Thời gian qua, Trong khi Nga với Mỹ và châu Âu đấu đá quyết liệt thì Trung Quốc đã tranh thủ vươn "vòi bạch tuộc" khắp thế giới. Với túi tiền "không đáy" và tham vọng không giới hạn, Trung Quốc "trói" rất nhiều nước trên thế giới bằng chiếc vòng kim cô kinh tế của mình.
Danh sách những quốc gia và vùng lãnh thổ mà Trung Quốc đầu tư hoặc thiết lập ảnh hưởng đang ngày một dài thêm. Trong loạt bài này, Ban biên tập xin gửi tới các bạn thông tin chi tiết về những miền đất mà "Vòi bạch tuộc Trung Hoa" đang vươn tới.
Cửa ngõ Lục địa đen
Djibouti là một quốc gia hiếm hoi ở châu Phi có nền kinh tế - chính trị tương đối ổn định. Nằm giữa Yemen và Somalia, Djibouti đóng một vai trò chiến lược quan trọng đối với Mỹ và nhìn ra eo biển Bab al-Mandeb, một trong những tuyến hàng hải đông đúc nhất trên thế giới.
Đại bản doanh của quân đội Mỹ ở khu vực này, trại Lemonnier, đóng tại Djibouti và được sử dụng cho hoạt động chống khủng bố ở Yemen, Somalia cũng như toàn bộ khu vực châu Phi. Đây cũng là căn cứ quân sự thường trực lớn nhất của Mỹ ở Lục địa đen, với hơn 4.000 binh sĩ và một phi đội máy bay không người lái. Bộ Quốc phòng Mỹ đã trả cho Djibouti gần 63 triệu USD/năm để sử dụng căn cứ này.
Cảng biển của Djibouti cũng đang được sử dụng bởi hải quân châu Âu và nhiều nước khác, nhằm chống lại cướp biển từ nước láng giềng Somalia. Nhật Bản và Pháp cũng đã có các căn cứ quân sự tại đây.
Cảng biển của Djibouti cũng đang được sử dụng bởi hải quân châu Âu và nhiều nước khác, nhằm chống lại cướp biển từ nước láng giềng Somalia. Nhật Bản và Pháp cũng đã có các căn cứ quân sự tại đây.
Sự xuất hiện của người Trung Quốc
Bắc Kinh là đối tác kinh tế quan trọng đối với Djibouti trong những năm gần đây. Vào năm 2014, Tổng thống Ismail Omar Guelleh đã thay đổi hợp đồng điều hành cảng biển từ một nhà thầu có trụ sở tại Dubai sang cho công ty Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng đang thi hành dự án xây dựng đường sắt trị giá 3 tỷ USD nối Djibouti với thủ đô của các quốc gia láng giềng là Ethiopi và Addis Ababa. Ngoài ra, Trung Quốc còn chi 400 triệu USD đầu tư vào dự án cải thiện khu cảng đang xuống cấp của Djibouti.
Trong Lễ kỷ niệm 38 năm Ngày Quốc khánh Cộng hòa Djiouti hôm 27/6, Lực lượng vũ trang Djibouti (FAD) đã bất ngờ trình diễn pháo tự hành chống tăng WMA301 do Trung Quốc sản xuất.
Tổng thống Ismail Omar Guelleh cũng hé lộ rằng Trung Quốc đang đàm phán với nước này nhằm xây dựng một căn cứ quân sự ở cảng biến chiến lược: “Pháp đã xuất hiện ở đây từ lâu, Mỹ cũng hiểu rằng địa thế của Djibouti có thể giúp họ chống lại khủng bố trên khắp khu vực. Nhật Bản muốn bảo vệ họ khỏi cướp biển, và giờ đây Trung Quốc cũng muốn củng cố quyền lợi của mình và họ hoàn toàn được hoan nghênh”.
Những động thái này đã khiến người Mỹ vô cùng lo lắng. Phát biểu trước Hạ viện Mỹ, nghị sĩ Randy Forbes, chủ tịch tiểu ban hải lực, thuộc Uỷ ban Vũ trang hạ viện Mỹ cảnh báo, Trung Quốc muốn xây dựng một căn cứ tại đây là để làm đối trọng với Mỹ và "nhắc nhở" Washington rằng, Bắc Kinh cũng là một thế lực trên thế giới.
Người Mỹ bị "hất cẳng"
Nghị sĩ Randy Forbes và các chuyên gia quân sự đã nhầm hoàn toàn. Trung Quốc không hề muốn nhắc nhở Mỹ, cũng không cần làm đối trọng với Mỹ, mà thẳng tay "hất cẳng" Mỹ khỏi Djibouti.
Mới đây, Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, Djibouti đã yêu cầu Mỹ rút khỏi Obock (căn cứ phụ của Mỹ) tại để chuyển giao cho quân đội Trung Quốc. Thông tin này cũng được xác nhận qua một bài báo trên tạp chí CounterPunch hôm 17/8.
Việc "đánh mất" căn cứ quân sự Obock vào tay người Trung Quốc khiến Mỹ vô cùng lo lắng bởi cơ sở này nằm ngay trên một vị trí chiến lược, có thể giúp Bắc Kinh nhanh chóng tiếp cận khu vực Sừng châu Phi, Ấn Độ Dương, Biển Đen và cửa ngõ tiến vào kênh đào Suez. Nhiều chuyên gia nhận định, đây là một hồi chuông cảnh báo cho Mỹ, và cho rằng những việc tương tự như vậy có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai.
0 Nhận xét