Câu chuyện Chủ tịch ngân hàng SHB Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) bỏ tiền mời đội bóng Man City sang thi đấu với đội tuyển Việt Nam đáng lẽ là một ngày hội bóng đá với người hâm mộ nếu không có những nắm sạn đáng tiếc.
Nói “nắm sạn” chứ không phải hạt sạn vì có thể có ai đó cho là một thành công, nhưng cảm nghĩ chung là không ít người hâm mộ thất vọng.
Nói “nắm sạn” chứ không phải hạt sạn vì có thể có ai đó cho là một thành công, nhưng cảm nghĩ chung là không ít người hâm mộ thất vọng.
Không phải chỉ là người bỏ tiền ra “thuê” mà cả bộ phận có trách nhiệm của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã tốn công sức, tiền của mua lấy xấu hổ.
Ngày 5/7/2015 Singapore cũng tổ chức một trận bóng giao hữu, họ mời Arsenal sang thi đấu với đội tuyển các Ngôi sao Singapore chứ không phải đội tuyển quốc gia.
Việc đội tuyển quốc gia các nước có nền bóng đá chưa phát triển thua các đội bóng nổi tiếng thế giới như Man City là điều ai cũng có thể dự đoán, vậy nên người ta không lấy danh đội tuyển quốc gia thi đấu mà chỉ là một đội hình “danh dự” vì mục đích trận đấu không phải là chuyên môn kỹ thuật mà nặng tính quảng cáo.
Giải bóng chuyền VTV Cup 2015 cũng vậy, đội bạn chỉ là đội của các tỉnh hoặc trường Đại học còn chúng ta là đội tuyển Việt Nam, bình luận viên của VTV còn luôn miệng “đội tuyển quốc gia Việt Nam”, chẳng lẽ bình luận viên của VTV đã mất hết xấu hổ khi dùng từ ngữ như vậy?
Tại sao người có trách nhiệm của VTV và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch không hiểu điều đó, không can thiệp để đến nỗi đội tuyển bóng đá mang danh quốc gia thua một câu lạc bộ 8-1, sự xấu hổ đâu phải chỉ là về chuyên môn mà còn là sự yếu kém đến không thể hình dung của người chịu trách nhiệm về mặt quản lý của ngành, của Nhà nước.
Liệu đã đến lúc, không được cử các đội tuyển mang danh quốc gia tham dự các giải đấu mà đối thủ chỉ là các câu lạc bộ?
Man City đến Việt Nam với một hợp đồng ghi rõ: “Nếu trận đấu không thể diễn ra vì bất kỳ lý do nào như khủng bố, mưa bão, động đất... đội bóng này vẫn phải được nhận tiền”. [1]
Sự sang chảnh của một đội bóng mới nổi của London còn thể hiện qua yêu cầu: “Kể từ ngày người của họ sang kiểm tra sân, Mỹ Đình không được diễn ra bất kỳ sự kiện nào, nếu không sẽ hủy chuyến du đấu”.
Nên nhớ Mỹ Đình là sân vận động quốc gia, phục vụ cho nhu cầu quốc gia, bỏ tiền thuê sân với hợp đồng như vậy, phải chăng Ban tổ chức tự tin có thể ép Nhà nước không được tổ chức “bất kỳ sự kiện nào” cho đến khi trận đấu kết thúc?
Một số cơ quan truyền thông của Anh như Daily Mail, BBC đều chê công tác tổ chức trận Man City – Đội tuyển Việt Nam. Họ cho rằng nghi thức trước trận đấu quá dài khiến cầu thủ khó chịu?
Ngày 5/7/2015 Singapore cũng tổ chức một trận bóng giao hữu, họ mời Arsenal sang thi đấu với đội tuyển các Ngôi sao Singapore chứ không phải đội tuyển quốc gia.
Việc đội tuyển quốc gia các nước có nền bóng đá chưa phát triển thua các đội bóng nổi tiếng thế giới như Man City là điều ai cũng có thể dự đoán, vậy nên người ta không lấy danh đội tuyển quốc gia thi đấu mà chỉ là một đội hình “danh dự” vì mục đích trận đấu không phải là chuyên môn kỹ thuật mà nặng tính quảng cáo.
Giải bóng chuyền VTV Cup 2015 cũng vậy, đội bạn chỉ là đội của các tỉnh hoặc trường Đại học còn chúng ta là đội tuyển Việt Nam, bình luận viên của VTV còn luôn miệng “đội tuyển quốc gia Việt Nam”, chẳng lẽ bình luận viên của VTV đã mất hết xấu hổ khi dùng từ ngữ như vậy?
Tại sao người có trách nhiệm của VTV và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch không hiểu điều đó, không can thiệp để đến nỗi đội tuyển bóng đá mang danh quốc gia thua một câu lạc bộ 8-1, sự xấu hổ đâu phải chỉ là về chuyên môn mà còn là sự yếu kém đến không thể hình dung của người chịu trách nhiệm về mặt quản lý của ngành, của Nhà nước.
Liệu đã đến lúc, không được cử các đội tuyển mang danh quốc gia tham dự các giải đấu mà đối thủ chỉ là các câu lạc bộ?
Man City đến Việt Nam với một hợp đồng ghi rõ: “Nếu trận đấu không thể diễn ra vì bất kỳ lý do nào như khủng bố, mưa bão, động đất... đội bóng này vẫn phải được nhận tiền”. [1]
Sự sang chảnh của một đội bóng mới nổi của London còn thể hiện qua yêu cầu: “Kể từ ngày người của họ sang kiểm tra sân, Mỹ Đình không được diễn ra bất kỳ sự kiện nào, nếu không sẽ hủy chuyến du đấu”.
Nên nhớ Mỹ Đình là sân vận động quốc gia, phục vụ cho nhu cầu quốc gia, bỏ tiền thuê sân với hợp đồng như vậy, phải chăng Ban tổ chức tự tin có thể ép Nhà nước không được tổ chức “bất kỳ sự kiện nào” cho đến khi trận đấu kết thúc?
Một số cơ quan truyền thông của Anh như Daily Mail, BBC đều chê công tác tổ chức trận Man City – Đội tuyển Việt Nam. Họ cho rằng nghi thức trước trận đấu quá dài khiến cầu thủ khó chịu?
Tại Thế vận hội Mùa đông Vancouver 2010 (Canada), ông John Furlong - Chủ tịch Ủy ban Tổ chức phát biểu khai mạc:
“Chúng tôi hoan nghênh các bạn từ các nước trên thế giới tới tham dự Đại hội thể thao mùa đông tại Canada. Chúng tôi rất vinh dự khi trở thành nơi gặp gỡ, tụ hội, là ngôi nhà chung của các bạn.
Chúng tôi hi vọng sẽ mang lại những kỉ niệm tuyệt vời không thể nào quên đối với các bạn trong thời gian ở Canada. Trong 16 ngày tới, các bạn có thể tin tưởng và mơ ước vào những điều tốt đẹp có thể xảy ra.
Tôi xin cảm ơn tất cả các vận động viên, Ủy ban Olympic quốc tế, các nước đối tác, cơ quan phương tiện truyền thông, đặc biệt là người dân Canada đã giúp đỡ chúng tôi trong Đại hội này”. (VOV Online 13/2/2010)
“Chúng tôi hoan nghênh các bạn từ các nước trên thế giới tới tham dự Đại hội thể thao mùa đông tại Canada. Chúng tôi rất vinh dự khi trở thành nơi gặp gỡ, tụ hội, là ngôi nhà chung của các bạn.
Chúng tôi hi vọng sẽ mang lại những kỉ niệm tuyệt vời không thể nào quên đối với các bạn trong thời gian ở Canada. Trong 16 ngày tới, các bạn có thể tin tưởng và mơ ước vào những điều tốt đẹp có thể xảy ra.
Tôi xin cảm ơn tất cả các vận động viên, Ủy ban Olympic quốc tế, các nước đối tác, cơ quan phương tiện truyền thông, đặc biệt là người dân Canada đã giúp đỡ chúng tôi trong Đại hội này”. (VOV Online 13/2/2010)
Người hâm mộ đội Man City đốt vé xem trận đấu (ảnh Internet) |
Bấm đồng hồ đọc đoạn văn khai mạc trên thấy mất chừng 1 phút, đọc chậm lắm thì cũng chỉ khoảng 2 phút, còn diễn văn trong trận giao hữu ở Mỹ Đình là gấp từ 5 đến 10 lần, đến mức cầu thủ đội bạn phải bỏ ra ngoài khởi động.
Tờ The Independent Anh quốc đánh giá: “Đây là trận bóng đá đắt nhất trong lịch sử quốc gia (Việt Nam) này”.
Trận đấu có thể giúp cổ phiếu của SHB tăng sàn, giúp SHB thêm vài chục tỷ nhưng nó quá đắt bởi vì số tiền bỏ ra là để mua lấy xấu hổ chứ không phải vinh hạnh gì.
Khách là như thế, còn chủ thì thế nào?
Nhiều tờ báo lớn của Anh như Telegraph, Mirror, … đăng tải bài viết về trường hợp một người hâm mộ Việt Nam đốt 10 vé xem trận Man City – Đội tuyển Việt Nam vì không chấp nhận thái độ của cầu thủ đội khách.
Tờ The Independent Anh quốc đánh giá: “Đây là trận bóng đá đắt nhất trong lịch sử quốc gia (Việt Nam) này”.
Trận đấu có thể giúp cổ phiếu của SHB tăng sàn, giúp SHB thêm vài chục tỷ nhưng nó quá đắt bởi vì số tiền bỏ ra là để mua lấy xấu hổ chứ không phải vinh hạnh gì.
Khách là như thế, còn chủ thì thế nào?
Nhiều tờ báo lớn của Anh như Telegraph, Mirror, … đăng tải bài viết về trường hợp một người hâm mộ Việt Nam đốt 10 vé xem trận Man City – Đội tuyển Việt Nam vì không chấp nhận thái độ của cầu thủ đội khách.
Nhiều ý kiến được nêu trước và sau trận đấu, chẳng hạn: “Dường như Man City đã thất bại ở khía cạnh ngoài chuyên môn, từ khi bóng chưa lăn”, [2] hay:
“Mặc dù là trận giao hữu nhưng nếu đó là Arsenal, Manchester United, Chelsea thì thật sự sức hút sẽ vô cùng lớn.
“Mặc dù là trận giao hữu nhưng nếu đó là Arsenal, Manchester United, Chelsea thì thật sự sức hút sẽ vô cùng lớn.
Với M.C, đội bóng này có quá ít CĐV tại VN. Đó là chưa kể việc khi họ sang VN, thái độ lạnh nhạt của CLB khiến nhiều CĐV VN thật sự thấy tự ái”. [3]
Nói “thất bại ngoài chuyên môn” của Man City có thể chưa đầy đủ cho lắm bởi kèm theo đó còn là thất vọng dành cho người hâm mộ và thất bại dành cho người bỏ tiền “thuê” đội Man City sang thi đấu.
Nhìn bức ảnh cổ động viên đốt 10 chiếc vé trị giá hàng tháng lương (theo lời người đốt), không bàn chuyện vé thật hay giả, cũng không bàn chuyện cổ động viên đội này “chơi xấu” đội khác, chỉ cần hành động đổ xăng đốt đã cho thấy văn hóa ứng xử của một bộ phận người Việt, nhất là lớp trẻ đáng báo động như thế nào.
Khóc ngất trước thần tượng, hôn chiếc ghế mà thần tượng ngồi, đốt vé vì thất vọng trước thần tượng… Sự ấu trĩ ấy như một căn bệnh truyền nhiễm mà nền văn hóa nước nhà chưa có thuốc chữa.
Nói “thất bại ngoài chuyên môn” của Man City có thể chưa đầy đủ cho lắm bởi kèm theo đó còn là thất vọng dành cho người hâm mộ và thất bại dành cho người bỏ tiền “thuê” đội Man City sang thi đấu.
Nhìn bức ảnh cổ động viên đốt 10 chiếc vé trị giá hàng tháng lương (theo lời người đốt), không bàn chuyện vé thật hay giả, cũng không bàn chuyện cổ động viên đội này “chơi xấu” đội khác, chỉ cần hành động đổ xăng đốt đã cho thấy văn hóa ứng xử của một bộ phận người Việt, nhất là lớp trẻ đáng báo động như thế nào.
Khóc ngất trước thần tượng, hôn chiếc ghế mà thần tượng ngồi, đốt vé vì thất vọng trước thần tượng… Sự ấu trĩ ấy như một căn bệnh truyền nhiễm mà nền văn hóa nước nhà chưa có thuốc chữa.
Vẫn biết rằng cái gì quá cũng là không tốt (thái quá bất cập), do vậy không nên dùng từ ngữ “quá mạnh” để nói về hiện tượng sùng bái thần tượng của lớp trẻ hiện nay.
Nhưng hôn chiếc ghế người ta vừa ngồi thì nên dùng từ gì cho nhẹ nhàng hơn ngoài những từ người dân thường dùng như “dốt nát”, “thiếu văn hóa”, “không được dạy dỗ đến nơi đến chốn”…?
Trở lại câu chuyện diễn văn khai mạc trận đấu quá dài, đây không phải là chuyện cá biệt. Bất kỳ một sự kiện nào diễn ra cũng có người tổ chức đứng lên “kính thưa”… tiếp theo sau là danh sách các đại biểu tham dự, rồi đến người đọc diễn văn, người phát biểu lại “kính thưa” cái “danh sách” ấy một lần nữa?
Tại sao không học các chính trị gia phương Tây: “Kính thưa các quý ông, quý bà” hoặc ở ta thì “Kính thưa các đồng chí” hoặc “Kính thưa các vị đại biểu” …?
Phải chăng nhiều người cho đến hôm nay vẫn cho rằng trong diễn văn, không “kính” đích danh các bậc trưởng thượng là “hỗn”, là về nhà vẫn còn sợ toát mồ hôi?
Bài viết “Củ cải có tai?” (http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/ 30/5/2013) có đoạn “Khi biểu diễn chèo, diễn viên vừa múa vừa hát, lời của các bài chèo có rất nhiều từ "hi hi, í a í ới", hát mãi, í ới mãi mới ra được một từ khác.
Hát chèo chỉ loanh quanh chiếc chiếu ở sân đình. Theo "công thức Tấm Cám", chiếc chiếu giống như mảnh ruộng con con, cách hát phản ánh nền nông nghiệp lạc hậu, làm mãi không ra sản phẩm”.
Nền nông nghiệp lạc hậu làm mãi không ra sản phẩm được phản ánh trong hát chèo, “hi hi” mãi mới được từ khác, và có lẽ còn phải minh họa thêm bằng một ví dụ thời hiện đại, “kính thưa” mãi mới đến được nội dung mà người tham dự sự kiện mong đợi!
Những nắm sạn trong trận đấu bóng đá trên sân Mỹ Đình chỉ là phần nổi có thể nhìn thấy, nghe thấy, còn phần chìm - cái gốc văn hóa ngày nay ra sao? Liệu rồi đây ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch và người tổ chức có rút kinh nghiệm hay đã là “văn hóa truyền thống” thì phải phát huy, phải giữ gìn, phải tiếp tục “hi hi”?
Đến bao giờ thì chuyện bỏ tiền mua sự xấu hổ mới chấm dứt?
Xuân Dương
0 Nhận xét