Home » Archives for tháng 9 2015
Sinh toàn gái được thưởng: Tiền sẽ làm giảm "cơn khát" con trai?
09:24 |"Chúng tôi đề xuất hỗ trợ tiền cho gia đình sinh toàn con gái làm sao để nâng cao vị thế của phụ nữ".
Xem thêm…
Bộ Y tế vừa đề nghị đưa chính sách gia đình sinh toàn gái được thưởng tiền vào Dự thảo Luật Dân số.
Sau khi đề xuất gia đình sinh toàn gái được thưởng tiền được đưa ra, có ý kiến cho rằng, đề xuất này khó khả thi. Ông Lê Cảnh Nhạc (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế) đã chia sẻ xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, trước đây Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình từng đề xuất "hỗ trợ kinh tế cho gia đình sinh con một bề là gái" nhưng bị dư luận phản đối. Vậy tại sao, lần này tổng cục lại tiếp tục đề nghị đưa chính sách này vào Dự thảo Luật Dân số?
Ông Lê Cảnh Nhạc: Chúng tôi kiên trì đề xuất chính sách này dựa trên khảo sát nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm của các nước trong khu vực, đặc biệt là Hàn Quốc. Thực tế, họ cũng giải quyết rất tốt vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, quan tâm đến an sinh xã hội, đặc biệt gia đình sinh con một bề là gái. Họ làm điều này nhằm mục đích nâng cao quyền, vị thế của phụ nữ.Ngoài ra, trong quá trình học tập, trẻ em gái được miễn học phí, cấp học bổng. Khi ra trường, con gái sẽ được xem xét ngành nghề phù hợp.
Ở Hàn Quốc, họ tự hào vì sinh được con gái. Mỗi khi bé gái ra đời là niềm tự hào, kiêu hãnh của gia đình, dòng họ. Bên cạn đó, quan niệm của người Hàn Quốc, con gái cũng có trách nhiệm như con trai, làm các công việc của con trai. Con gái cũng thờ cúng, chăm sóc bố mẹ. Do đó, người dân Hàn Quốc rất yên tâm về việc sinh con trai hay con gái.
Trong khi đó, tại Việt Nam, trên 70% người già sống dựa vào con cái và không có chế độ trợ cấp xã hội khi về già. Nhiều người vẫn muốn có con trai nối dõi tông đường, thắp hương, làm chủ gia đình…
Do đó, chúng tôi đề xuất giải pháp này nhằm hỗ trợ người sinh con một bề là gái, làm sao để nâng cao vị thế của phụ nữ. Chúng tôi mong muốn mọi người nhìn nhận, con gái cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ như con trai, được quyết định cuộc sống gia đình, làm chủ gia đình.
Do đó, nên đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Có ý kiến cho rằng, thưởng tiền, dù nhiều hay ít cũng không thể ngăn được “cơn khát” con trai đã ăn sâu trong nếp nghĩ của người dân. Hơn nữa, thưởng tiền cho gia đình sinh toàn gái là thương hại, coi rẻ người nhận. Ông nghĩ sao?
Ông Lê Cảnh Nhạc: Tại Việt Nam, tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, mong muốn có con trai để nối dõi tông đường đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân. Các gia đình cần có con trai để làm kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều người lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh.
Thực tế, những nguyên nhân này để lại hệ luỵ vô cùng nguy hại đối với nòi giống. Các nhà khoa học dự báo Việt Nam sẽ “dư thừa” từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới vào năm 2050.
Như vậy, việc hỗ trợ về kinh tế cho gia đình sinh toàn con gái là hết sức quan trọng. Điều này có tác dụng tuyên truyền, lan tỏa rất lớn trong cộng đồng.
Cá nhân tôi tin rằng, hầu hết trong xã hội đều không bao giờ nghĩ sinh 2 con gái để nhận tiền thưởng. Bởi vậy, có chính sách hỗ trợ, người dân sẽ cảm thấy được quan tâm, chia sẻ.
Nếu ai đó suy nghĩ đẻ con gái để nhận hỗ trợ là hạ thấp, thương hại người được nhận và không thấy được ý nghĩa nhân văn của chính sách, đó là những suy nghĩ thiển cận, không mang tính xây dựng.
Tôi cũng nhấn mạnh, hỗ trợ tiền không phải là giải pháp duy nhất, đây chỉ là giải pháp hỗ trợ. Giải pháp quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền, vận động…
Theo ông, nếu đề xuất này được thông qua, việc áp dụng mức hỗ trợ các gia đình sinh toàn gái sẽ như thế nào?
Ông Lê Cảnh Nhạc: Hiện nay, chúng tôi chưa tính toán cụ thể. Đây mới chỉ là đề xuất đưa ra ý tưởng, còn lại, các bộ, ngành liên quan sẽ ngồi lại với nhau để rà soát, xây dựng.
Để thực hiện được đề xuất này, nguồn kinh phí chủ yếu dựa vào ngân sách của Nhà nước ở trung ương và địa phương, ngoài ra huy động từ nguồn khác.
Ông có khuyến cáo gì đối với những gia đình có tư tưởng “đẻ cho bằng được con trai”?
Ông Lê Cảnh Nhạc: Những gia đình cố đẻ cho bằng được con trai, khi lớn lên thanh niên sẽ không lấy được vợ. Các hậu quả về lâu dài rất nghiêm trọng: Việc thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm hơn và có thể bỏ học để lập gia đình. Mất cân bằng giới tính sẽ gia tăng về nhu cầu mại dâm; buôn bán phụ nữ.
Các cá nhân cũng cần thay đổi quan niệm về sự ưa thích con trai và hành vi lựa chọn giới tính thai nhi.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tàu hỏa bị lật giữa rừng Bình Thuận, đường sắt Bắc - Nam tê liệt
08:02 |
0h40 sáng 30/9: Từ hiện trường vụ lật toa tàu, PV cho biết đến 0h15 sáng 30/9, anh em Đội Quản lý đường sắt Bình Thuận (thuộc Công ty Quản lý đường sắt Sài Gòn) tiếp tục khắc phục đoạn đường ray tại vị trí toa tàu bị nạn.
Các thanh ray được đưa lại đường ray, siết chặt các đinh ốc vào tà vẹt. Dù trong đêm,anh em vẫn làm việc rất kỹ lưỡng và kiểm tra cẩn thận.
... Các chuyến tàu trong đêm từ TP.HCM đang tiến tới khu vực này hẳn không biết chỉ trước đó ít lâu, đoạn đường ray này đã bị hất văng, tàu không thể qua lại được.
23h tối 29/9: Gần 23h tối 29/9, trao đổi với PV, Phó TGĐ Tổng công ty Đường sắt VN Đoàn Duy Hoạch cho biết đến 22h30 tối 29/9 lực lượng cứu hộ đã kéo được toa xe tàu chở hàng bị trật bánh tại khu vực giữa ga Suối Vận và Sông Phan trở lại đường ray.
Toa tàu bị lật được đưa ngay đưa về ga Suối Vận để thông đường sắt Bắc Nam.
Theo đó, vào khoảng 13h40 ngày 29/9, đoàn tàu chở hàng ký hiệu SY 1 chạy từ Hà Nội vào ga Sóng Thần (Bình Dương) đã xảy ra sự cố trật bánh 1 một toa tàu tại khu vực trên.
Theo ông Hoạch, do vị trí xảy ra sự cố nằm trong khu vực hẻo lánh, khó tiếp cận bằng đường bộ nên lực lượng cứu hộ gặp khó khăn và cần thời gian đưa cần cẩu và thiết bị vào cứu hộ.
Toa tàu bị trật bánh làm hư hỏng một số đoạn đường ray và tà vẹt nhưng không gây thương vong. Tuy nhiên, sự cố trên khiến nhiều đoàn tàu chở khách và tàu hàng phải tạm dừng hành trình ở các ga kế cận chờ thông đường khiến hành khách bị ảnh hưởng đi lại.
Lúc 22h50, các đơn vị đường sắt đã hoàn thành việc sửa chữa đường ray bị hư hỏng và kiểm tra lần cuối trước khi thông đường.
21h58 tối 29/9: Thông tin ban đầu được biết vào trưa 29/9, có một số toa tàu của một đoàn tàu chạy hướng Bắc-Nam đã bị lật ở địa phận Suối Vận-Sông Phan (huyện Hàm Thuận Nam). Hiện tại chưa có thống kê về thiệt hại về người và tài sản.
Trong đêm 29/9, lực lượng chức năng đang tiến hành mở đường để vào hiện trường vụ tai nạn.
Vụ tai nạn trên đã khiến nhiều hành khách đi tàu hỏa tuyến Phan Thiết-Sài Gòn phải dừng chuyến. Các tuyến tàu hỏa khác theo trục Bắc-Nam và ngược lại khi đến địa phận Bình Thuận cũng phải dừng lại để chờ lực lượng chức năng giải tỏa hiện trường vụ tai nạn trên.
Được biết địa điểm xảy ra tai nạn là khu vực hẻo lánh giữa rừng nói và không có đường ngang giao cắt nên rất khí tiếp cận với hiện trường để cứu hộ.
Thông tin từ cơ quan chức năng Bình Thuận cho biết đã đưa xe cẩu vào nhưng rất khó khăn trong việc tiếp cận hiện trường.
Các chuyến tàu từ ga Sài Gòn vẫn xuất phát bình thường
Theo một lãnh đạo thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý vận tải đường sắt Sài Gòn, chuyến tàu bị lật bánh là tàu chở hàng.
Cũng theo vị lãnh đạo này cho biết hiện chưa thống kê được bao nhiêu chuyến tàu phải dừng do sự cố trên. Tuy nhiên, một số chuyến tàu vẫn xuất phát tại ga Sài Gòn bình thường do sự cố cách TP.HCM 200km. Một số chuyến tàu cách hiện trường có cự ly ngắn phải dừng lại để chờ hiện trường giải tỏa.
Tàu hỏa bị lật là tàu chở hàng, tuyệt đối không có khách và theo lãnh đạo Công ty quản lý đường sắt Sài Gòn, hiện chưa rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
|
Bắt nóng nghi can nghiện bóp cổ thiếu nữ để cướp
07:58 |
Tối 29/9, Công an P.Trảng Dài (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) cho hay vừa bắt Châu Kiềm Lâm (22 tuổi) và Nguyễn Phương Nam (19 tuổi, cùng ngụ TP.Biên Hòa) về tội cướp sản.
Thông tin ban đầu, trưa cùng ngày, Lâm và Nam đi xe máy, phát hiện chị Trần Thị Ngọc (25 tuổi, ngụ tổ 12, KP2, P.Trảng Dài) ở phòng trọ một mình đang sử dụng điện thoại, cửa phòng chưa đóng. Nam tiến đến rồi bất chợt xông vào phòng trọ, bóp cổ chị Ngọc để Lâm cướp điện thoại trên tay nạn nhân rồi nhanh chóng lên xe bỏ trốn.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng nhanh chóng tới hiện trường để điều tra vụ việc, truy xét các đối tượng khả nghi. Đến 14g cùng ngày,Công an P. Trảng Dài đã bắt Lâm và Ngọc tại một phòng trọ cách hiện trường khoảng 300m, thu giữ chiếc điện thoại bị cướp.
Qua quá trình đấu tranh, đến 20h tối, hai đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội.
Cơ quan công an đã bàn giao hai nghi can cho lực lượng Công an TP. Biên Hòa tiếp tục điều tra, đồng thời trả chiếc điện thoại cho chị Ngọc.
Tại cơ quan công an, hai nghi can khai do nghiện nên đã tìm vào các khu trọ để trộm, cướp tài sản. Lâm khai đã thực hiện trót lọt 4 vụ trộm cướp tài sản trước đó.
"Lãnh đạo còn chém gió giỏi hơn bọn tôi"
07:58 |Điều hiển hiện tại các sân chơi mà ta đã vào như ASEAN, AFTA, FTA, WTO, hay sắp vào như TPP… sân nào đối với ta cũng đều không bằng phẳng.
Xem thêm…
"Đảo võ" và "Chém gió"
Quản lý sản xuất nông nghiệp của ta, nếu căn cứ vào đường lối, chính sách, luật pháp Nhà nước vào công tác qui hoạch, kế hoạch của các bộ ngành và địa phương, phải nói là tương đối hoàn hảo và từng được một số nước bạn tìm hiểu, học tập. Nhưng nếu nhìn vào công tác điều hành sản xuất - kinh doanh thì từ cơ quan quản lý đến người nông dân giống như thầy cúng cầu mưa - "đảo võ". Và như thầy pháp lên đồng cầm gươm "chém gió" .
"Đảo võ" là vì từ quan liêu bao cấp sang thị trường mà không cụ thể hóa được "định hướng xã hội chủ nghĩa". Từ lấy công tác qui hoạch kế hoạch làm công cụ quản lý, nay nghe đâu người ta tính bỏ qui hoạch (?). Từ bảo tồn chọn lọc giống gốc quốc gia nay tính bỏ "mấy ông già bà lão" ấy để nhập giống (Trung Quốc) về xài chắc?
Đầu năm, thấy trên VTV1, Đoàn viên Thanh niên Bộ Công Thương đi bán "giải cứu" dưa hấu, hành tím cho nông dân, gây cảm xúc cho không ít khán giả, nhưng chỉ mua và bán dùm cho đâu được mấy tấn! Mới đây, vào mùa nhãn Hưng Yên và mùa vải thiều Lục ngạn, nghe đài VOV1 nói "chủ động chuẩn bị", "mở thị trường sang Mỹ, Nhật, Úc, Tây Âu...", nhưng kết thúc vụ mùa cũng chỉ xuất được vài tấn trong số hàng chục ngàn tấn mỗi loại có "thương hiệu" này qua đường hàng không. Hèn nào, có người nói "nền kinh tế một container" là vậy.
Tệ hơn nữa, xuất hàng lúc đầu đạt yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn thức phẩm, nhưng lần sau thì sẽ khác và bị từ chối, như "tôm rau câu", "tôm đầu đinh" chẳng hạn. Ngay người viết bài nầy, từng ra lệnh đi gom heo bò làm lẻ, làm lậu bên ngoài vào trại giết mổ tập trung, nhưng Tết vẫn được lò mổ tặng thịt heo ăn Tết hôi rình vì bị bơm nước bẩn, để "thưởng công" lãnh đạo!
Hàng đêm, nhìn lên VTV1 vào giờ vàng thời sự, trong những vị ta quen mặt đi lễ và đi hội, ít thấy ai xuống nhà xưởng, đi ra đồng, vào bệnh viện quá tải, hay gặp dân bàn chuyện làm ăn, và nhất là đối thoại những vấn đề bức xúc.
Nếu kiên trì lục lại tất cả các văn kiện của các cấp các ngành, tại các cuộc hội họp, sẽ thấy bao nhiêu điều nói mà không nói đã làm được đến đâu rồi? Hay nó chỉ như "lời cầu nguyện", hoặc như "đảo võ cầu mưa" cứu hạn!
Nhưng cũng ngặt nỗi là khi thành công một số mặt hay được một mớ ngoại viện nào đấy thì trở lại căn bịnh ban đầu là "Nổ" và "chém gió", như TS Võ Trí Thành Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương nói tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu tại Sầm Sơn - Thanh Hóa ngày 27/8/2015:"Người Việt Nam chém gió trong nước rất giỏi. Lãnh đạo còn chém gió giỏi hơn bọn tôi"[1].
"Dấu ấn"
Hoàn cảnh nghiệt ngã là ta bước ra khỏi chiến tranh, thương tích đầy mình. Chúng ta đã bắt tay quản lý đất nước và phát triển kinh tế với lực lượng lao động là lính, là nông dân tự do, nghèo, ít học, và chưa một lần làm công nhân, và với một số doanh nhân vốn liếng ít ỏi, thậm chí trắng tay, còn sót lại sau cuộc chiến, quản lý còn thiếu kinh nghiệm.
Trong khi đó, yêu cầu chuyên môn hóa như dấu cộng (+) hoặc dấu trừ (-) gắn trước mỗi chữ số của bài toán một cách mặc định, như quản lý ngành sản xuất anh phải "lên bờ xuống ruộng" với công việc ấy, với thị trường..., chứ không chỉ với mớ kiến thức sách vở ở nhà trường. Đó là chưa kể có thứ kiến thức sách vở không liên quan gì đến hoạt động kinh tế cụ thể, hay chỉ ngồi đọc các báo cáo "xơ chai" trong phòng lạnh hay dự các "hội thảo qua loa", thì làm sao mà quản lý. Cái lạ là hình như chúng ta chưa thấy rõ cái "dấu ấn" ấy để biết đúng giá trị các con số mà mình chọn để giải bài toán.
Những người đại biểu cho dân làm ra luật, nhưng không hiểu biết về hoạt động trên thương trường, hay công việc của người công nhân, nông dân, thậm chí có người chưa học luật... thì khi làm luật có liên quan ắt còn có nhiều kẽ hở là tất nhiên. Thậm chí có người nói luật nầy ta làm có tham khảo luật các nước Âu-Mỹ. Nhưng họ quên rằng thể chế chính trị ở đó là tam quyền phân lập, xã hội dân sự, kinh tế thị trường tự do…
Tại sao con cá nheo của Mỹ chỉ nuôi ở vài bang miền nam nước Mỹ và cũng chỉ vài ông dân biểu Mỹ ứng cử ở đó có trách nhiệm với ngư dân - cử tri nơi ấy mà vận động quốc hội ra được luật bảo vệ quyền lợi cho ngư dân họ? Những bài toán có mẫu số khác nhau đều phải được qui đồng mẫu số trước khi giải. Nếu không thì có "hội" mà không "nhập" được.
Trong nông nghiệp ta nói "liên kết 4 nhà" nhưng chỉ là khẩu hiệu. Campuchia không nói mà làm được gạo thương hiệu xuất qua hơn 40 nước, còn ta đóng gói gạo trắng bán lẻ, nhưng qui cách và "chữ hiệu" trên bao là theo yêu cầu nước nhập khẩu! Xuất năm cao nhất gần 8 triệu tấn gạo mà chỉ một nhãn hiệu "Gạo Việt Nam"! Tôi từng tham gia trao đổi kinh nghiệm làm lúa với các tỉnh Campuchia giáp ranh (tỉnh tôi) theo yêu cầu của bạn, tôi thấy họ có nhiều bài học hay về quản lý tài nguyên - môi trường, nhưng ta không học được vì ta đã không còn cơ hội "qui đồng mặt bằng quản lý" như họ. Ta như "Tre già" rồi!
"Hy vọng"
Tình hình tương tự cần có mạn đàm riêng nhưng điều hiển hiện tại các sân chơi mà ta đã vào như ASEAN, AFTA, FTA, WTO, hay sắp vào như TPP... sân nào đối với ta cũng đều không bằng phẳng vì "không đồng mẫu số". Cái "không" đó chính là cái khó của các nhà doanh nghiệp và của người lao động là chủ yếu. Nhưng sự xuất hiện của Tập đoàn Vinamilk, Tập đoàn Dệt may, Xí nghiệp Dược Hậu Giang, hay như Tập đoàn HAGL… đầu tư ra nước ngoài thành công về mặt nông nghiệp gợi cho ta hy vọng!
Nghệ sĩ Việt tổ chức đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ An Thuyên
07:35 |Đêm nhạc có sự góp mặt của nhiều thế hệ ca sĩ như NSND Thu Hiền, NSƯT Tấn Minh, Mỹ Linh, Lan Anh, Tùng Dương, Hồ Ngọc Hà, Hồ Quỳnh Hương...
Xem thêm…
Nhạc sĩ An Thuyên đột ngột từ giã cõi trần đã để lại một khoảng trống không thể lấp đầy trong lòng khán giả yêu nhạc của ông, là một tổn thất lớn cho nền âm nhạc Việt Nam. Một sự ra đi để lại nhiều tiếc thương, lưu luyến cho cả những người làm nghề và đông đảo khản giả.
Để tưởng nhớ ông, gia đình cố nhạc sĩ cùng những người bạn thân đã quyết định tổ chức đêm nhạc mang tên “Tan vào Hà Nội”, như một sự tri ân của gia đình đối với tình cảm của đông đảo công chúng trong và ngoài nước, đặc biệt là khán giả Hà Nội đã dành cho ông nhiều tình cảm trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của nhạc sĩ An Thuyên.
Đêm nhạc sẽ được tổ chức vào tối 11/10/2015 tại Nhà hát lớn Hà Nội, được tường thuật trực tiếp trên kênh truyền hình Quốc Phòng Việt Nam.
Nhạc sĩ An Thuyên ra đi để lại bao đau thương, tiếc nuối cho người thân và bạn bè trong làng nhạc.
“Tan vào Hà Nội” là một sáng tác gần đây của nhạc sĩ An Thuyên. Ca khúc nói về mùa Thu – mùa đẹp nhất trong năm của mảnh đất Tràng An ngàn năm văn hiến với những hình ảnh lãng mạn, bay bổng và rất đỗi thân thuộc. Với nhạc sĩ An Thuyên, Hà Nội là quê hương thứ 2, nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, bồi đắp nên nhân cách và mang đến cho ông nhiều cảm hứng sáng tác, tạo nên sự thành công trong sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ.
Vì thế, cả lúc còn sống cũng khi đã rời bỏ cõi trần, ông được công chúng yêu mến và trân trọng, ngưỡng mộ. Người Hà Nội cũng dành cho ông nhiều tình cảm đặc biệt, đó là những người đồng nghiệp, những học trò, những nghệ sĩ, giới truyền thông, và khán giả - những người yêu mến các sáng tác của ông, trân trọng sự gần gũi, giản dị và nhiệt huyết với nghề của ông, đã dành cho ông những tình cảm trang trọng, ngay cả lúc ông đã qua đời.
Người con xứ Nghệ khi rời khỏi cõi trần, trong một ngày Thu Thủ đô đầy nắng hanh hao, ông như tan vào hư không, tan vào trong lòng Hà Nội. Đó cũng là lý do để gia đình lựa chọn chủ đề Tan vào Hà Nội trong đêm nhạc của ông.
Bằng sự mạnh mẽ, mãnh liệt - màu đỏ của Hỏa như muốn nói đến những hoài bãi lớn lao, sống hết mình, phấn đấu không ngừng nghỉ của Ông. Và để dung hòa với những ước mơ cháy bỏng ấy, vòng tuần hoàn ngũ hành kết lại bằng màu vàng - cũng chính là màu thuộc mệnh thổ, ngoài ra đó cũng là màu của hoa cúc - một loài hoa mà khi còn sinh thời nhạc sĩ An Thuyên vô cùng yêu thích.
Bằng sự mạnh mẽ, mãnh liệt - màu đỏ của Hỏa như muốn nói đến những hoài bãi lớn lao, sống hết mình, phấn đấu không ngừng nghỉ của Ông. Và để dung hòa với những ước mơ cháy bỏng ấy, vòng tuần hoàn ngũ hành kết lại bằng màu vàng - cũng chính là màu thuộc mệnh thổ, ngoài ra đó cũng là màu của hoa cúc - một loài hoa mà khi còn sinh thời nhạc sĩ An Thuyên vô cùng yêu thích.
Đêm nhạc có sự góp mặt của nhiều thế hệ ca sĩ như NSND Thu Hiền, NSƯT Tấn Minh, Mỹ Linh, Lan Anh, Tùng Dương, Hồ Ngọc Hà, Hồ Quỳnh Hương, Vũ Thắng Lợi, Phương Thảo, Lê Anh Dũng, Xuân Hảo... cùng nhiều nghệ sĩ khác. Với phần tham gia phối khí của các nhạc sĩ Sơn Thạch, Hoàng Anh Minh, Dương Cầm, chắc chắn khán giả sẽ được thưởng thức một đêm nhạc ngập tràn cảm xúc và cũng đầy tươi mới.
Những nghệ sĩ tham gia đên nhạc Tan vào Hà Nội.
Hồ Ngọc Hà Hạnh phúc vì được tham gia đên nhạc tưởng nhớ nhạc sỹ An Thuyên.
Ngoài số lượng vé mời dành tặng cho những người thân thiết của nhạc sĩ An Thuyên, đại diện gia đình – biên tập viên Bông Mai cho biết: “Gia đình sẽ dành một lượng vé nhất định đến bán cho những khán giả yêu thương và mến mộ nhạc sĩ An Thuyên để họ có cơ hội được sống lại với những ký ức gắn liền các ca khúc của ông.
Cũng là để cùng gia đình làm những điều thiện nguyện. Bởi số tiền bán vé sẽ được gia đình lập một quỹ mang tên nhạc sĩ An Thuyên để thực hiện nốt những điều còn dang dở khi nhạc sĩ đang làm lúc sinh thời.
Đó là việc xuất bản cuốn sách nhạc dành tặng các nhạc sĩ lớn tuổi; Phát hành tổng tập nhạc thiếu nhi của chính nhạc sĩ An Thuyên và nhiều nhạc sĩ tên tuổi khác; Thành lập trại sáng tác dành cho những đơn vị doanh nghiệp như chính những tâm nguyện của Ông khi còn là chủ tịch hội phát triển văn hóa doanh nghiệp và những hoạt động khác...”.
BTV Bông Mai con gái nhạc sỹ An Thuyên cho biết Gia đình sẽ dành một lượng vé nhất định đến bán cho những khán giả yêu thương và mến mộ nhạc sỹ An Thuyên để họ có cơ hội được sống lại với những ký ức gắn liền các ca khúc của ông.
Ngoài ra, tại đêm nhạc ở khu vực sảnh Nhà Hát Lớn cũng sẽ trưng bày triển lãm về Nhạc sĩ An Thuyên với rất nhiều kỷ vật của Ông. Đó là các bản thảo viết tay các sáng tác như Ca dao em và tôi, Mẹ Việt Nam anh hùng….Cùng với các tác phẩm nhiếp ảnh mà ông đã dành rất nhiều thời gian cho niềm đam mê này.
Bên cạnh đó, khán giả sẽ biết đến một An Thuyên của đời thường dung dị, mộc mạc qua các bức ảnh của ông với gia đình, bạn bè và sự nghiệp. Với nhạc sĩ An Thuyên, âm nhạc là sự nghiệp vô cùng lớn của Ông, nhưng những sở thích về sưu tầm máy hát cổ, đĩa than, máy ảnh… lại là một góc khác trong đời sống của Ông.
Chính những niềm đam mê dành cho nhiếp ảnh, sưu tầm đã giúp ông có vốn sống phong phú và nhiều trải nghiệm, góp phần làm nên tâm hồn, nhân cách, trí tuệ để biến thành những tác phẩm âm nhạc có ích cho đời sống xã hội, tạo được sự nể trọng trong lòng đồng nghiệp và sự mến mộ của công chúng khắp nơi dành cho nhạc sĩ An Thuyên.
Việt Nam và "cách tiếp cận thông minh" trên Biển Đông
07:33 |Với nước nhỏ như Việt Nam, theo đuổi chủ quyền dân sự trên biển là cách tiếp cận thông minh.
Xem thêm…
LTS:Tuần Việt Nam tiếp tục cuộc trò chuyện với các chuyên gia: ông Ngô Lực Tải, Phó Chủ tịch Hội KHKT biển TP HCM, tác giả cuốn ‘Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập’; Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Chu Hồi, Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; KTS Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam.
Cơ hội và nguy cơ đều đi vào từ biển
Hoàng Hường: Thưa ông Chu Hồi, ông từng nêu ý tưởng nên có Bộ Quản lý biển hay cơ quan chuyên trách phát triển kinh tế biển và hướng ra biển, ông có thể nói cụ thể hơn?
Ông Nguyễn Chu Hồi: Chuyện thành lập một cơ quan cấp bộ để quản lý thống nhất về mặt nhà nước đối với biển, đảo đã đặt ra rất sớm, lúc đó tôi đang làm Viện trưởng Viện kinh tế và Quy hoạch của Bộ thủy sản và đã tham gia xây dựng phương án này. Thời điểm đó ai cũng thấy có nhiều bộ quản lý đất liền, nhưng biển hầu như không có lấy một bộ riêng biệt để quản lý nhà nước đối với 3 phần tổ quốc này.
Khoảng các năm 2006 - 2007 quá trình nhập Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp rậm rịch, hé lộ mô hình một Bộ biển gắn với nghề cá, nòng cốt là ngư dân. Nếu ta gắn kinh tế với quốc phòng thì thấy bộ biển và ngư dân không phải là lực lượng bé để tiếp cận ‘chủ quyền dân sự’ trên biển. Và nếu xảy ra những chuyện không mong muốn trên biển, đấy chính là tổ chức và lực lượng tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân trên biển. Cha ông ta đã thành công từ góc nhìn này.
Lúc ấy Bộ Thủy sản trình phương án thành lập Bộ biển và Nghề cá. Nhưng ngay trong Bộ Thủy sản khi đó cũng như bên ngoài còn có những ý kiến khác nhau. Khi đó cục diện Biển Đông cũng chưa diễn biến phức tạp như từ năm 2009: Việt Nam công bố thềm lục địa rộng ra 350 hải lý ở hai khu vực, và Trung Quốc sau đó công bố yêu sách phi lý về đường lưỡi bò trên Biển Đông,…
Vấn đề Biển Đông sẽ là một thách thức dài hạn, khó lường, phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích biển, chủ quyền của ta, mà còn ảnh hưởng đến các nước xung quanh.
Tôi vẫn cho rằng cần phải có một bộ như vậy. Cấp độ thể chế, đẳng cấp thể chế, biển là sân chơi quốc tế, hết 12 hải lý chủ quyền là ra đến vùng quyền chủ quyền, và quyền tài phán quốc gia, tức là đụng đến ‘cuộc chơi’ quốc tế rồi. Chuyện này Trung Quốc rất thành công. Ngay khi ông Tập Cận Bình lên Chủ tịch nước đã nói: “phải thống nhất quản lý về mặt nhà nước đối với biển”. Các lực lượng chấp pháp trên biển của họ đều giao ngọn cờ vào tay Tổng cục Đại dương Trung Quốc - thực ra là một cơ quan cấp bộ.
Nếu ta cảm thấy rằng biển mãi mãi quan trọng và tình huống xấu của đất nước thường bắt đầu từ biển, điều này đã xảy ra 15 lần ở nước ta, thì lần này không loại trừ.
Luật biển Việt Nam ban hành năm 2012 có ba nguyên tắc, trong đó có chủ trương giải quyết các vấn đề biển bằng biện pháp hòa bình; Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển, các địa phương sẽ quản lý trên cơ sở phân cấp của Chính phủ. Chủ trương này phù hợp với hoàn cảnh nước nhỏ. Bộ biển là cần, nhưng cần tính toán cụ thể: quản lý nhà nước, hay làm kinh tế, hoặc là đan xen?
Hiện ta có 15 bộ ngành có chức năng và nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước về biển, nếu thành lập một Bộ biển mà 14 cái còn lại vẫn như thế thì việc thành lập không hiệu quả.
Xây resort, khu du lịch cao cấp là cần thiết
Hoàng Hường: Gần đây nổi lên nhiều câu chuyện những resort xây dựng bên bờ biển làm người dân không tiếp cận được những khu vực biển công. Nên nhìn nhận việc này thế nào?
Ông Trần Ngọc Chính: Hiện nay các khu du lịch biển, đặc biệt là resort cũng có nhiều thành công và mang thương hiệu cho những khu vực biển như ở Đà Nẵng, Nha Trang. Nhiều resort tầm quốc tế tạo nên thương hiệu. Nhưng có những khu vực ngăn chặn người dân tiếp cận biển là cái bước xuống.
Theo tôi, đối với những thành phố đặc thù, những khu xa đô thị nhưng có khu vực bãi biển đẹp thì chúng ta vẫn xây dựng các khu du lịch tốt. Những resort hay làng du lịch hoặc khách sạn riêng biệt, trước là biển. Đó là mô hình thế giới làm nhiều, nhưng công tác quy hoạch và quản lý địa phương phải hài hòa lợi ích của cộng đồng.
Nếu ta không có những thương hiệu quốc tế thì ta không thu hút được khách du lịch quốc tế và không thu hút được đầu tư.
Hoàng Hường: Nhưng làm thế nào để không xung đột giữa lợi ích công và lợi ích của nhà đầu tư, có phải là bài toán khó không?
Ông Trần Ngọc Chính: Tôi nghĩ không phải vấn đề khó, nếu mà chúng ta giải quyết lợi ích của cộng đồng tốt, tạo nên những cơ sở hạ tầng tốt để người dân du lịch, có bãi tắm đẹp, có chỗ tắm nước ngọt, chỗ đỗ ô tô, có quy hoạch khu vực cộng đồng cho người dân, và người ta thỏa mãn.
Chỗ nào thấy tạo được một khu du lịch riêng biệt để tạo thương hiệu tốt, thương hiệu quốc tế thì phải tạo cho họ những chỗ riêng biệt. Nhà quy hoạch phải làm thế nào để có không gian kiến trúc biển hài hòa, mục tiêu sử dụng của người dân và doanh nghiệp phải rõ ràng.
Hoàng Hường: Theo quan sát của ông, những khu du lịch này đóng góp vào bức tranh kinh tế chung thế nào và việc thực hiện trách nhiệm môi trường của họ ra sao?
Ông Trần Ngọc Chính: Nếu ta làm tốt công tác quy hoạch biển và quy hoạch khu du lịch, những khu resort nổi tiếng thì thu lại lợi nhuận rất lớn, như Đà Nẵng chẳng hạn, nếu không đặt trước không vào được khách sạn, đặc biệt vào dịp bắn pháo hoa hoặc những dịp nóng.
Những khu như Sơn Trà có khách sạn Intercontinental thiết kế đẹp, là một trong bốn khu du lịch nổi tiếng thế giới. Những khu khác từ bãi tắm Sơn Trà đến Hội An của cả Quảng Nam và Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết. Mũi Né… Những khu vực ấy đã làm nên bức tranh du lịch Việt Nam và đã thu được tiền cho xã hội rất tốt.
Tuy nhiên, tôi cũng phải nói rằng như khu vực Mũi Né - Phan Thiết có thành công nhưng trong đó có thất bại, vì anh chia đều mặt biển ra. Những resort như bức tường che chắn người dân không đến được biển, tạo ra sự chia cắt.
Quy hoạch khôn ngoan là phải thiết kế con đường ven biển có chỗ đi gần biển cho người dân, một phần để làm khách sạn liền kề. Cái đó là nghệ thuật thiết kế đô thị để tạo nên sản phẩm du lịch phong phú.
Phát triển kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ chủ quyền
Hoàng Hường: Vấn đề Biển Đông không thể giải quyết trong ngày một ngày hai và tác động trực tiếp vào sự phát triển của ta. Tôi có quá lạc quan không nếu nói kinh tế biển phát triển tốt thì vấn đề chủ quyền hải đảo của chúng ta cũng theo đó mà tốt hơn?
Ông Nguyễn Chu Hồi: Đúng thế! phát triển kinh tế chính là chứng minh khả năng làm chủ trên thực tiễn. Ta tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không thấy bóng một ngư dân; con tàu hay thủy thủ; không có hoạt động phát triển đến các đảo, không có các hoạt động dầu khí thì rõ ràng là chúng ta tuyên bố chủ quyền trên giấy. Cho nên, phát triển kinh tế biển có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.
Thêm nữa, việc phát triển kinh tế biển sẽ điều chỉnh các mối quan hệ với an ninh quốc phòng, tài nguyên - môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội biển đảo, tạo thêm sức mạnh cho đất nước. Tôi cho đó là trục chính để điều chỉnh nhiều mối quan hệ trên biển trong thời gian tới.
Hoàng Hường: Chúng ta thường được nghe những câu chuyện ngư dân Việt Nam bị quấy nhiễu từ bên ngoài. Một chiến lược quốc gia hay một bộ có thể làm hậu phương vững chắc cho ngư dân và các lực lượng hoạt động trên biển hay không?
Ông Nguyễn Chu Hồi: Thực ra những chuyện xảy ra không phải vì chúng ta không có một bộ biển, nó phụ thuộc ý chí của người khác nữa. Những hành động đơn phương trên Biển Đông đang có xu hướng phổ biến, có Bộ hay không, không phải là các giải pháp quyết định, nhưng có ‘người quán xuyến’ công việc cho Chính phủ như Tổng cục Đại dương TQ hiện nay. Vụ việc giàn khoan HD-981 gần 800 con người chuyên quản lý biển nhưng không làm đựơc việc như họ, tiếc quá chứ!
Cho nên, khi đặt vấn đề Bộ biển là ta nghĩ đến vấn đề dài hạn của đất nước, đến việc liên kết ra biển, liên thông thông tin biển, liên hoàn thế trận hoạt động kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển. Với nước nhỏ như Việt Nam, theo đuổi chủ quyền dân sự trên biển là cách tiếp cận thông minh.
Hoàng Hường: Thưa ông Tải, có ý kiến cho rằng sự dàn trải vốn đầu tư của Nhà nước và phân tán các nhà đầu tư đưa đến kết quả rằng là không có một khu vực kinh tế nào nổi hẳn lên hoặc là thành công một mô hình dứt điểm. Ý kiến của ông thế nào?
Ông Ngô Lực Tải: Ở tầm vĩ mô Nhà nước chủ trương phát triển đường biển, chúng ta không lấy cơ sở của ngành nào đưa vào đường biển cả, biển có bản năng là một ngành khoa học công nghệ cao. Ta đi sau đã thiệt hại về tiền mặt, kiến thức, quy trình, công nghệ.
Thứ hai, ngay lúc đầu đáng lý ta phải để cho Bộ quản lý, đầu tư của Nhà nước hiện nay thì Nhà nước rất ‘nhẹ tay’ với các địa phương. Năm 1995 địa phương nào cũng có cảng, chỉ cần 7 đến 10 cảng lớn là đủ rồi, không cần 190 cái cảng, không nhất thiết phải cái gì cũng đưa ra làm cảng.
Thế là vì lãng phí của cải vật chất của Nhà nước và của xã hội mà không đem lại hiệu quả, đầu tư không có trọng điểm, không có một hoạch định phát triển.
Theo Vietnamnet.vn
Pháo tự hành Su-100 Việt Nam: 70 năm vẫn chạy tốt
14:26 |Được Liên Xô phát triển từ những năm cuối của Thế chiến thứ 2, pháo Su-100 hiện vẫn hoạt động tốt tại một số nước, trong đó có Quân đội Việt Nam.
Xem thêm…