gì cả.
Ở đây, đế quốc ở đâu ra? Tư hữu ở đâu ra? Làm gì có! Cứ mỗi lần hai bên (Việt Nam và Trung Quốc) gặp nhau có vẻ hữu hảo ở đâu đó, kể cả trên đất Hà Nội và trên đất Bắc Kinh, thì Trung Quốc lại gây ra chuyện mới ở Trường Sa và Hoàng Sa.
Ông Tập Cận Bình nói rất ngang trong tháng 9/2015 với chuyến thăm Mỹ khi dự Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc.
Gần đây nhất sang làm việc tại Việt Nam, đến nói chuyện tại Phòng Diên Hồng của Quốc hội Việt Nam đang họp, ông ấy nói như thế nào chúng ta đều biết rõ.
Nhưng vừa rời Việt Nam sang làm việc tại Singapore thì ông Tập lại nói rằng, từ thời cổ đại những đảo trên Biển Đông vốn đã là của Trung Quốc.
Không phải xâm lược chỉ là bởi chế độ tư hữu. Không phải chỉ là do đế quốc, tư bản. Sự thật tự nó nói lên cái mà con người cứ nhìn sai hoặc cố tình nhận thức sai. Sự thật càng được nhận thức rõ và càng được tôn trọng bao nhiêu, thì tính hấp dẫn, tính giáo dục nhân cách càng cao bấy nhiêu, với mọi lứa tuổi.
Trong thế giới phẳng hiện nay, thời đại thông tin 3.0, chúng ta thấy con người có rất nhiều cơ hội để tiếp nhận sự thật thông tin. Nhưng sự thật cũng không dễ thấy như người ta tưởng.
Nhưng vừa rời Việt Nam sang làm việc tại Singapore thì ông Tập lại nói rằng, từ thời cổ đại những đảo trên Biển Đông vốn đã là của Trung Quốc.
Không phải xâm lược chỉ là bởi chế độ tư hữu. Không phải chỉ là do đế quốc, tư bản. Sự thật tự nó nói lên cái mà con người cứ nhìn sai hoặc cố tình nhận thức sai. Sự thật càng được nhận thức rõ và càng được tôn trọng bao nhiêu, thì tính hấp dẫn, tính giáo dục nhân cách càng cao bấy nhiêu, với mọi lứa tuổi.
Trong thế giới phẳng hiện nay, thời đại thông tin 3.0, chúng ta thấy con người có rất nhiều cơ hội để tiếp nhận sự thật thông tin. Nhưng sự thật cũng không dễ thấy như người ta tưởng.
Quốc hội đã có quyết định hợp lòng dân
(GDVN) - Quốc hội đã lắng nghe ý kiến các nhà khoa học, nhân dân, các cực chiến binh và đã nhận thấy những bất cập của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể".
|
Nó lại hay bị che lấp, bị giấu giếm, bị gây nhiễu muôn màu, muôn vẻ.
Có công nghệ cao để nhận biết sự thật thông tin thì cũng có công nghệ cao để gây nhiễu, để giấu giếm, để xuyên tạc, để che lấp sự thật. Mà không phải một người làm những việc đó.
Có khi cả một tổ chức, một nhà nước, một đảng chính trị làm những việc che giấu, gây nhiễu đó.
Có khi cả một tổ chức, một nhà nước, một đảng chính trị làm những việc che giấu, gây nhiễu đó.
Chẳng thế mà trên thế giới nói chung, không ít người dân - những người đóng thuế nuôi bộ máy nhà nước - bị lừa để bỏ phiếu ủng hộ cái điều gì đó của nhà nước khi cần lấy phiếu!
Có người nói với tôi là việc nhận ra sự thật không khó. Tôi lại thấy khó. Ngay cả những con số trong các văn bản tư liệu để viết sử cũng vậy. Số liệu "ma", số liệu dối nhiều lắm.
Có người nói với tôi là việc nhận ra sự thật không khó. Tôi lại thấy khó. Ngay cả những con số trong các văn bản tư liệu để viết sử cũng vậy. Số liệu "ma", số liệu dối nhiều lắm.
Những quý thầy cô dạy môn Xã hội học cứ hay chứng minh cho tôi rõ là kết quả điều tra xã hội học (bằng phiếu hỏi) là chính xác lắm. Tôi không tin, bởi tôi từng thấy sự không chính xác từ nhiều điều tra kiểu ấy ở Việt Nam.
Người viết sử không biết tin vào con số nào đây? Khó quá! Ngay những con số gần đây. Nợ công hiện nay ở Việt Nam là chiếm bao nhiêu phần trăm GDP?
Ngân sách tài chính với số liệu nào đây? Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân đưa ra những con số khác nhau.
Viết sử không tránh khỏi miêu tả sự kiện, con số. Nhưng sự kiện và con số nào nói lên sự thật? Miêu tả không khéo thì lại sa vào "chủ nghĩa miêu tả" mà có người dùng thuật ngữ Pháp là anecdotisme.
Tôi thấy trong viết sử, có người cứ mê tín các con số của ngay các đối tượng nghiên cứu đưa ra. Đã mê tín các con số của đối tượng đưa ra thì cái chuyện lấy nhận định của đối tượng làm nhận định của chính mình là chuyện thường, mặc dù nhận định đó là rất chủ quan, không đúng sự thật.
Thực ra, nếu làm như vậy thì người nghiên cứu sử đã đi từ chủ nghĩa miêu tả tiến đến chủ quan, định kiến, mà nhiều người dùng thuật ngữ Pháp để diễn tả là "chủ nghĩa đóng màu" (fixisme).
Người viết sử không biết tin vào con số nào đây? Khó quá! Ngay những con số gần đây. Nợ công hiện nay ở Việt Nam là chiếm bao nhiêu phần trăm GDP?
Ngân sách tài chính với số liệu nào đây? Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân đưa ra những con số khác nhau.
Viết sử không tránh khỏi miêu tả sự kiện, con số. Nhưng sự kiện và con số nào nói lên sự thật? Miêu tả không khéo thì lại sa vào "chủ nghĩa miêu tả" mà có người dùng thuật ngữ Pháp là anecdotisme.
Tôi thấy trong viết sử, có người cứ mê tín các con số của ngay các đối tượng nghiên cứu đưa ra. Đã mê tín các con số của đối tượng đưa ra thì cái chuyện lấy nhận định của đối tượng làm nhận định của chính mình là chuyện thường, mặc dù nhận định đó là rất chủ quan, không đúng sự thật.
Thực ra, nếu làm như vậy thì người nghiên cứu sử đã đi từ chủ nghĩa miêu tả tiến đến chủ quan, định kiến, mà nhiều người dùng thuật ngữ Pháp để diễn tả là "chủ nghĩa đóng màu" (fixisme).
GS.Mạch Quang Thắng nêu hai điều tất yếu của môn Lịch sử
(GDVN) - Tôi cho rằng: Việc giữ môn học Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông với tư cách là một môn độc lập là việc làm TẤT YẾU.
|
Nhiều quý thầy cô dạy học sinh về tình yêu Tổ quốc.
Tổ quốc là những điều có thật ở bên chúng ta, bên các em học sinh tuổi đời còn trẻ. Nói và viết về sự thật như thế nào đây?
Tôi đi điền dã (nghiên cứu thực tế), thấy nhiều điều phản cảm. Nói tới tính ưu việt của xã hội mà cứ thấy nhiều điều chưa phản ánh được cái đó. Sự thật nằm ở đâu? Chẳng lẽ cứ nằm mãi ở lý luận, lý thuyết.
Đọc lại phần viết về chủ nghĩa xã hội phong kiến của C.Mác và Ph.Ăngghen trong bản "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" (công bố năm 1848), tôi thấy rằng để gột rửa được tính phong kiến trong tư duy và hành động của con người Việt Nam vốn có truyền thống hàng ngàn năm lịch sử phong kiến, thật không đơn giản!
Trong Khổng Tử phong kiến, ngay từ trước Công nguyên, ông ấy đã hình dung và mong muốn có một thế giới đại đồng hẳn hoi.
Nhưng đại đồng của ông ấy vẫn nhuốm màu đẳng cấp của cái tôn ti trật tự phong kiến, vua phải ra vua, quan phải ra quan, dân phải ra dân, quân tử phải ra quân tử, tiểu nhân phải ra tiểu nhân, phụ nữ phải làm tròn cái đạo của phụ nữ,…
Tính chính danh phải là một nguyên tắc trong hành xử của một xã hội. Do đó, cái đẳng cấp, đặc quyền đặc lợi là cái chi phối hết thẩy trong xã hội phong kiến Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng đó là cái cũ mà cái mới cần phủ định ở xã hội Việt Nam hiện đại. Quý thầy triết học dạy chúng tôi như thế.
Đặc quyền, đặc lợi, đẳng cấp hiện nay ở nước ta khá lớn. Chúng lại được trốn dưới nhiều dạng chính sách, dạng hành động tưởng là nhỏ. Nhưng cái tưởng là nhỏ ấy lại lòi ra cái tư duy không nhỏ của cái cũ mèm, lạc hậu của phong kiến mà không theo kịp sự tiến bộ của nhân loại.
Từ cái thời Việt Nam chưa thịnh hành viết và nói tiếng Anh thì tôi thấy đã xuất hiện nhiều cái chữ VIP rồi. Người ta đem VIP ra gắn với những người có chức có quyền.
Chứ không gắn với ông bà công nhân, nông dân mà trong lý thuyết quý thầy cô cứ giảng cho học sinh họ là hai giai cấp quan trọng.
Nhiều nước trên thế giới đã bỏ VIP trong dịch vụ rồi. Là hạng thương gia khi đi máy bay. Người ta bỏ tiền đắt hơn gấp đôi hạng thường để mua vé hạng thương gia.
Và người bỏ tiền mua vé hạng thương gia đó có quyền hưởng dịch vụ tốt hơn nhiều so với hạng thường. Đó là hàng hóa, là thương mại. Sòng phẳng. Công bằng. Hợp lẽ phải.
Nhiều nước còn cho rằng, nước họ không có chế độ phục vụ VIP cho một số ít người không chịu bỏ tiền mua dịch vụ đó. Nhiều nước coi tất cả những người dân, đặc biệt những người đóng thuế, là VIP.
Tổ quốc là những điều có thật ở bên chúng ta, bên các em học sinh tuổi đời còn trẻ. Nói và viết về sự thật như thế nào đây?
Tôi đi điền dã (nghiên cứu thực tế), thấy nhiều điều phản cảm. Nói tới tính ưu việt của xã hội mà cứ thấy nhiều điều chưa phản ánh được cái đó. Sự thật nằm ở đâu? Chẳng lẽ cứ nằm mãi ở lý luận, lý thuyết.
Đọc lại phần viết về chủ nghĩa xã hội phong kiến của C.Mác và Ph.Ăngghen trong bản "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" (công bố năm 1848), tôi thấy rằng để gột rửa được tính phong kiến trong tư duy và hành động của con người Việt Nam vốn có truyền thống hàng ngàn năm lịch sử phong kiến, thật không đơn giản!
Trong Khổng Tử phong kiến, ngay từ trước Công nguyên, ông ấy đã hình dung và mong muốn có một thế giới đại đồng hẳn hoi.
Nhưng đại đồng của ông ấy vẫn nhuốm màu đẳng cấp của cái tôn ti trật tự phong kiến, vua phải ra vua, quan phải ra quan, dân phải ra dân, quân tử phải ra quân tử, tiểu nhân phải ra tiểu nhân, phụ nữ phải làm tròn cái đạo của phụ nữ,…
Tính chính danh phải là một nguyên tắc trong hành xử của một xã hội. Do đó, cái đẳng cấp, đặc quyền đặc lợi là cái chi phối hết thẩy trong xã hội phong kiến Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng đó là cái cũ mà cái mới cần phủ định ở xã hội Việt Nam hiện đại. Quý thầy triết học dạy chúng tôi như thế.
Đặc quyền, đặc lợi, đẳng cấp hiện nay ở nước ta khá lớn. Chúng lại được trốn dưới nhiều dạng chính sách, dạng hành động tưởng là nhỏ. Nhưng cái tưởng là nhỏ ấy lại lòi ra cái tư duy không nhỏ của cái cũ mèm, lạc hậu của phong kiến mà không theo kịp sự tiến bộ của nhân loại.
Từ cái thời Việt Nam chưa thịnh hành viết và nói tiếng Anh thì tôi thấy đã xuất hiện nhiều cái chữ VIP rồi. Người ta đem VIP ra gắn với những người có chức có quyền.
Chứ không gắn với ông bà công nhân, nông dân mà trong lý thuyết quý thầy cô cứ giảng cho học sinh họ là hai giai cấp quan trọng.
Nhiều nước trên thế giới đã bỏ VIP trong dịch vụ rồi. Là hạng thương gia khi đi máy bay. Người ta bỏ tiền đắt hơn gấp đôi hạng thường để mua vé hạng thương gia.
Và người bỏ tiền mua vé hạng thương gia đó có quyền hưởng dịch vụ tốt hơn nhiều so với hạng thường. Đó là hàng hóa, là thương mại. Sòng phẳng. Công bằng. Hợp lẽ phải.
Nhiều nước còn cho rằng, nước họ không có chế độ phục vụ VIP cho một số ít người không chịu bỏ tiền mua dịch vụ đó. Nhiều nước coi tất cả những người dân, đặc biệt những người đóng thuế, là VIP.
Quốc hội yêu cầu giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới
(GDVN) - Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Nghị quyết về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIII thông qua chiều nay.
|
Nếu bạn nào đi du lịch một số nước châu Âu, ở Bắc Âu, cứ quan sát mà xem. Đến nhà ga sân bay, nhìn xem, họ có phòng chờ dành cho những ai có vé hạng thương gia, chứ không có phòng VIP và thương gia lẫn lộn.
Ở nước mình, trong phòng họp của một cơ quan nào đó thì thấy rằng, ghế ngồi của các cán bộ thì to như nhau, đến ghế của thủ trưởng thì lại to hơn lên. Để làm gì nhỉ? Để phân biệt thủ trưởng to hơn chăng?
Ngồi họp Quốc hội thì đại biểu nào thuộc đoàn nào thì phải ngồi theo đoàn ấy chứ. Năm 1994, có lần tôi được nghe một cán bộ kể lại một câu chuyện.
Chuyện rằng, trước đây, khi họp Quốc hội, trên đoàn chủ tọa có rất nhiều người ngồi. Dứt khoát là có những nhân vật đứng đầu các tổ chức chính trị-xã hội ở Việt Nam.
Một vị đại biểu Quốc hội lúc đó góp ý rằng, không được ngồi như thế, hãy về ghế ngồi theo đoàn đại biểu của mình đi; rằng, cứ bảo là xây dựng nhà nước pháp quyền mà cái vị trí ngồi cũng không nhận ra nổi thì xây cái gì!...
Dạy học sinh về sự thật lịch sử qua những cái đó ra sao đây? Thì đó là sự thật mà. Nhưng sự thật đó phản ánh bản chất không? Hay là thầy cô giáo chỉ dùng cái phương pháp miêu tả để rồi học sinh muốn hiểu, muốn bình luận như thế nào là tùy, theo kiểu tư duy mở trong cái phương pháp dạy và học tích cực?
Người ta nói môn học Lịch sử quan trọng lắm. Nhưng, môn học Lịch sử đích thực phải là sự thật lịch sử. Thầy cô giáo phải chuyển tải tri thức và tư duy sử trên cái nền sự thật đó chứ như hiện thời thì chưa được.
Viết các tác phẩm sử học cũng vậy. Chứ viết như hiện nay thì nhiều tác phẩm còn nặng về "chính trị hóa" (chính trị hành vi, chứ không phải chính trị trong "chính trị học").
Không ít thầy cô giáo, không ít các "nhà" sử học còn miêu tả và nhận định sử học không dựa trên căn cứ của sự thật. Như thế mà cứ chứng minh môn Lịch sử quan trọng lắm thì khó mà thuyết phục.
Có điền dã, có thực tế, có nghiên cứu cho ra đầu ra đũa, đừng tin những gì trong các báo cáo viết. Như thế mới tìm ra sự thật, tìm ra chân lý. Như thế mới đúng là khoa học lịch sử. Như thế mới gọi là vai trò to lớn của khoa học lịch sử.
Tôi nghe nói là Việt Nam đang bắt đầu viết quốc sử. Cần quá. Tuy muộn. Muộn còn hơn không. Nhưng viết như thế nào thì lại là vấn đề cực kỳ quan trọng. Sự thật vẫn là tiêu chuẩn của các tập quốc sử.
Nhưng, đừng ngồi chờ viết xong quốc sử. Hãy đưa ngay vào giáo khoa những tri thức của sự thật. Chẳng hạn, phải bổ sung ngay kiến thức về lịch sử chủ quyền và vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào sách giáo khoa phổ thông.
Lịch sử là hồn thiêng của giống nòi và là trí khôn của dân tộc. Lịch sử là sự thật, không đúng sự thật không thể gọi là lịch sử. Lâu nay, viết sử ở nước ta có vẻ nửa vời, phiến diện, nó mang đầy tính chính trị thô thiển…
Kẻ bưng bít sự thật là kẻ hèn. Không những hèn mà còn có tội với dân tộc. Mong cho viết lịch sử đúng sự thật. Để không còn cảnh nhiều người Việt Nam chán sử.
Và đó là yêu cầu mới, yêu cầu cực kỳ cấp thiết, yêu cầu cực kỳ quan trọng việc của đưa tri thức lịch sử vào các bậc học ở Việt Nam. Mà con đường hay nhất để thực hiện điều đó là nên để môn Lịch sử thành môn học độc lập.
Ở nước mình, trong phòng họp của một cơ quan nào đó thì thấy rằng, ghế ngồi của các cán bộ thì to như nhau, đến ghế của thủ trưởng thì lại to hơn lên. Để làm gì nhỉ? Để phân biệt thủ trưởng to hơn chăng?
Ngồi họp Quốc hội thì đại biểu nào thuộc đoàn nào thì phải ngồi theo đoàn ấy chứ. Năm 1994, có lần tôi được nghe một cán bộ kể lại một câu chuyện.
Chuyện rằng, trước đây, khi họp Quốc hội, trên đoàn chủ tọa có rất nhiều người ngồi. Dứt khoát là có những nhân vật đứng đầu các tổ chức chính trị-xã hội ở Việt Nam.
Một vị đại biểu Quốc hội lúc đó góp ý rằng, không được ngồi như thế, hãy về ghế ngồi theo đoàn đại biểu của mình đi; rằng, cứ bảo là xây dựng nhà nước pháp quyền mà cái vị trí ngồi cũng không nhận ra nổi thì xây cái gì!...
Dạy học sinh về sự thật lịch sử qua những cái đó ra sao đây? Thì đó là sự thật mà. Nhưng sự thật đó phản ánh bản chất không? Hay là thầy cô giáo chỉ dùng cái phương pháp miêu tả để rồi học sinh muốn hiểu, muốn bình luận như thế nào là tùy, theo kiểu tư duy mở trong cái phương pháp dạy và học tích cực?
Người ta nói môn học Lịch sử quan trọng lắm. Nhưng, môn học Lịch sử đích thực phải là sự thật lịch sử. Thầy cô giáo phải chuyển tải tri thức và tư duy sử trên cái nền sự thật đó chứ như hiện thời thì chưa được.
Viết các tác phẩm sử học cũng vậy. Chứ viết như hiện nay thì nhiều tác phẩm còn nặng về "chính trị hóa" (chính trị hành vi, chứ không phải chính trị trong "chính trị học").
Không ít thầy cô giáo, không ít các "nhà" sử học còn miêu tả và nhận định sử học không dựa trên căn cứ của sự thật. Như thế mà cứ chứng minh môn Lịch sử quan trọng lắm thì khó mà thuyết phục.
Có điền dã, có thực tế, có nghiên cứu cho ra đầu ra đũa, đừng tin những gì trong các báo cáo viết. Như thế mới tìm ra sự thật, tìm ra chân lý. Như thế mới đúng là khoa học lịch sử. Như thế mới gọi là vai trò to lớn của khoa học lịch sử.
Tôi nghe nói là Việt Nam đang bắt đầu viết quốc sử. Cần quá. Tuy muộn. Muộn còn hơn không. Nhưng viết như thế nào thì lại là vấn đề cực kỳ quan trọng. Sự thật vẫn là tiêu chuẩn của các tập quốc sử.
Nhưng, đừng ngồi chờ viết xong quốc sử. Hãy đưa ngay vào giáo khoa những tri thức của sự thật. Chẳng hạn, phải bổ sung ngay kiến thức về lịch sử chủ quyền và vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào sách giáo khoa phổ thông.
Lịch sử là hồn thiêng của giống nòi và là trí khôn của dân tộc. Lịch sử là sự thật, không đúng sự thật không thể gọi là lịch sử. Lâu nay, viết sử ở nước ta có vẻ nửa vời, phiến diện, nó mang đầy tính chính trị thô thiển…
Kẻ bưng bít sự thật là kẻ hèn. Không những hèn mà còn có tội với dân tộc. Mong cho viết lịch sử đúng sự thật. Để không còn cảnh nhiều người Việt Nam chán sử.
Và đó là yêu cầu mới, yêu cầu cực kỳ cấp thiết, yêu cầu cực kỳ quan trọng việc của đưa tri thức lịch sử vào các bậc học ở Việt Nam. Mà con đường hay nhất để thực hiện điều đó là nên để môn Lịch sử thành môn học độc lập.
GS Mạch Quang Thắng
Thích được khen - có phải phong cách công chức Việt?
08:32 |Quan điểm “nhìn việc cán bộ làm, đừng nghe cán bộ nói” đã đến lúc phải thay đổi thành hãy khuyến khích “cán bộ nói” để từ đó đánh giá “khả năng cán bộ làm”.
Không muốn đón nhận lời “chê” cũng có nghĩa là không muốn có ai đó làm “thầy” mình, không dám “chê” cũng có nghĩa là không dám làm “thầy” người khác. Hậu quả là đất nước không có “thầy”, chỉ còn lại “thợ”.
Trong Hịch tướng sĩ, Hưng Đạo Vương nói: “Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Ði thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa.
Nếu việc ông Phó Giám đốc sở thuộc TP Đà Nẵng trả lời rằng, mình không quan tâm đến giàn khoan “Hải dương hải diếc” của Trung Quốc ngoài khơi Đà Nẵng mới chỉ là chuyện một cá nhân, vụ 16 đơn vị ban ngành, đoàn thể An Giang vào cuộc với mục đích duy nhất là tìm cách xử phạt công dân không còn là chuyện của một người mà là của hệ thống chính trị cấp tỉnh.
Câu chuyện từng ấy đơn vị chỉ cắm cúi tìm cách phê bình, kỷ luật, xử phạt mà không ai nêu vấn đề liệu việc đó có vi hiến không, phạt thế có nặng quá không cho thấy bên cạnh cái tâm của người lãnh đạo còn có vấn đề về hiểu biết pháp luật, nếu nói như GS. Hoàng Chí Bảo thì đây chính là “tiềm lực trí tuệ” của cán bộ tỉnh An Giang.
Góp ý cho cán bộ, chỉ rõ cái sai, cái đúng của cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu chính là vì dân vẫn vẫn còn muốn những lãnh đạo này phát huy ưu điểm, nhận rõ khuyết điểm để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Khi không còn tiếng nói phản biện nào nữa mới là điều đáng lo ngại.
Vấn đề tồn tại không chỉ ở cấp xã, huyện, tỉnh mà còn có thể thấy qua trả lời chất vấn tại Quốc hội, qua chỉ đạo điều hành của người đứng đầu một số bộ, ngành.
Giữa hai đối tượng, một đạo đức tốt nhưng năng lực yếu kém, một đạo đức chỉ ở mức bình thường, thậm chí có đôi chút khuyết điểm nhưng năng lực nổi trội, đặt họ vào vị trí lãnh đạo như nhau, chắc chắn hiệu quả công việc của người thứ hai sẽ hơn người thứ nhất.
Vấn đề là kiểm soát quyền lực để tránh cho người được ủy quyền có điều kiện tham nhũng chứ không phải là chọn người không tham nhũng để tất cả cùng… nghèo như nhau.
Sự suy đồi đạo đức dễ nhận thấy, sự suy đồi về “tiềm lực trí tuệ” khó nhận diện bởi đến cấp bậc nào đó luôn có đội ngũ trợ lý, văn thư hùng hậu bên cạnh. Chỉ khi phát biểu trực tiếp như trả lời chất vấn tại nghị trường hay hay trả lời phỏng vấn mới bộc lộ khả năng thực sự.
Quan điểm “nhìn việc cán bộ làm, đừng nghe cán bộ nói” đã đến lúc phải thay đổi thành hãy khuyến khích “cán bộ nói” để từ đó đánh giá “khả năng cán bộ làm”.
Xem thêm…
Tuân Tử (313 – 238 TCN) là một nhà tư tưởng Trung Hoa vào cuối thời Chiến Quốc, tên tục của ông là Tuân Khanh. Quan điểm trị quốc của Tuân Tử khác Khổng Tử, Tuân Tử dùng “lễ” để trị quốc, Khổng Tử dùng “nhân” để trị quốc.
Vì “lễ” cũng giống như “luật” ngày nay nên tư tưởng trị quốc của Tuân Tử và các học trò sau này (Hàn Phi, Lý Tư,…) đều hướng tới một quốc gia pháp trị.
Câu nói của Tuân Tử: “Người khen đúng chỉ là bạn ta, người chê đúng mới là thầy ta, còn những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta vậy” được xem là nét đặc trưng cho triết lý Tuân Tử.
Giữa “kẻ thù của ta”, “bạn ta” và “thầy ta” mỗi cá nhân, tập thể có thể có cách nhìn nhận khác nhau, song trên bình diện quốc gia, dân tộc, lực lượng lãnh đạo đất nước không thể có tiêu chuẩn kép trong nhìn nhận, đánh giá giữa bạn – thù và thầy.
Với một vài lời “chê” không có gì là quá nặng nề: “Ông chủ tịch này kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang”… mà có tới 16 cơ quan đoàn thể, chính quyền tỉnh này bỏ công sức nghiên cứu, họp hành để ra được cái quyết định xử phạt ba cán bộ tỉnh này, quả thật đã khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng. Dù An Giang đã rút quyết định xử phạt, song nhiều câu hỏi vẫn phải đặt ra sau câu chuyện này.
Vì “lễ” cũng giống như “luật” ngày nay nên tư tưởng trị quốc của Tuân Tử và các học trò sau này (Hàn Phi, Lý Tư,…) đều hướng tới một quốc gia pháp trị.
Câu nói của Tuân Tử: “Người khen đúng chỉ là bạn ta, người chê đúng mới là thầy ta, còn những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta vậy” được xem là nét đặc trưng cho triết lý Tuân Tử.
Giữa “kẻ thù của ta”, “bạn ta” và “thầy ta” mỗi cá nhân, tập thể có thể có cách nhìn nhận khác nhau, song trên bình diện quốc gia, dân tộc, lực lượng lãnh đạo đất nước không thể có tiêu chuẩn kép trong nhìn nhận, đánh giá giữa bạn – thù và thầy.
Với một vài lời “chê” không có gì là quá nặng nề: “Ông chủ tịch này kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang”… mà có tới 16 cơ quan đoàn thể, chính quyền tỉnh này bỏ công sức nghiên cứu, họp hành để ra được cái quyết định xử phạt ba cán bộ tỉnh này, quả thật đã khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng. Dù An Giang đã rút quyết định xử phạt, song nhiều câu hỏi vẫn phải đặt ra sau câu chuyện này.
Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa 11, Đảng đã đề cập đến “bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên” tham nhũng, thoái hóa, biến chất (Ảnh: vneconomy.vn) |
Đài Tiếng nói Việt Nam dẫn ý kiến Thứ trưởng Bộ TT&TT cho rằng “phạt công dân vì “chê” chủ tịch tỉnh trên Facebook là vi hiến”.
Thực tế vài năm qua cho thấy hành vi xử phạt “vì “chê” chủ tịch tỉnh” đã từng xảy không chỉ một lần, mức phạt cũng không dừng ở mức 5 triệu. Theo Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: “Việc xử lý quá nặng cũng là vi phạm pháp luật, cũng là vi hiến vì cản trở quyền được nói của công dân”. [1]
Khi một hành vi được xác định là “vi hiến”, là “vi phạm pháp luật”, là “cản trở quyền được nói của công dân” thì không thể không xử lý hình sự. Vấn đề là liệu có xảy ra tình trạng “bên trọng, bên khinh”, dân thì xử lý còn người có chức có quyền thì “rút kinh nghiệm”, cùng lắm xin lỗi là xong?
Nếu quả những lời nhận xét của công dân với cán bộ là nặng nề cần phải xử phạt vi phạm hành chính thì sao không thấy các cơ quan, đoàn thể TP.Hồ Chí Minh vào cuộc khi một Đại biểu Quốc hội là công dân thành phố này nhận xét trên Facebook một Đại biểu Quốc hội khác là “tứ đại ngu”, thậm chí còn xúc phạm, bôi nhọ một vị Đại biểu Quốc hội khác từng là thầy dạy mình cũng ở thành phố này?
Những câu nói đã được hàng trăm bài báo mổ xẻ như “dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số”; “không cần hỏi dân, vì dân có biết đâu mà lấy (ý kiến)” rõ ràng là xúc phạm dân, vi phạm các quy định của pháp luật nhưng cũng chẳng thấy ban ngành nào vào cuộc xem xét kỷ luật người phát ra những câu nói đó?
Người Việt, đặc biệt là người lãnh đạo, khi phát biểu ý kiến trước một sự kiện nào đó điều đầu tiên là ca ngợi thành tích, điều cuối cùng là cảm ơn gia chủ, chỉ có khúc giữa là đề cập đến hạn chế, yếu kém của chủ nhà một cách nhẹ nhàng nhất có thể.
Thực tế vài năm qua cho thấy hành vi xử phạt “vì “chê” chủ tịch tỉnh” đã từng xảy không chỉ một lần, mức phạt cũng không dừng ở mức 5 triệu. Theo Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: “Việc xử lý quá nặng cũng là vi phạm pháp luật, cũng là vi hiến vì cản trở quyền được nói của công dân”. [1]
Khi một hành vi được xác định là “vi hiến”, là “vi phạm pháp luật”, là “cản trở quyền được nói của công dân” thì không thể không xử lý hình sự. Vấn đề là liệu có xảy ra tình trạng “bên trọng, bên khinh”, dân thì xử lý còn người có chức có quyền thì “rút kinh nghiệm”, cùng lắm xin lỗi là xong?
Nếu quả những lời nhận xét của công dân với cán bộ là nặng nề cần phải xử phạt vi phạm hành chính thì sao không thấy các cơ quan, đoàn thể TP.Hồ Chí Minh vào cuộc khi một Đại biểu Quốc hội là công dân thành phố này nhận xét trên Facebook một Đại biểu Quốc hội khác là “tứ đại ngu”, thậm chí còn xúc phạm, bôi nhọ một vị Đại biểu Quốc hội khác từng là thầy dạy mình cũng ở thành phố này?
Những câu nói đã được hàng trăm bài báo mổ xẻ như “dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số”; “không cần hỏi dân, vì dân có biết đâu mà lấy (ý kiến)” rõ ràng là xúc phạm dân, vi phạm các quy định của pháp luật nhưng cũng chẳng thấy ban ngành nào vào cuộc xem xét kỷ luật người phát ra những câu nói đó?
Người Việt, đặc biệt là người lãnh đạo, khi phát biểu ý kiến trước một sự kiện nào đó điều đầu tiên là ca ngợi thành tích, điều cuối cùng là cảm ơn gia chủ, chỉ có khúc giữa là đề cập đến hạn chế, yếu kém của chủ nhà một cách nhẹ nhàng nhất có thể.
Sau lưng, người ta chê mình như thế nào không quan trọng miễn là trước hội nghị, nơi đông người được khen là yên tâm, được ca ngợi là vui vẻ?Thích nói rườm rà, thích nghe lời khen đã trở thành điều mà không ít người gọi là “phong cách công chức Việt”.
Không muốn đón nhận lời “chê” cũng có nghĩa là không muốn có ai đó làm “thầy” mình, không dám “chê” cũng có nghĩa là không dám làm “thầy” người khác. Hậu quả là đất nước không có “thầy”, chỉ còn lại “thợ”.
Trong Hịch tướng sĩ, Hưng Đạo Vương nói: “Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Ði thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa.
Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?”.
Lời văn của Hưng Đạo Vương chính là lời của người thầy, của người đứng đầu, cả về nhân phẩm lẫn tài trí đều hơn người khác, đều khiến người khác thán phục mà tuân lệnh.
Ngày nay, bao nhiêu người có đủ trí tuệ, nhân cách và dũng khí để nhận mình làm “thầy” mà không sợ bị người khác cho là “kênh kiệu”?
GS.TS Hoàng Chí Bảo, ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương trong bài “Xây dựng Đảng về đạo đức” đăng trên tạp chí Cộng Sản ngày 20/11/2015 viết: “Một khi đạo đức trong Đảng yếu kém sẽ tác động nguy hại tới chính trị, tư tưởng, tổ chức của Đảng và cũng dẫn đến suy đồi đạo đức trong xã hội. Đảng phải chịu trách nhiệm về điều đó”.
Ông cũng cho rằng “muốn cho Đảng ngang tầm nhiệm vụ, Đảng phải nỗ lực vượt bậc để phát triển tiềm lực trí tuệ, tư tưởng của mình”. [2]
Có thể thấy bài viết đã động chạm đến hai vấn đề mang tính sống còn của Đảng là “Đạo đức” và “Trí tuệ”. Ý kiến của GS Bảo dù rất đúng song vẫn ngập ngừng khi sử dụng cụm từ mang tính giả thuyết “Một khi”. “Một khi đạo đức trong Đảng yếu kém” thì mới “dẫn đến suy đồi đạo đức trong xã hội”.
Thực ra ngay trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa 11, Đảng đã đề cập đến “bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên” tham nhũng, thoái hóa, biến chất… Vấn đề không còn là “một khi” mà là một thực tế đã được Trung ương kết luận rõ ràng.
Từ thực trạng văn hóa xã hội, rất nhiều chính trị gia, học giả và truyền thông đều cho rằng xã hội Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng “văn hóa suy thoái, đạo đức xuống cấp” (vtc.vn 15/10/2015); “Đạo đức suy đồi nên cần có biện pháp cấp bách” (Tuoitre.vn 29/10/2013); “Đạo đức lớp trẻ đang suy thoái - vì sao?” (Laodong.com.vn 5/7/2012); “Suy đồi đạo đức” (Nld.com.vn 14/09/2015)… Vậy có thể thay đổi thứ tự các mệnh đề trong phát biểu của GS Hoàng Chí Bảo?
Lời văn của Hưng Đạo Vương chính là lời của người thầy, của người đứng đầu, cả về nhân phẩm lẫn tài trí đều hơn người khác, đều khiến người khác thán phục mà tuân lệnh.
Ngày nay, bao nhiêu người có đủ trí tuệ, nhân cách và dũng khí để nhận mình làm “thầy” mà không sợ bị người khác cho là “kênh kiệu”?
GS.TS Hoàng Chí Bảo, ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương trong bài “Xây dựng Đảng về đạo đức” đăng trên tạp chí Cộng Sản ngày 20/11/2015 viết: “Một khi đạo đức trong Đảng yếu kém sẽ tác động nguy hại tới chính trị, tư tưởng, tổ chức của Đảng và cũng dẫn đến suy đồi đạo đức trong xã hội. Đảng phải chịu trách nhiệm về điều đó”.
Ông cũng cho rằng “muốn cho Đảng ngang tầm nhiệm vụ, Đảng phải nỗ lực vượt bậc để phát triển tiềm lực trí tuệ, tư tưởng của mình”. [2]
Có thể thấy bài viết đã động chạm đến hai vấn đề mang tính sống còn của Đảng là “Đạo đức” và “Trí tuệ”. Ý kiến của GS Bảo dù rất đúng song vẫn ngập ngừng khi sử dụng cụm từ mang tính giả thuyết “Một khi”. “Một khi đạo đức trong Đảng yếu kém” thì mới “dẫn đến suy đồi đạo đức trong xã hội”.
Thực ra ngay trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa 11, Đảng đã đề cập đến “bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên” tham nhũng, thoái hóa, biến chất… Vấn đề không còn là “một khi” mà là một thực tế đã được Trung ương kết luận rõ ràng.
Từ thực trạng văn hóa xã hội, rất nhiều chính trị gia, học giả và truyền thông đều cho rằng xã hội Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng “văn hóa suy thoái, đạo đức xuống cấp” (vtc.vn 15/10/2015); “Đạo đức suy đồi nên cần có biện pháp cấp bách” (Tuoitre.vn 29/10/2013); “Đạo đức lớp trẻ đang suy thoái - vì sao?” (Laodong.com.vn 5/7/2012); “Suy đồi đạo đức” (Nld.com.vn 14/09/2015)… Vậy có thể thay đổi thứ tự các mệnh đề trong phát biểu của GS Hoàng Chí Bảo?
Không “nhất thể hóa” là để sau hai nhiệm kỳ, Bí thư sẽ chuyển sang làm Chủ tịch, còn Chủ tịch sẽ làm Bí thư, thế là được 20 năm công tác, có đủ tiêu chuẩn để hưởng lương hưu?Hai vấn đề mà GS. Hoàng Chí Bảo nêu lên: “đạo đức trong Đảng” và “trí tuệ, tư tưởng” của cán bộ, đảng viên là những vấn đề mang tính sống còn.
Về vấn đề “đạo đức”, Bác Hồ đã nói nhiều, các vị lãnh đạo cũng nói nhiều, nên không đề cập ở đây, xin bàn thêm về “Phát triển tiềm lực trí tuệ” đội ngũ cán bộ, đảng viên.
“Dân bình luận nhiều Bộ trưởng trả lời như học sinh tiểu học" là ý kiến được báo Infonet.vn đăng tải ngày 19/11/2015, khi bình luận về trả lời chất vấn của các Bộ trưởng tại Quốc hội.
Nếu “tiềm lực trí tuệ” của “nhiều bộ trưởng” mới ở mức như “học sinh tiểu học" thì cán bộ cấp thấp hơn như phường, xã có lẽ phải ở mức dưới “tiểu học”, mức “xóa nạn mù chữ”.
Dùng chữ “có lẽ” là do thói quen thận trọng khi viết, còn thực tế thì “có lẽ” phải bỏ chữ “có lẽ” này đi. Người viết được một ông chủ quán game cho xem thông báo của Ủy ban nhân dân xã sở tại, sau mục “Về việc”… là dòng chữ:
“Kính gửi: Hộ gia đình Ông (Bà) In tơ nét Hùng” (chữ “In tơ nét Hùng” viết tay). Chắc chắn đi tìm khắp nước Việt sẽ không có ông Hùng nào họ “In” với tên đệm là “tơ nét”. Thế nhưng văn bản vẫn được ký và đóng dấu đỏ nghiêm chỉnh, xin nói thêm đây là một địa phương thuộc Thủ đô, chỉ cách Tháp Rùa – Hồ Gươm chưa đến 10 km đường chim bay.
Sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ cơ sở, cụ thể là cấp phường, xã. Bao nhiêu Bí thư, Chủ tịch trong số 12.000 phường xã cả nước tốt nghiệp hệ đào tạo chính quy hay chủ yếu là bằng hình thức tại chức?
Do hạn chế về năng lực nên quá trình “nhất thể hóa” hai chức danh này sau nhiều năm vẫn không tiến triển hay còn một lý do khác là để giải quyết “chế độ” cho khoảng 24.000 cán bộ cơ sở này?
Về vấn đề “đạo đức”, Bác Hồ đã nói nhiều, các vị lãnh đạo cũng nói nhiều, nên không đề cập ở đây, xin bàn thêm về “Phát triển tiềm lực trí tuệ” đội ngũ cán bộ, đảng viên.
“Dân bình luận nhiều Bộ trưởng trả lời như học sinh tiểu học" là ý kiến được báo Infonet.vn đăng tải ngày 19/11/2015, khi bình luận về trả lời chất vấn của các Bộ trưởng tại Quốc hội.
Nếu “tiềm lực trí tuệ” của “nhiều bộ trưởng” mới ở mức như “học sinh tiểu học" thì cán bộ cấp thấp hơn như phường, xã có lẽ phải ở mức dưới “tiểu học”, mức “xóa nạn mù chữ”.
Dùng chữ “có lẽ” là do thói quen thận trọng khi viết, còn thực tế thì “có lẽ” phải bỏ chữ “có lẽ” này đi. Người viết được một ông chủ quán game cho xem thông báo của Ủy ban nhân dân xã sở tại, sau mục “Về việc”… là dòng chữ:
“Kính gửi: Hộ gia đình Ông (Bà) In tơ nét Hùng” (chữ “In tơ nét Hùng” viết tay). Chắc chắn đi tìm khắp nước Việt sẽ không có ông Hùng nào họ “In” với tên đệm là “tơ nét”. Thế nhưng văn bản vẫn được ký và đóng dấu đỏ nghiêm chỉnh, xin nói thêm đây là một địa phương thuộc Thủ đô, chỉ cách Tháp Rùa – Hồ Gươm chưa đến 10 km đường chim bay.
Sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ cơ sở, cụ thể là cấp phường, xã. Bao nhiêu Bí thư, Chủ tịch trong số 12.000 phường xã cả nước tốt nghiệp hệ đào tạo chính quy hay chủ yếu là bằng hình thức tại chức?
Do hạn chế về năng lực nên quá trình “nhất thể hóa” hai chức danh này sau nhiều năm vẫn không tiến triển hay còn một lý do khác là để giải quyết “chế độ” cho khoảng 24.000 cán bộ cơ sở này?
Nếu việc ông Phó Giám đốc sở thuộc TP Đà Nẵng trả lời rằng, mình không quan tâm đến giàn khoan “Hải dương hải diếc” của Trung Quốc ngoài khơi Đà Nẵng mới chỉ là chuyện một cá nhân, vụ 16 đơn vị ban ngành, đoàn thể An Giang vào cuộc với mục đích duy nhất là tìm cách xử phạt công dân không còn là chuyện của một người mà là của hệ thống chính trị cấp tỉnh.
Câu chuyện từng ấy đơn vị chỉ cắm cúi tìm cách phê bình, kỷ luật, xử phạt mà không ai nêu vấn đề liệu việc đó có vi hiến không, phạt thế có nặng quá không cho thấy bên cạnh cái tâm của người lãnh đạo còn có vấn đề về hiểu biết pháp luật, nếu nói như GS. Hoàng Chí Bảo thì đây chính là “tiềm lực trí tuệ” của cán bộ tỉnh An Giang.
Góp ý cho cán bộ, chỉ rõ cái sai, cái đúng của cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu chính là vì dân vẫn vẫn còn muốn những lãnh đạo này phát huy ưu điểm, nhận rõ khuyết điểm để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Khi không còn tiếng nói phản biện nào nữa mới là điều đáng lo ngại.
Vấn đề tồn tại không chỉ ở cấp xã, huyện, tỉnh mà còn có thể thấy qua trả lời chất vấn tại Quốc hội, qua chỉ đạo điều hành của người đứng đầu một số bộ, ngành.
Một cán bộ vào lúc “hoàng hôn nhiệm kỳ” như ông Nguyễn Thành Rum ký một lúc 21 quyết định tuyển dụng công chức mà hình thức xử lý là “phê bình rút kinh nghiệm” thì thật kỳ lạ bởi ông đã nghỉ hưu, đã không còn quyền để “ký” nữa thì ông còn phải “rút kinh nghiệm” để làm gì?Rõ ràng là bên cạnh đạo đức, cần rà soát một cách toàn diện năng lực thực sự của cán bộ, nói là năng lực thực sự bởi vì dư luận xã hội vốn không cho rằng bằng cấp trong hồ sơ phản ánh trung thực trình độ, kiến thức của người sở hữu chúng.
Trong nhận định của GS. Hoàng Chí Bảo: “Không một đảng cầm quyền nào có thể đứng vững được khi cơ sở xã hội (nhân dân) suy yếu, mất lòng dân, khi suy đồi về đạo đức, lối sống diễn ra trong đảng, nhất là ở những cơ quan lãnh đạo và người lãnh đạo” có một điều cần làm rõ, nguyên nhân nào dẫn tới hình thành một “cơ sở xã hội (nhân dân) suy yếu”? Đất nước có phải đang có một “cơ sở xã hội” như vậy hay đây mới chỉ là báo động về một nguy cơ?
Bảo vệ cán bộ không có nghĩa là biến họ thành viên thuốc bọc đường nhìn đẹp nhưng không có tác dụng chữa bệnh.
Trong nhận định của GS. Hoàng Chí Bảo: “Không một đảng cầm quyền nào có thể đứng vững được khi cơ sở xã hội (nhân dân) suy yếu, mất lòng dân, khi suy đồi về đạo đức, lối sống diễn ra trong đảng, nhất là ở những cơ quan lãnh đạo và người lãnh đạo” có một điều cần làm rõ, nguyên nhân nào dẫn tới hình thành một “cơ sở xã hội (nhân dân) suy yếu”? Đất nước có phải đang có một “cơ sở xã hội” như vậy hay đây mới chỉ là báo động về một nguy cơ?
Bảo vệ cán bộ không có nghĩa là biến họ thành viên thuốc bọc đường nhìn đẹp nhưng không có tác dụng chữa bệnh.
Giữa hai đối tượng, một đạo đức tốt nhưng năng lực yếu kém, một đạo đức chỉ ở mức bình thường, thậm chí có đôi chút khuyết điểm nhưng năng lực nổi trội, đặt họ vào vị trí lãnh đạo như nhau, chắc chắn hiệu quả công việc của người thứ hai sẽ hơn người thứ nhất.
Vấn đề là kiểm soát quyền lực để tránh cho người được ủy quyền có điều kiện tham nhũng chứ không phải là chọn người không tham nhũng để tất cả cùng… nghèo như nhau.
Sự suy đồi đạo đức dễ nhận thấy, sự suy đồi về “tiềm lực trí tuệ” khó nhận diện bởi đến cấp bậc nào đó luôn có đội ngũ trợ lý, văn thư hùng hậu bên cạnh. Chỉ khi phát biểu trực tiếp như trả lời chất vấn tại nghị trường hay hay trả lời phỏng vấn mới bộc lộ khả năng thực sự.
Quan điểm “nhìn việc cán bộ làm, đừng nghe cán bộ nói” đã đến lúc phải thay đổi thành hãy khuyến khích “cán bộ nói” để từ đó đánh giá “khả năng cán bộ làm”.
Xuân Dương
Biển Đông - Từ sự ngụy tạo chủ quyền đến vai trò của công pháp quốc tế
08:29 |Hội thảo Biển Đông lần 7 diễn ra trong hai ngày 23-24.11.2015 tại Vũng Tàu, khi những sự kiện liên quan đến Biển Đông vẫn đang diễn ra dồn dập.
Xem thêm…
Ba vấn đề cơ bản được nhiều người quan tâm trong hội thảo, đó là vấn đề xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc (TQ) thông qua việc bồi lấp, phá huỷ các rạn san hô cũng như việc hải quân Hoa Kỳ tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo này; và cái gọi là yêu sách đường lưỡi bò trên Biển Đông khiến cho Philippines kiện TQ trước Toà trọng tài quốc tế (PCA) tại Hà Lan.
Ngụy tạo chủ quyền
Trước đó, từ ngày 21-22.11 tại Malaysia, trước thềm Hội nghị cấp cao Đông Á, các đại biểu tham dự hội nghị, có cả nước chủ nhà đã chỉ trích TQ vi phạm luật pháp quốc tế vì những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông.
TQ đã tiến hành một chiến dịch xây dựng đảo nhân tạo ở 7 điểm thuộc quần đảo Trường Sa trong năm qua. Những đảo này phục vụ hai mục đích. Thứ nhất, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động dân sự và quân sự ở khu vực này, và thứ hai là để có thể tuyên bố vùng biển chủ quyền xung quanh những đảo nhân tạo này bất cứ khi nào họ muốn. Điều đó có thể làm gián đoạn quyền tự do hàng hải (FON) ở trung tâm của Biển Đông, tạo ra cái mà Đô đốc Harry B. Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, gọi là “Vạn lý trường thành cát”.
Theo luật quốc tế, bao gồm Công ước luật biển 1982, TQ không thể đưa ra yêu sách chủ quyền đối với các đảo nhân tạo, và đương nhiên, các đảo nhân tạo này sẽ không thể có vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh.
Washington lập luận rằng các đảo TQ đã xây dựng lên ở Biển Đông không được quyền có lãnh hải như lãnh thổ theo luật pháp quốc tế bởi vì chúng thường bị chìm dưới mặt nước khi thủy triều lên. Và vì vậy, phía Mỹ hoàn toàn có quyền tuần tra trong khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo này, bởi vì luật quốc tế không hạn chế vấn đề đó.
Gần đây, Mỹ đã cho tàu khu trục Lassen thực hiện việc tuần tra trong phạm vi 12 hải lý của đá Subi. Tuy nhiên, các quan chức Lầu Năm Góc đã có những mô tả trái ngược nhau về hoạt động của Lassen. Một quan chức Mỹ đã mô tả hoạt động này với Reuters như là một hoạt động “đi qua vô hại” (innocent passage) vào thời điểm đó nhưng sau đó nói rằng đó là một sai lầm. Ngày 4.11, người phát ngôn Lầu Năm Góc Đại úy Jeff Davis cho biết cuộc tuần tra không phải là một sự “đi qua vô hại” nhưng đã từ chối xác định lại một cách công khai lập trưởng đó hoặc diễn giải thêm.
Sự việc này có tính chất rất quan trọng bởi vì cơ chế qua lại vô hại theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) quy định cụ thể là cách 12 hải lý lãnh hải của một quốc gia. Điều này cho phép các tàu chiến đi vào lãnh hải đó mà không cần thông báo trước nhưng trong điều kiện hạn chế, có nghĩa là việc di chuyển đó phải nhanh chóng và liên tục; tàu chiến, máy bay không được sử dụng vũ khí hay có những hành động can thiệp vào hệ thống thông tin liên lạc cũng như các thiết bị khác của các quốc gia ven biển.
Có nhiều giả định cho rằng bãi đá Subi, một thực thể dưới nước được Trung Quốc bồi đắp và xây dựng với quy mô lớn, đã được Mỹ lựa chọn có chủ ý để thực hiện tự do hàng hải nhằm chứng minh trên cơ sở pháp lý rõ ràng rằng Mỹ không công nhận yêu sách của Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với các vùng nước xung quanh các thực thể nhân tạo; đồng thời cũng để chứng minh giá trị của tự do hàng hải là các tàu chiến có thể thực hiện “một loạt hoạt động bình thường” trên biển như diễn tập, sử dụng các cảm biến tích cực và thụ động, và thậm chí cả hoạt động của máy bay trực thăng. Rõ ràng, tự do hàng hải và quyền qua lại vô hại có những điều kiện hoàn toàn khác nhau.
Thực tế, việc chứng minh tự do hàng hải của Mỹ có thể chịu tác dụng ngược rất nguy hiểm nếu Bắc Kinh đi đến kết luận rằng hành vi qua lại vô hại đó của Mỹ là phù hợp với thông lệ quốc tế và vô tình thừa nhận tính hợp pháp của một vùng lãnh hải xung quanh bãi đá Subi cũng như các thực thể ngập nước hay thủy triều thấp khác mà TQ đang kiểm soát ở quần đảo Trường Sa. Cho đến nay các quan chức TQ vẫn mơ hồ, ảo tưởng về bản chất tuyên bố chủ quyền vô lý của nước này trong bối cảnh Mỹ thực hiện chiến dịch tự do hàng hải và quyết định thụ án vụ kiện của Philippines tại Tòa án Trọng tài Thường trực có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) nhằm thách thức những yêu sách quá đáng của TQ ở Biển Đông. Tuy nhiên, TQ đã phớt lờ và phản ứng bóng gió dựa trên các "quyền lịch sử" và đường lưỡi bò.
Chính vì lẽ đó, Thượng nghị sĩ McCain đã kêu gọi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter làm rõ liệu tàu Lassen có ý định thách thức những tuyên bố của TQ ở mức nào và liệu tàu này có hoạt động theo quy định “đi qua vô hại” hay không. “Đi qua vô hại” xảy ra khi một chiếc tàu nhanh chóng đi qua vùng lãnh hải của nước khác, và chỉ có thể diễn ra ở vùng biển thuộc nước khác.
Trong phiên thảo luận về vấn đề pháp lý trong hội thảo, các học giả đã tranh luận rất nhiều về các vấn đề này.
“Quyền lịch sử” không có ý nghĩa pháp lý
Các học giả TQ vẫn kiên trì bảo vệ cho cái gọi là yêu sách đường lưỡi bò của họ. Và luận điểm pháp lý mà họ dựa vào vẫn là “quyền lịch sử” vốn bị chỉ trích và gần như đã bị loại bỏ trong Công ước luật biển 1982. Ngày 24.11, tại phiên điều trần thứ hai của Toà trọng tài quốc tế, Philippines đã kịch liệt phản đối các luận điểm vô lý này của phía TQ về quyền "lịch sử" cũng như đường lưỡi bò của phía TQ.
Trước đó, người phát ngôn Bộ ngoại giao Indonesia Armanatha Nasir đã xác định với giới báo chí tại Jakarta rằng lập trường của Indonesia vào lúc này rất rõ: “Không công nhận đường chín đoạn (của TQ trên Biển Đông) vì nó không phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi đã đề nghị TQ làm rõ ý của họ và họ có ý gì với đường chín đoạn. Điều đó chưa được TQ làm sáng tỏ”.
Vậy mục tiêu thật sự của TQ ở biển Đông là gì?
Nếu Trung Quốc tìm cách thiết lập “chủ quyền không thể tranh cãi” trong “đường 9 đoạn”, thì dường như họ đang thúc đẩy theo ba bước. Thứ nhất, thiết lập và bình thường hóa việc chiếm đóng, sử dụng và bảo vệ khu vực này một cách toàn diện. Tiếp theo, Bắc Kinh yêu cầu các nước khác thừa nhận nguyên trạng mới. Cuối cùng, TQ muốn các bên tranh chấp khác rút lại tuyên bố chủ quyền tranh chấp của mình và thừa nhận tuyên bố “đường 9 đoạn” của TQ thông qua các thỏa thuận song phương trực tiếp. Việc không áp dụng luật pháp quốc tế hay tiền lệ khác sẽ giúp các thỏa thuận song phương này có thể hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền của TQ.
Tuy nhiên, tham vọng của Trung Quốc không dễ gì mà đạt được, phán quyết đầu tiên từ Toà trọng tài đã tạo những tia hy vọng cho việc sử dụng biện pháp pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp, vốn bị bế tắc bấy lâu nay. Và qua phiên điều trần lần thứ hai này, khả năng Toà bác bỏ đường lưỡi bò là rất lớn. Nếu vậy, tham vọng của TQ trên biển Đông sẽ bị ngăn chặn.
Ông Phạm Nguyên Long phân tích 'bàn cờ chính trị Biển Đông'
08:02 |Nhà nghiên cứu Phạm Nguyên Long – Chuyên viên cao cấp thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đã dành cho Báo điện tử PetroTimes một cuộc phỏng vấn để làm rõ hơn tình hình Biển Đông sau những diễn biến mới nhất tại các diễn đàn quốc tế.
Trung Quốc đã thất bại nặng về ngoại giao
Nhìn vào diễn biến và kết quả của một số diễn đàn quốc tế gần đây như APEC, ASEAN, Cấp cao Đông Á ông có nhận định ra sao về tình hình Biển Đông hiện nay?
NNC Phạm Nguyên Long: Có thể thấy rằng, chưa bao giờ vấn đề Biển Đông lại “nóng bỏng” như trong giai đoạn hiện nay. Các hội nghị trên, rất nhiều vấn đề được các đại biểu đem ra bàn thảo nhưng vấn đề Biển Đông cũng đã được nêu bật dù ở các tầm mức khác nhau.
Tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra từ ngày 17 – 19/11 ở Philippines, Trung Quốc rõ ràng đã “đi trước một bước” thông qua chuyến đi mang tính tiền trạm của Ngoại trưởng Vương Nghị tới nước chủ nhà để nhằm “gạt” vấn đề Biển Đông ra khỏi nội dung chương trình nghị sự chính thức của hội nghị.
Dù vậy nhưng, vấn đề tranh chấp biển đảo cũng như các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông vẫn được đem ra bàn luận tại các hội nghị bên lề. Điều này hẳn làm cho Trung Quốc không hề vui một chút nào.
Nhà nghiên cứu Phạm Nguyên Long – Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Ảnh: N. Minh).
|
Bước sang Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 cùng các hội nghị liên quan tổ chức tại Malaysia trong hai ngày 21 và 22/11 vừa qua, thì một lần nữa vai trò, sự đoàn kết của ASEAN lại được phát huy khiến cho Trung Quốc ngày càng bị “cô lập” thêm về mặt ngoại giao.
Tại các hội nghị cấp cao ASEAN+3; Cấp cao Đông Á; ASEAN+1 với lần lượt 7 nước đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, New Zealand và Liên Hợp Quốc thì vấn đề tranh chấp biển đảo, lên án việc Trung Quốc đơn phương tiến hành cải tạo các đảo đá ngầm thành đảo nhân tạo và quân sự hóa chúng khiến cho nước này thực sự trở tay không kịp.
Đây có thể được coi là một đòn ngoại giao cực kỳ thâm sâu mà chính Mỹ, Nhật cũng như các nước ASEAN tạo ra để đối phó với Trung Quốc trên “bàn cờ chính trị” ở khu vực này.
Ông có thể phân tích rõ hơn về cục diện của “bàn cờ” chính trị ở khu vực này?
NNC Phạm Nguyên Long: Ta phải hiểu rằng, đây là vấn đề cục diện ở Đông Nam Á nó gắn chặt với cục diện ở Biển Đông. Có giữ được an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông thì mới giúp cho cả khu vực được phát triển.
Đứng trước những diễn biến này, bản thân các nước trong khối ASEAN đã chính thức lên tiếng. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Malaysia, thủ tướng nước chủ nhà Najib Razak đã nhấn mạnh: “ASEAN cần hành động mạnh mẽ hơn nữa nhằm duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông. Nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982. Kêu gọi các bên liên quan tự kiềm chế và không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình hoặc leo thang căng thẳng.
Hình ảnh đại biểu của 10 nước Đông Nam Á tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Malaysia trong hai ngày 21 và 22/11 (Ảnh: The Star).
|
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có phát biểu quan trọng tại hội nghị này. Trong đó, nhấn mạnh việc bồi lấp, tôn tạo và xây dựng quy mô lớn các đảo, đá ở Biển Đông đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, làm gia tăng căng thẳng và xói mòn lòng tin, gây quan ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế.
Với tư cách là một trong số các nước đối tác lớn của ASEAN, thì Mỹ một lần nữa cũng đã thể hiện vai trò của mình bằng các hành động thực chất. Khiến cho âm mưu muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc phải đứng trước những thách thức to lớn.
ASEAN bây giờ đang ở thế “nhị nguyên”.
Tức là, một mặt vẫn hợp tác với Trung Quốc để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế thương mại có giá trị hàng chục tỷ đô la.
Mặt khác, tiếp tục coi trọng sự hỗ trợ của Mỹ, Nhật Bản để duy trì hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Hơn nữa, việc ra tuyên bố tầm nhìn ASEAN và việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12 tới đây sẽ giúp cho ASEAN thêm sức mạnh để có thể “mặc cả” được với các nước lớn.
Bãi đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc bồi lấp, cải tạo với tốc độ chóng mặt (Ảnh: Digital Global).
|
Sự khôn ngoan của Mỹ trước cú “cựa mình” của Trung Quốc
PV: Ông vừa nhắc tới vai trò của Mỹ, vậy chắc hẳn Mỹ đã có sự chuẩn bị từ rất lâu hay chỉ là do phía Trung Quốc đã quá “manh động” ở Biển Đông?
NNC Phạm Nguyên Long: Theo như tài liệu sau nhiều năm nghiên cứu mà tôi thu thập được, cho tới thời điểm này thì các hành động can dự của Mỹ vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông là việc đã được chuẩn bị từ lâu. Họ chỉ chờ thời cơ thực sự chín muồi thì mới tiến hành thôi.
Ngay từ đầu năm 1995, khi mà Trung Quốc cố tình dũng vũ lực đánh chiếm và bồi lấp xây dựng đá Vành Khăn ở Trường Sa thì Bộ Quốc phòng Mỹ cùng với nhiều học giả đã có những đánh giá ban đầu rất quan trọng và mang tính chiến lược.
Họ (Mỹ) đã có những bước nắm bắt tình hình, nghiên cứu thực tế rồi đánh giá lại chính sách chuyển hướng của mình tại khu vực này và âm thầm chuẩn bị cho những bước can dự rõ rệt tại đây.
Về phía Trung Quốc, trước năm 2009 thì nước này vẫn còn trong giai đoạn “giấu mình chờ thời” (theo lý luận của Đặng Tiểu Bình). Nhưng từ 2010 trở đi, Trung Quốc đã liên tiếp gây hấn và thực sự “quấy đảo” Biển Đông. Điều này đe dọa trực tiếp tới lợi ích của Mỹ ở vùng biển chiến lược này.
Trung Quốc coi khu vực Đông Nam Á là một địa bàn quan trọng của mình để nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Cố công thực hiện chiến lược “Một vành đai, một con đường” hay “Con đường tơ lụa” trên biển. Nếu nước này kiểm soát được Biển Đông thì sẽ đụng chạm tới con đường giao thương và đi lại của cả Mỹ, Nhật và nhiều nước tới Ấn Độ Dương và ngược lại.
Trung Quốc vừa "cựa mình", Mỹ đã có phản ứng khôn ngoan. |
Vì vậy, từ hơn 20 năm nay, Mỹ đã kiên trì chuẩn bị cho mình cả về thế và lực để có những bước đi quyết đoán hơn tại Biển Đông.
Và thực tế đã chứng minh, sau nhiều tháng trì trệ thì Mỹ đã điều tàu chiến vào tuần tra quanh bãi Subi và Vành Khăn mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép của Việt Nam hôm 27/10 vừa qua.
Mới đây nhất, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần 27, bên cạnh việc lên án hành động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông, Tổng thống Mỹ B. Obama đã cam kết viện trợ 250 triệu đô la cho các nước đối tác ASEAN nhằm nâng cao năng lực đảm bảo an ninh hàng hải và bán cho Philippines một tàu chiến.
Hơn nữa, Trung Quốc cũng đang bị vướng mắc trong vụ kiện của Philippines ở tòa trọng tài quốc tế Lahay (Hà Lan) về yêu sách chủ quyền vô lý của nước này. Nhật Bản cũng mới thông qua Dự luật an ninh mới. Tất cả điều này khiến cho những hành động can dự của Mỹ vào Biển Đông ngày càng rõ rệt và khiến Trung Quốc ngày càng bị động.
Việt Nam cần tiếp tục thể hiện vai trò thành viên tích cực của mình trong khối ASEAN để lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo chính đáng của mình. Góp phần cùng các nước duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Trân trọng cảm ơn ông!
Nhật Minh - Thảo pHượng
Bao giờ hết... báo cô?
07:56 |Trong ngôn ngữ dân gian, báo cô hay nuôi báo cô có nghĩa là nuôi người chỉ ăn hại, không giúp ích được gì. Trong gia đình, dòng họ, dù bị lên án là đồ báo cô nghĩa là kẻ vô tích sự nhưng không thể vất đi như một món đồ hư hỏng, thủng bẹp. Gia đình ấy, dòng họ ấy kể cả những bậc cha già, mẹ héo hoàn cảnh cơ hàn vẫn phải nuôi báo cô kẻ ấy.
Từ bếp núc, xó nhà chuyện nuôi báo cô một đứa con, đứa cháu “ăn tàn phá hại” lại trở thành vấn đề cần quan tâm trên nghị trường khi ông Nguyễn Đình Quyền - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói thẳng ra là, chúng ta đang nuôi báo cô nhiều cán bộ, công chức không có năng lực thực thi công vụ. Theo nhận xét của ông Quyền, có đến 40%(!?). Không biết ông nghị sĩ này lấy con số 40% ở đâu ra, có đủ cơ sở tin cậy hay không. Xin lưu ý là Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhận xét, có khoảng 30% cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ nghĩa là thuốc diện Nhà nước phải nuôi báo cô. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ báo cáo trước Quốc hội con số 0,46% nghĩa là cứ 1.000 cán bộ chỉ có 4 cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Nếu đúng vậy thì đây là con số rất nhỏ, không ảnh hưởng gì đến công vụ. Vậy số công chức thuộc diện Nhà nước phải nuôi báo cô là bao nhiêu? Hơn ai hết, những người đứng đầu đều có thể phân loại “quân” của mình, biết ai làm rất tốt, tốt hoặc ấm ớ hội tề. Họ khác ông Quyền ở chỗ, biết mình biết ta không “dám” sa thải ai vì chưa biết chừng mình bị sa thải trước!
Ấy thế mà nhiều đại biểu Quốc hội vẫn lo ngại, liệu có thực hiện được không? Chuyện “giảm chỗ nọ, tăng chỗ kia” và trên thực tế, số lượng cán bộ, công chức, viên chức ăn lương Nhà nước không những không giảm mà còn tăng lên thời gian qua đều đúng quy trình và có lý do chính đáng.Theo một kế hoạch đã công bố, dự kiến từ nay đến năm 2021 Nhà nước ta sẽ tinh giản biên chế gần 30 vạn cán bộ, công chức, viên chức tức là khoảng 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức hiện có. Hiểu một cách nôm na là, cứ 10 người sẽ phải giảm 1 người. Có thông tin là để làm được việc này, ngân sách cần mấy ngàn tỉ đồng.
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội , chúng ta có tội với những người làm việc bằng 5 người khác đang làm. Chúng ta không thể cào bằng như hiện nay mà phải tính lại cho đúng với năng lực thực tế của từng vị trí công việc. Nếu không làm được thì động lực phát triển trong bộ máy Nhà nước bị triệt tiêu, đến một lúc nào đó người có năng lực sẽ chán và buông xuôi. Ông Quyền bảo, nếu cho ông toàn quyền ông sẽ sa thải 40% nhân viên!
Vị ĐBQH “muốn được toàn quyền” tâm sự: Khi còn là chuyên viên, công việc 1 tuần ông làm 2 ngày là hết, thời gian còn lại ông dành học ngoại ngữ, nghiên cứu. Lúc lên vụ phó, công việc 1 tuần ông làm 3 ngày là hết. Lúc làm vụ trưởng, ông chỉ cần 2 vụ phó nhưng bị ép phải nhận thêm 2 phó nữa.
Tình trạng lạm phát vụ phó là có thật. Ở vụ nọ chỉ có hơn 10 người mà vẫn có 2 hàm vụ trưởng. Một đơn vị khác, bên cạnh ông trưởng có tới 12 cấp phó và 7 thành viên suýt soát hàm phó. Chả thế mà Chủ tịch Quốc hội đã truy đến cùng Bộ trưởng Nội vụ về chức danh ngầm hưởng lương để có câu trả lời là phong cấp này là sai quy định làm phình biên chế.
Các chuyên gia đều chỉ ra rằng, hiện trạng nuôi báo cô này do định biên không rõ ràng, du di biên chế quá mức và không có cơ chế gì khuyến khích một người làm việc của 2-3 người. Ngược lại, người làm nhiều càng va chạm, khi bỏ phiếu, bình bầu lại mất phiếu.
Kéo theo đó là nghịch lý người được việc lương cũng như người vô tích sự.
Theo quy trình hiện nay, tinh giản biên chế không dễ dàng chút nào cả, lệ thuộc vào rất nhiều quy định. Người đứng đầu đơn vị không có quyền trong việc quyết định số lượng cán bộ, muốn tăng, muốn giảm thì phải cấp trên, trên nữa quyết định. Biên chế vẫn là lá bùa hộ mệnh linh thiêng. Người ta chấp nhận lương thấp, công việc sai chuyên môn cốt có biên chế suốt đời.
Vậy ai sẽ xử lý vấn nạn nuôi báo cô công chức vô tích sự này? Không thể đẩy lên cấp trên được. Hãy tưởng tượng trong 5 năm giảm biên chế, mỗi năm giảm 60.000 người, các bộ, các tỉnh đùn đẩy danh sách cần cho ra khỏi biên chế này lên Chính phủ xử lý sẽ ra sao? Hết ngày dài lại đêm thâu, thủ tướng, các phó thủ tướng thay nhau rà soát danh sách, trích ngang, nâng lên, đặt xuống từng trường hợp sa thải ngay hoặc cần chiếu cố, ưu ái…thì còn đâu thời gian lo đại sự!
Các chuyên gia đề xuất, chỉ cần định biên và khoán kinh phí, đồng thời thực hiện hai việc này, những người đứng đầu sẽ có cách xử lý được không phải chỉ 10% như phương án của Bộ Nội vụ mà có thể là 20%, thậm chí 40% công chức, viên chức.
Tuy nhiên, sắp đại hội không vội được đâu!