Lũ lụt lịch sử tại Quảng Ninh: "Điểm nóng" Mông Dương

08:37 |
Gần 200 hộ dân tháo chạy trong đêm tối để thoát khỏi dòng lũ bùn kinh hoàng cuồn cuộn ập về trong chớp mắt.
Ám ảnh về trận lũ kinh hoàng, nhiều hộ dân không dám quay trở về nhà do nguy cơ vỡ đập chắn khu đổ xỉ thải ở Mông Dương đang thường trực. 
Lũ bùn đã chôn vùi nhiều nhà cửa tài sản của người dân ở phường Mông Dương. Ảnh: Như Ý.

Đêm kinh hoàng
Ánh mắt thất thần của bà Ngô Thị Dinh (59 tuổi, người dân tổ 2, khu 4, phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả), khiến người đối diện không khỏi đau xót, khi kể lại đêm kinh hoàng mà cả gia đình phải đạp cửa bỏ chạy để thoát khỏi dòng lũ bùn khổng lồ đổ sập từ trên cao xuống khu vực nhà bà Dinh và hàng xóm đang sinh sống. Là người làm ở các mỏ than thâm niên tới 30 năm nhưng chưa bao giờ bà Dinh chứng kiến cảnh tượng lũ bùn kinh hoàng đến như vậy.
"Cả cuộc đời gắn bó với ngành than, hai vợ chồng tích cóp hàng chục năm, xây được căn nhà hai tầng, sắm được số đồ dùng gia đình khá tiện nghi nhưng trận lũ kinh hoàng đêm 28/7 đã chôn vùi tất cả. Trong đêm tối tôi chỉ biết hét lớn gọi hàng xóm cùng lao ra khỏi nhà để tránh dòng lũ bùn cao hơn nóc nhà từ độ cao hàng chục mét sầm sập xuống khu dân cư chúng tôi đang sống", bà Dinh ứa nước mắt nói.
Sau trận lũ bùn, bà Nguyễn Thị Hiền (tổ 4 khu 3, phường Mông Dương) sụt 2 kg. "Giờ nhớ lại cảnh dòng lũ bùn như con trăn khổng lồ cao cả chục mét từ từ, trong đêm tối, tiến vào khu dân cư, nuốt chửng từng căn nhà trong tiếng đổ vỡ, tiếng kêu thét của người già, trẻ nhỏ mà tôi vẫn còn chưa hết bủn rủn chân tay", bà Hiền nói.
Theo bà Hiền, phần lớn người dân ở khu vực phường Mông Dương đều là công nhân hoặc đã từng là công nhân của Cty CP Than Mông Dương. Trận lũ bùn do mưa lớn gây ra đêm 28/7 tràn qua đập 790 của bãi đổ xỉ thải cuốn theo toàn bộ cơ nghiệp của người dân ở đây. Những kỷ niệm, thành quả lao động cả đời của người công nhân mỏ giờ chỉ còn là quá khứ. Tài sản giá trị duy nhất của họ chính là bộ quần áo mặc trên người.
"Từ hai ngày nay, nhà cửa không còn, gia đình tôi phải sống nương nhờ ở Nhà văn hóa của Cty CP Than Mông Dương-Vinacomin cùng 64 hộ dân khác trong khu phố. Đây giờ là ngôi nhà chung của hơn 200 khẩu. Cty hỗ trợ chúng tôi rất nhiều. Lãnh đạo Cty Mông Dương và Khe Chàm hàng ngày động viên và cung cấp thực phẩm cho chúng tôi ăn trưa, ăn tối. Nhiều nhóm từ thiện khác đến nấu cơm, cháo hỗ trợ chúng tôi những ngày qua khiến chúng tôi thấy được an ủi nhiều", bà Hiền nói.
Rời nghề mỏ chừng 6 năm, bà Vũ Thị Tơ (tổ 4, phường Mông Dương) tưởng chừng được an nhàn bên người con trai duy nhất hiện là công nhân cơ điện lò của Than Mông Dương (chồng bà Tơ đã mất). Tuy nhiên, đêm định mệnh đã xóa tan mọi thành quả mà gia đình đã xây dựng được sau cả cuộc đời làm công nhân mỏ. Nữ cựu công nhân mỏ và con trai phải di dời đến sống tá túc trong căn nhà cấp 4 của người em trai, cũng làm công nhân mỏ, ở gần đó.
"Đến giờ tôi vẫn còn sợ. Không dám về nhìn lại chỗ đó. Đêm đó thật đáng sợ. Quần áo cũng không kịp rút. Chúng tôi chỉ biết chạy khỏi nhà đến khi thấy an toàn mới dám dừng lại. Giờ tuổi cao sức yếu, tôi chỉ mong các cấp lãnh đạo xem xét cho chúng tôi được ổn định chỗ ăn ở, ổn định cuộc sống để làm lại từ đầu", bà Tơ xúc động.
Dồn sức giải cứu mỏ Mông Dương
Liên tục trong hai ngày qua, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) huy động hàng trăm phương tiện cùng công nhân của các công ty mỏ và lực lượng chức năng liên tục gia cố, sửa chữa con đường dẫn vào và gia cố thân đập 790 đề phòng nước lũ, bùn tràn qua phá vỡ đập. Từ trên cao, khu nhà của hàng chục hộ dân khu H10 (phường Mông Dương) chìm lỉm trong dòng lũ bùn. Những ngôi nhà cấp 4 bùn ngập tận nóc.
Khu nhà điều hành của Cty CP Than Mông Dương thành tổng hành dinh với những cuộc họp, làm việc liên tiếp của lãnh đạo tỉnh, thành phố với công ty. Ông Bùi Quốc Tuấn, Giám đốc Cty CP Than Mông Dương cho biết, mưa lớn kéo dài khiến tình hình ở khu mỏ khá nguy. Lượng nước tràn vào các đường lò của công ty chủ yếu xuất phát từ các moong lộ thiên đang đầy nước do mưa lũ.
"Khu mỏ có 3 máy bơm với công suất bơm 6.000m3/h, đủ đảm bảo bơm nước khỏi mỏ. Tuy nhiên, lũ về lớn đã làm hỏng một máy bơm từ ngày 29/7. Tập đoàn đã chỉ đạo bên Khe Chàm chi viện 2 máy bơm công suất 1.200m3/chiếc để bơm nước ở độ sâu -79,5m. Đáng lo ngại nhất hiện nay, nước chảy về lò với lượng lên tới 7.100m3/h. Chúng tôi đang cố duy trì cầm cự bơm nước khỏi lò để bảo vệ tầng khai thác từ -79,5m đến -250m. Nếu tình hình không có thay đổi, trong những ngày tới, trong trường hợp xấu nhất, để mất mỏ thì thiệt hại sẽ vô cùng lớn. Mất tầng này tương đương sản lượng khai thác 1,5 triệu tấn than/năm. Hiện Cty đã đầu tư vào mỏ 2.000 tỷ đồng. Đây sẽ là thiệt hại rất lớn, không thể ước tính được", ông Tuấn cho biết.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Đặng Huy Hậu chỉ đạo Tập đoàn Than Khoáng sản và Cty phải làm hết biện pháp để bảo vệ cho mỏ. Thành phố và địa phương phải tập trung lo ổn định đời sống cho người dân. "Nếu nước lũ vẫn lớn thì phải tính tới phương án chấp nhận xả nước bơm ra sông Mông Dương. Cần thiết, sẽ tiếp tục tiến hành di dời dân hai bên bờ sông Mông Dương. Bằng mọi cách không để nước lũ tràn ra vỡ đập, gây phá trạm biến áp 110kV. Khi đó mọi việc sẽ rất kinh khủng", ông Hậu yêu cầu.
Chiều 30/7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Đặng Huy Hậu và Đại tá Nguyễn Bảo Anh, Phó tổng giám đốc Tổng Cty Đông Bắc thăm, tặng quà cho gần 70 dân phải di dời ở phường Mông Dương chiều 30/7. Phó Chủ tịch Đặng Huy Hậu cho biết sẽ làm việc với Vinacomin và Cty than để lên phương án ổn định đời sống cho người dân. "Nguyện vọng của bà con là di dời khỏi vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của bãi đổ xỉ thải, có nhà mới để ở. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để đáp ứng nguyện vọng của bà con", ông Hậu nói.

Phạm Tuyên
Xem thêm…

Tiết lộ gây sốc về đường đi của gà, cá, tôm bẩn đến quán cơm

08:36 |
Ít ai biết rằng giá cơm bình dân, cơm bụi rẻ là do chủ kinh doanh có những mối hàng cung cấp thực phẩm “siêu” rẻ từ nguồn gà đông lạnh, cá chết, lợn ốm...
Cá thối từ chợ đến quán ăn
Theo điều tra của báo Khám phá, tại khu vực buôn bán cá tại chợ đầu mối Dịch Vọng (Hà Nội), các tiểu thương bán cá ươn cho người tiêu dùng. Không chỉ dừng lại ở đó, số lượng cá đã bốc mùi cũng được các chủ cửa hàng tận dụng lọc thịt riêng để giao cho các cửa hàng cơm bình dân, bún cá trên địa bàn Hà Nội.
 
Ngoài việc lọc cá thối, các "con buôn" này còn trực tiếp lọc cá tại trên nền xi măng nhem nhuốc, bẩn thỉu, lẫn lộn cả phân, nước và thịt cá… Sau thời gian khoảng 1 tiếng ngồi lọc cá, các tiểu thương này tiến hành gom phần thịt vào các túi nilon, không hề bỏ phần cá thối hay rửa qua những cặn bẩn bám bên ngoài.
Cá ươn, cá thối được các tiểu thương lọc ngay trên nền bê tông nhơ nhớp, bẩn thỉu.
Sau khi xếp đủ chuyến hàng khoảng 20-30 kg thịt cá đã thành phẩm, các chủ cửa hàng cá này sẽ giao cho một nhân viên trực tiếp đi giao tại các quán bún cá từ bình dân đến sang trọng nhằm phục vụ những "thượng đế" của món: bún cá, cá chiên giòn …
Tiết lộ gây sốc về đường đi của gà, cá, tôm bẩn đến quán cơm
Cá thối được chuyển đến các quán ăn trên địa bàn Hà Nội.
Không chỉ có cá thối, tại các quán ăn này còn sử dụng những loại dầu ăn không đảm bảo nguồn gốc như: mỡ can, tương ớt bẩn …để chế biến những món ăn như cá chiên giòn, bún cá …dành cho thực khách.

Gà đông lạnh, gà chết: Lựa chọn số 1 của quán cơm bụi

VTC News thông tin, tại chợ đầu mối Kim Ngưu - chuyên cung cấp rau, củ, quả, thịt, cá và đặc biệt là thịt gà cho nhiều quận trong thành phố Hà Nội, đồng thời cũng là nơi giao thương của nhiều chủ quán cơm trên địa bàn, những con gà đã chuyển màu tím ngắt được bày trên chiếc bàn gỗ cũ kỹ hay vất sơ sài trên tấm ny-lông tạm bợ trên nền đất bẩn thỉu, xung quanh đầy rác thải và cạnh đó là rãnh nước bốc mùi hôi thối.
Tiết lộ gây sốc về đường đi của gà, cá, tôm bẩn đến quán cơm
Gà đông lạnh được đặt trong những chiếc chậu đen kịt.
Thịt gà đông lạnh được bán với giá siêu rẻ 35.000 đồng/kg. Chủ quán cơm chỉ cần rán xém, cho thêm mật ong, "biến hóa" chúng thành món gà ngon đặt trên suất cơm của thực khách. Với những người bán hàng cơm, thịt gà đông lạnh gần như là lựa chọn số 1 bởi hai yếu tố kinh tế: Rẻ và để được lâu. Còn việc gà được giết mổ từ khi nào, chất lượng thực sự ra sao hầu như họ không cần biết. 
Còn tại chợ đêm Sinh viên ở Cầu Giấy, Hà Nội, ở phía cuối góc chợ có một mảnh đất nhỏ, xung quanh rậm rạp cây cối là "địa phận" chỉ dành riêng cho nhóm buôn bán gà. Ở đó, khách hàng cần bất cứ loại gà nào đều được các chủ buôn đáp ứng "nhiệt tình", cần bao nhiêu cũng có và giá "siêu rẻ" bất ngờ. Trong đó, gà ốm, chết có bao nhiêu hết bấy nhiêu.
Tiết lộ gây sốc về đường đi của gà, cá, tôm bẩn đến quán cơm
"Bí quyết" biến gà rẻ tiền thành gà ngon là chỉ cần rán xém sẽ không còn bở, đồng thời, tẩm thêm một chút mật ong.
Những con gà này thường bị chết trong quá trình di chuyển, chết do bị chẹt trên xe và khi thời tiết nóng quá hoặc lạnh quá, lượng gà chết sẽ tăng cao hơn. Theo một chủ buôn ở đây, tuy là gà chết nhưng dù sao vẫn là gà tươi, còn hơn gà đông lạnh.

Thịt lợn chết "lết" từ lò mổ tới bàn ăn

Theo điều tra của PV báo Lao động, lợn đang ốm, đã chết, nhiều con chết từ 3 - 4 ngày thậm chí cả tuần vẫn được mổ lấy thịt để bán ra thị trường là những sự thật kinh hoàng đang diễn ra tại thôn Đan Nhiễm, xã Khánh Hà (Thường Tín, Hà Nội).
Tiết lộ gây sốc về đường đi của gà, cá, tôm bẩn đến quán cơm
Một con lợn chết đang chờ để mổ.
Tại thôn Đan Nhiễm có khoảng chục lò mổ lợn ốm chết tồn tại từ nhiều năm nay, việc thu gom, giết mổ diễn ra rầm rộ cả ngày. Tiểu thương các nơi cũng tấp nập về các lò mổ lợn chết của "trùm" Căn, Chanh "sề, ốm chết", Cường "lợn con ốm chết", Côn "lợn chết", Trúc "lợn sề"… ở thôn Đan Nhiễm để lấy thịt mang đi tiêu thụ.
Thịt lợn chết này bán rất chạy ở các chợ vì giá rẻ, ngoài ra còn đổ cho các quán cơm bình dân. Nếu oại nào chết lâu quá rồi phải xay ra để bán cho các quán làm bún nem, bún chả...
Tiết lộ gây sốc về đường đi của gà, cá, tôm bẩn đến quán cơm
Mổ lợn chết tại nhà.
Nhiều cửa hàng bún, quán cơm bình dân tại các khu vực tập trung đông sinh viên, người lao động nghèo như khu chợ Long Biên, khu vực gần cầu Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam… đều lấy thịt lợn ốm chết được bày bán tại chợ đầu mối Đền Lừ. Khi về các quán cơm, quán bún, hầu hết thịt lợn ốm chết đều được tẩy rửa qua bằng hoá chất, chủ yếu là hàn the, nhiều phần thịt lợn, nội tạng như lòng bị nhợt nhạt, bốc mùi hôi còn được nhiều chủ quán cơm tẩy rửa bằng thuốc tẩy. Những miếng thịt ba chỉ nhợt nhạt bốc mùi được kho với trứng vịt thơm lừng, chân giò lợn chết trở thành món giả cầy nhìn rất bắt mắt. Toàn bộ số thịt xay được làm thành món chả quấn lá lốt…
Tôm chết bơm tạp chất thành tôm màu tươi sống

Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa bắt quả tang 2 cơ sở kinh doanh bơm tạp chất vào tôm sú đã chết rồi bán cho các nhà hàng tổ chức tiệc cưới. Tang vật thu giữ là 150kg tôm sú chết, 202 kg tạp chất cùng 80 mũi tiêm. Trước đó, nhiều vụ bơm nước, bơm tạp chất, bơm glixerin... vào tôm nhằm thu lợi bất chính cũng bị phát hiện. Việc bơm tạp chất Agar (bột thạch rau câu) để biến tôm chết thành tôm có màu tươi sống.
Tiết lộ gây sốc về đường đi của gà, cá, tôm bẩn đến quán cơm
Tình trạng bơm tạp chất vào tôm khiến dư luận bất bình
Một người chuyên bỏ mối thủy sản cho các chợ đầu mối ở Hà Nội cho biết trên báo VietQ: ngay từ giai đoạn con giống, tôm cá đã được "tắm" cơ man các loại hóa chất vượt mức cho phép, từ thức ăn đến thuốc chữa bệnh. Trong quá trình nuôi, chúng tiếp tục được "bồi bổ" bằng thuốc tăng trọng giúp lớn nhanh như thổi. Con tôm sau khi được bơm tạp chất có thành phần chủ yếu là bột agar (bột rau câu) và một số hóa chất, tôm sẽ phình to, bóng mướt, tăng trọng hơn.
Thậm chí, có giai đoạn, các nhà chế biến tôm xuất khẩu còn phát hiện cả đinh sắt lẫn trong tôm do người bán găm vào nhằm tăng trọng lượng. Ngay cả hàng xuất khẩu kiểm soát chặt chẽ vẫn để lọt những lô hàng chứa tôm tạp chất, dư lượng kháng sinh cấm vượt ngưỡng.

Những con tôm bị bơm tạp chất này có thể sẽ trở thành những món ăn hấp dẫn trong bàn tiệc cưới, quán cơm bình dân, thậm chí trong mâm cơm của mỗi gia đình.
Thu An
Xem thêm…

Mua xấu hổ

08:03 |
Những nắm sạn trong trận đấu bóng đá trên sân Mỹ Đình chỉ là phần nổi có thể nhìn thấy, nghe thấy, còn phần chìm - cái gốc văn hóa ngày nay ra sao?
Câu chuyện Chủ tịch ngân hàng SHB Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) bỏ tiền mời đội bóng Man City sang thi đấu với đội tuyển Việt Nam đáng lẽ là một ngày hội bóng đá với người hâm mộ nếu không có những nắm sạn đáng tiếc.

Nói “nắm sạn” chứ không phải hạt sạn vì có thể có ai đó cho là một thành công, nhưng cảm nghĩ chung là không ít người hâm mộ thất vọng.
Không phải chỉ là người bỏ tiền ra “thuê” mà cả bộ phận có trách nhiệm của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã tốn công sức, tiền của mua lấy xấu hổ.

Ngày 5/7/2015 Singapore cũng tổ chức một trận bóng giao hữu, họ mời Arsenal sang thi đấu với đội tuyển các Ngôi sao Singapore chứ không phải đội tuyển quốc gia.

Việc đội tuyển quốc gia các nước có nền bóng đá chưa phát triển thua các đội bóng nổi tiếng thế giới như Man City là điều ai cũng có thể dự đoán, vậy nên người ta không lấy danh đội tuyển quốc gia thi đấu mà chỉ là một đội hình “danh dự” vì mục đích trận đấu không phải là chuyên môn kỹ thuật mà nặng tính quảng cáo.

Giải bóng chuyền VTV Cup 2015 cũng vậy, đội bạn chỉ là đội của các tỉnh hoặc trường Đại học còn chúng ta là đội tuyển Việt Nam, bình luận viên của VTV còn luôn miệng “đội tuyển quốc gia Việt Nam”, chẳng lẽ bình luận viên của VTV đã mất hết xấu hổ khi dùng từ ngữ như vậy?

Tại sao người có trách nhiệm của VTV và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch không hiểu điều đó, không can thiệp để đến nỗi đội tuyển bóng đá mang danh quốc gia thua một câu lạc bộ 8-1, sự xấu hổ đâu phải chỉ là về chuyên môn mà còn là sự yếu kém đến không thể hình dung của người chịu trách nhiệm về mặt quản lý của ngành, của Nhà nước.

Liệu đã đến lúc, không được cử các đội tuyển mang danh quốc gia tham dự các giải đấu mà đối thủ chỉ là các câu lạc bộ?

Man City đến Việt Nam với một hợp đồng ghi rõ: “Nếu trận đấu không thể diễn ra vì bất kỳ lý do nào như khủng bố, mưa bão, động đất... đội bóng này vẫn phải được nhận tiền”. [1]

Sự sang chảnh của một đội bóng mới nổi của London còn thể hiện qua yêu cầu: “Kể từ ngày người của họ sang kiểm tra sân, Mỹ Đình không được diễn ra bất kỳ sự kiện nào, nếu không sẽ hủy chuyến du đấu”.

Nên nhớ Mỹ Đình là sân vận động quốc gia, phục vụ cho nhu cầu quốc gia, bỏ tiền thuê sân với hợp đồng như vậy, phải chăng Ban tổ chức tự tin có thể ép Nhà nước không được tổ chức “bất kỳ sự kiện nào” cho đến khi trận đấu kết thúc?

Một số cơ quan truyền thông của Anh như Daily Mail, BBC đều chê công tác tổ chức trận Man City – Đội tuyển Việt Nam. Họ cho rằng nghi thức trước trận đấu quá dài khiến cầu thủ khó chịu?
Tại Thế vận hội Mùa đông Vancouver 2010 (Canada), ông John Furlong - Chủ tịch Ủy ban Tổ chức phát biểu khai mạc:

Chúng tôi hoan nghênh các bạn từ các nước trên thế giới tới tham dự Đại hội thể thao mùa đông tại Canada. Chúng tôi rất vinh dự khi trở thành nơi gặp gỡ, tụ hội, là ngôi nhà chung của các bạn.

Chúng tôi hi vọng sẽ mang lại những kỉ niệm tuyệt vời không thể nào quên đối với các bạn trong thời gian ở Canada. Trong 16 ngày tới, các bạn có thể tin tưởng và mơ ước vào những điều tốt đẹp có thể xảy ra.

Tôi xin cảm ơn tất cả các vận động viên, Ủy ban Olympic quốc tế, các nước đối tác, cơ quan phương tiện truyền thông, đặc biệt là người dân Canada đã giúp đỡ chúng tôi trong Đại hội này
”. (VOV Online 13/2/2010)

Người hâm mộ đội Man City đốt vé xem trận đấu (ảnh Internet)
Bấm đồng hồ đọc đoạn văn khai mạc trên thấy mất chừng 1 phút, đọc chậm lắm thì cũng chỉ khoảng 2 phút, còn diễn văn trong trận giao hữu ở Mỹ Đình là gấp từ 5 đến 10 lần, đến mức cầu thủ đội bạn phải bỏ ra ngoài khởi động.

Tờ The Independent Anh quốc đánh giá: “Đây là trận bóng đá đắt nhất trong lịch sử quốc gia (Việt Nam) này”.

Trận đấu có thể giúp cổ phiếu của SHB tăng sàn, giúp SHB thêm vài chục tỷ nhưng nó quá đắt bởi vì số tiền bỏ ra là để mua lấy xấu hổ chứ không phải vinh hạnh gì.

Khách là như thế, còn chủ thì thế nào?


Nhiều tờ báo lớn của Anh như Telegraph, Mirror, …  đăng tải bài viết về trường hợp một người hâm mộ Việt Nam đốt 10 vé xem trận Man City – Đội tuyển Việt Nam vì không chấp nhận thái độ của cầu thủ đội khách.
Nhiều ý kiến được nêu trước và sau trận đấu, chẳng hạn: “Dường như Man City đã thất bại ở khía cạnh ngoài chuyên môn, từ khi bóng chưa lăn”, [2] hay:

Mặc dù là trận giao hữu nhưng nếu đó là Arsenal, Manchester United, Chelsea thì thật sự sức hút sẽ vô cùng lớn.
Với M.C, đội bóng này có quá ít CĐV tại VN. Đó là chưa kể việc khi họ sang VN, thái độ lạnh nhạt của CLB khiến nhiều CĐV VN thật sự thấy tự ái”. [3]

Nói “thất bại ngoài chuyên môn” của Man City có thể chưa đầy đủ cho lắm bởi kèm theo đó còn là thất vọng dành cho người hâm mộ và thất bại dành cho người bỏ tiền “thuê” đội Man City sang thi đấu.

Nhìn bức ảnh cổ động viên đốt 10 chiếc vé trị giá hàng tháng lương (theo lời người đốt), không bàn chuyện vé thật hay giả, cũng không bàn chuyện cổ động viên đội này “chơi xấu” đội khác, chỉ cần hành động đổ xăng đốt đã cho thấy văn hóa ứng xử của một bộ phận người Việt, nhất là lớp trẻ đáng báo động như thế nào.

Khóc ngất trước thần tượng, hôn chiếc ghế mà thần tượng ngồi, đốt vé vì thất vọng trước thần tượng… Sự ấu trĩ ấy như một căn bệnh truyền nhiễm mà nền văn hóa nước nhà chưa có thuốc chữa. 

Vẫn biết rằng cái gì quá cũng là không tốt (thái quá bất cập), do vậy không nên dùng từ ngữ “quá mạnh” để nói về hiện tượng sùng bái thần tượng của lớp trẻ hiện nay.

Nhưng hôn chiếc ghế người ta vừa ngồi thì nên dùng từ gì cho nhẹ nhàng hơn ngoài những từ người dân thường dùng như “dốt nát”, “thiếu văn hóa”, “không được dạy dỗ đến nơi đến chốn”…?

Trở lại câu chuyện diễn văn khai mạc trận đấu quá dài, đây không phải là chuyện cá biệt. Bất kỳ một sự kiện nào diễn ra cũng có người tổ chức đứng lên “kính thưa”… tiếp theo sau là danh sách các đại biểu tham dự, rồi đến người đọc diễn văn, người phát biểu lại “kính thưa” cái “danh sách” ấy một lần nữa?

Tại sao không học các chính trị gia phương Tây: “Kính thưa các quý ông, quý bà” hoặc ở ta thì “Kính thưa các đồng chí” hoặc “Kính thưa các vị đại biểu” …?

Phải chăng nhiều người cho đến hôm nay vẫn cho rằng trong diễn văn, không “kính” đích danh các bậc trưởng thượng là “hỗn”, là về nhà vẫn còn sợ toát mồ hôi?

Bài viết “Củ cải có tai?” (http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/ 30/5/2013) có đoạn “Khi biểu diễn chèo, diễn viên vừa múa vừa hát, lời của các bài chèo có rất nhiều từ "hi hi, í a í ới", hát mãi, í ới mãi mới ra được một từ khác.

Hát chèo chỉ loanh quanh chiếc chiếu ở sân đình. Theo "công thức Tấm Cám", chiếc chiếu giống như mảnh ruộng con con, cách hát phản ánh nền nông nghiệp lạc hậu, làm mãi không ra sản phẩm
”.

Nền nông nghiệp lạc hậu làm mãi không ra sản phẩm được phản ánh trong hát chèo, “hi hi” mãi mới được từ khác, và có lẽ còn phải minh họa thêm bằng một ví dụ thời hiện đại, “kính thưa” mãi mới đến được nội dung mà người tham dự sự kiện mong đợi!

Những nắm sạn trong trận đấu bóng đá trên sân Mỹ Đình chỉ là phần nổi có thể nhìn thấy, nghe thấy, còn phần chìm - cái gốc văn hóa ngày nay ra sao? Liệu rồi đây ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch và người tổ chức có rút kinh nghiệm hay đã là “văn hóa truyền thống” thì phải phát huy, phải giữ gìn, phải tiếp tục “hi hi”?

Đến bao giờ thì chuyện bỏ tiền mua sự xấu hổ mới chấm dứt?
Xuân Dương
Xem thêm…

Công khai đời tư "VIP" để học sử tốt hơn

08:00 |
Khi viết sách giáo khoa về thời kỳ gắn liền với một tổng thống, các nhà viết sách cho học sinh đọc lá thư của chính tổng thống này đích thân viết cho ai đó.
Thời gian vừa qua có hai sự kiện giáo dục đáng chú ý theo hai chiều hướng khác nhau: Quang Trung và Nguyễn Huệ trở thành anh em trên chương trình Chuyển động 24h, và học sinh Việt Nam tiếp tục đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế.
Tôi muốn lấy hai sự kiện này để bàn một vấn đề thú vị: giá trị hữu hình và vô hình trong giáo dục, thông qua sự nhận thức về tầm quan trọng của môn toán và môn lịch sử của học sinh Việt Nam.
Trước hết, xin có lời chúc mừng về hai sự kiện và sự việc trên vì theo tôi nó đều là tin... vui cả. Nó chứng minh quan điểm xưa như Trái Đất ở ta: người Việt giỏi Toán và kém Sử. Một đặc điểm nhận diện giáo dục Việt Nam quá nổi bật và không cần bàn cãi.
Những bức thư gửi đến Thụy Điển cho người tình bí mật Gunilla von Post của tổng thống Mỹ Kennedy được công khai.
Quang Trung – Nguyễn Huệ và… cơm nguội
Về câu chuyện "anh em" Quang Trung - Nguyễn Huệ, thực ra không cần tới phóng sự "gài bẫy" của VTV, lịch sử vẫn là món cơm nguội đối với chúng ta và với học trò Việt. Cách làm của VTV cho thấy bản thân họ cũng dốt sử lắm lắm. Họ - hay đa số người Việt chúng ta - đều không có khái niệm gì về cách tiếp cận lịch sử và tư duy lịch sử cả.
Cụ thể những gì mà VTV hỏi chỉ là dữ kiện mang tính chất học thuộc lòng. Đó là những cái có thể tra nếu cần. Lịch sử trong khi đó là một môn khoa học dựa trên nghiên cứu và phản biện với tư liệu và số liệu. Đồng thời nó cần phải gắn với trải nghiệm cá nhân.
Hãy xem một ví dụ về cách học sử của Mỹ: khi viết sách giáo khoa cho học sinh về thời kỳ gắn liền với một tổng thống, các nhà viết sách của Mỹ cho học sinh đọc lá thư của chính tổng thống này đích thân viết cho ai đó.
Nó có thể là một lá thư tình, ví dụ như lá thư mà tổng thống Kennedy gửi cho Marilyn Monroe chẳng hạn. Sau đó học sinh sẽ tiếp cận các sự kiện và dữ kiện theo lá thư đó. Sự hấp dẫn của lá thư tình của tổng thống viết là điều không cần bàn cãi. Nó càng hấp dẫn hơn khi học sinh được dẫn dắt để hiểu lá thư và câu chuyện trong đó qua: tổng hợp, phân tích, đối chiếu và kết luận.
Mỗi học sinh là một nhà nghiên cứu nhỏ, sẽ cho ra đời những khám phá riêng qua bài học, chứ không phải xơi món "cơm nguội" của người khác. Kết quả cuối cùng thì ai cũng biết Kennedy là ai. Một cách cực rõ ràng và thú vị.
Trong khi đó, cách học sử của chúng ta vẫn cho thấy một điều: giáo dục của ta vẫn chỉ hướng tới phần nổi của giáo dục là 20% các giá trị được coi là hữu hình (điểm số và giải thưởng) mà không biết làm cách nào để hướng tới và thực hiện phần 80% giá trị được coi là vô hình (phẩm chất, tư duy và phương pháp).
Hàng trăm học sinh trường THPT Nguyễn Hiền xé đề cương môn Lịch sử vào tháng 3/2013. Ảnh căt từ clip/ Petrotimes
Khi cuộc chơi trở thành cuộc chiến
Sự kiện gây xôn xao thứ hai với tin tức nóng hổi của môn Toán: đội tuyển IMO 2015 của Việt Nam tiếp tục duy trì thành tích Olympic Toán quốc tế cao khi có 2 HCV và xếp hạng 5 toàn đoàn - một xếp hạng không chính thức và có tính tham khảo.
Toán học, với việc giải được nhiều bài toán khó mang tính chất kỹ thuật lắt léo như ở ta, đáng lẽ ra để vui là chính, lại trở thành mục tiêu tối thượng của việc học chỉ hướng tới giải thưởng.
Các giá trị mà chúng ta đạt được qua khổ luyện như thế này bao năm qua, rất tiếc, về cơ bản là các giá trị hữu hình. Nhiều khi vô dụng với các tài năng chỉ được đo bằng giải thưởng và thành công chỉ là mang tính cá nhân đơn lẻ phục vụ cho chính cá nhân đó, thay vì cho cộng đồng và cho xã hội. Dễ dàng nhìn thấy các học sinh đạt giải thưởng sau này hầu như đều trở thành các GSTS, làm quản lý nhà nước chứ không chọn nghiên cứu hay theo đuổi đam mê và phụng sự cộng đồng.
Khi nghiên cứu về giáo dục ở các nước tư bản phát triển về công nghệ, điều thú vị mà tôi tìm thấy là họ chú trọng phát triển khoa học xã hội và nhân văn. Đây được coi là nền móng cho sự phát triển về của cá nhân -xã hội, đồng thời là nền móng học tập và phát triển khoa học - kỹ thuật.
Tại Nhật Bản, thay vì dạy kiến thức và rèn kỹ thuật giải bài cho học sinh tại bậc phổ thông, người ta ưu tiên việc rèn rũa học trò những thứ sau:
1. Phẩm chất công dân: tinh thần phụng sự xã hội và tôn trọng cộng đồng cũng như thiên nhiên.
2. Phẩm chất cá nhân: độc lập và có trách nhiệm.
3. Tư duy và suy nghĩ: sáng tạo và biết ước mơ.
4. Kỹ năng: giải quyết vấn đề.
Tại Mỹ, trước khi dạy kiến thức sâu cho học sinh, nền giáo dục hướng mạnh mẽ học trò vào các tố chất:
1. Phát triển đam mê cá nhân.
2. Rèn rũa và thực hành sự sáng tạo.
Trước khi vào đại học học trò Mỹ đều phải tham gia thi SAT để vào các đại học hàng đầu và đại học tốt. Nhất là để vào các ngành học danh giá. Môn SAT 2 History - Lịch Sử là môn học được coi là bắt buộc với hầu hết học sinh nhắm tới các ngành học xã hội và được cả rất nhiều các học sinh học ngành khoa học và công nghệ tham gia thi.
Các nhà giáo dục và học sinh Mỹ đều coi Lịch Sử là môn khoa học nền móng cho mọi ngành nghề khác.
Đây là một điểm quan trọng để các nước phát triển trên con đường đi tới sự phát triển công nghệ như vũ bão, đồng thời vẫn tạo ra được một xã hội văn minh và nhân văn, thứ mà chúng ta thiếu hụt cho dù học rất giỏi các môn khoa học tự nhiên.

Vậy nền giáo dục của chúng ta có nên theo đuổi việc tạo ra một vài siêu sao qua hệ thống đào tạo chuyên chọn gà nòi để khỏa lấp đi những điểm yếu chết người của nó hay không?
Nguyễn Tuấn Hải
Xem thêm…

Học sinh có còn náo nức đón ngày khai trường?

15:41 |
Học xong mấy tuần lễ mới tổ chức khai trường, liệu học sinh có còn háo hức chào đón ngày lễ quan trọng này?
Hôm nay là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp nơi.

Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn
”.

Bài thơ "Ngày khai trường" của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi (đã được đưa vào sách Tiếng Việt 3) cũng có những câu thơ rất hay nói về cảm xúc bồi hồi, vui sướng của học sinh trong ngày này:

“ Sáng đầu thu trong xanh

Em mặc quần áo mới

Đi đón ngày khai trường

Vui như là đi hội”.
“ Tiếng trống trường gióng giả

Năm học mới đến rồi

Chúng em đi vào lớp

Khăn quàng bay đỏ tươi ”.


Ngày khai trường có ý nghĩa rất quan trọng vì nó đánh dấu một mốc quan trọng trong quãng đời học sinh của mỗi người.

Ngày khai trường được tổ chức trước khi học sinh học buổi học đầu tiên. Vì vậy, ngày khai trường còn gọi là ngày khai giảng, ngày “mở trường”.

Ngày khai trường được tổ chức trước khi học sinh học buổi học đầu tiên (Ảnh: Xuân Trung)
Đó là cái ngày mà học sinh rất háo hức, mong đợi sau những ngày tháng nghỉ hè.

Nhưng hơn 10 năm nay (từ khi đổi mới chương trình giáo dục phổ thông), ngày khai trường không còn được tổ chức trước khi học sinh vào học buổi đầu tiên nữa.

Ngày quan trọng và ý nghĩa này lại được các trường tổ chức sau khi học sinh đã học được cả mấy tuần học.

Nếu trường nào tổ chức khai giảng đúng ngày Toàn dân đưa trẻ đến trường (5/9) thì cấp THCS và THPT đã học được 3 tuần, cấp Tiểu học cũng học được 2 tuần.

Nếu trường nào tổ chức ngày khai trường vào cuối tháng 8 như hướng dẫn của Bộ GD&ĐT thì học sinh ít nhất cũng đã học được 1 tuần.

Vậy là thầy và trò không cần chờ tiếng trống ngày khai trường “gióng giả" mà vẫn âm thầm bước vào “năm học mới”. Và, khi hoạt động dạy và học đi vào nền nếp rồi thì các nhà trường lại “rầm rộ” tổ chức lễ khai trường.

Như thế khác nào xây xong móng nhà rồi mới làm lễ động thổ!
Nhưng quan trọng hơn, đối với học sinh ngày khai trường đã mất đi nhiều ý nghĩa.

Nó không còn được các em náo nức mong chờ với rất nhiều cảm xúc như vốn có nữa.

Nó như là một nghi lễ mang tính hình thức chủ yếu dành cho người lớn chúng ta.

Trong khi đó, ngày khai trường đáng ra phải là ngày của học sinh, là ngày mà các em vui nhất. Vậy mà...

Để ngày này thật sự có ý nghĩa, tạo được nhiều niềm vui và những cảm xúc mang dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời mỗi học sinh, tôi đề nghị Bộ GD&ĐT, từ năm học 2015-2016, nên hướng dẫn các trường tổ chức ngày lễ quan trọng này trước khi chính thức bước vào học buổi đầu tiên của năm học mới.
Trần Sơn
Xem thêm…

Bộ Giáo dục muốn vận dụng thì phải biết chọn lọc

15:40 |
Mô hình trường học mới có nhiều ưu điểm nhưng khi đưa vào áp dụng đại trà trong giáo dục của chúng ta cũng nên chọn lọc tránh tình trạng “họ sao mình vậy”.
Mấy ngày gần đây, dư luận đang dậy sóng vì các danh xưng trong lớp học. Quản lý lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh” gồm một Chủ tịch và hai phó Chủ tịch cùng các “Ban”: Ban học tập; Ban quyền lợi; Ban sức khỏe, vệ sinh; Ban văn nghệ, thể dục; Ban thư viện; Ban đối ngoại…

Đây chính là cách thức tổ chức lớp học được thay đổi theo mô hình trường học mới VNEN đã được áp dụng vào dạy học trong mấy năm vừa qua.

Mô hình trường học mới khởi nguồn từ Colombia để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn theo nguyên tắc “lấy học sinh làm trung tâm”.

Vì dạy học sinh ở vùng miền núi khó khăn lại là học sinh lớp ghép nên chắc chắn sĩ số từng lớp học không nhiều.

Khi áp dụng vào giáo dục của nước ta cũng nên chọn lọc những mặt ưu điểm, phù hợp mới mong có sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng dạy và học của thầy và trò. Nhưng vận dụng một cách rập khuôn, máy móc kết quả sẽ là ngược lại.

Những điểm chưa phù hợp

Ngay như tên gọi “Hội đồng tự quản học sinh” gồm có Chủ tịch và hai phó Chủ tịch, trưởng các ban… cũng đủ thấy làm rối rắm tổ chức lớp học.

Công việc của Chủ tịch và hai phó Chủ tịch, trưởng các ban chẳng khác gì lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng trước đây.
Điểm nổi bật của mô hình VNEN “lấy học sinh làm trung tâm” (Ảnh: Xuân Trung)
Những đứa trẻ lớp 1, 2 “vắt mũi chưa sạch” nhưng luôn lấy làm tự hào vì được gọi với cái tên quá “hoành tráng” như thế.

Nhiều phụ huynh cũng lấy làm hãnh diện về con. Các em được thể “ra oai” với bạn bè…vô tình nuôi dưỡng tính háo thắng, háo danh ngay từ khi các em còn nhỏ.

Áp dụng chương trình VNEN vào dạy học, điểm nổi bật của mô hình mới này là “Lấy học sinh làm trung tâm”, các em được ngồi học theo nhóm, chủ động tìm tòi kiến thức.

Giáo viên chỉ là người định hướng, dẫn dắt, quan sát, theo dõi, để giúp đỡ các em giải quyết những vướng mắc khi cần.
Mô hình này chỉ thật sự hiệu quả khi lớp học nhiều nhất khoảng 25 em. Trong khi đó, học sinh của ta có nơi một lớp lên đến gần 60 em.

Áp dụng phương pháp tự học là chính, học sinh phải có sự chuẩn bị bài ở nhà kĩ trước khi lên lớp, phải có sự quan tâm, giúp đỡ của các bậc phụ huynh nhưng ở các vùng quê khó khăn, cha mẹ luôn phó thác việc học cho Nhà trường.

Những học sinh thông minh, nhanh nhạy học theo phương pháp này sẽ trở nên tự tin hơn nhiều ngược lại những em chậm, học kém “càng ngày càng học dốt” đó là lời nhận định của không ít giáo viên trực tiếp đứng lớp.

Vì ngồi học theo nhóm, có nhóm trưởng quản lý.

Kế hoạch học tập được giáo viên phát xuống, các nhóm thi nhau làm để lên báo cáo, cắm cờ khi nhóm mình về đích trước.

Vì có sự thi đua giữa các nhóm nên không tránh khỏi việc đưa bài cho bạn chép, nói cho bạn cách làm…Trong khi thầy cô không thể nào quán xuyến hết vì các nhóm quá đông.

Nói là thảo luận chỉ vài ba em học khá giỏi biết tham gia vào hoạt động nhóm còn những em khác ngồi chơi và chờ đợi vì “có biết gì đâu mà nói”.

Dạy học sinh yếu giảng nhiều đôi khi chưa hiểu, nhưng áp dụng phương pháp dạy học mới này, giáo viên giảng xem như nói nhiều.

Mô hình trường học mới cũng có nhiều ưu điểm nhưng khi đưa vào áp dụng đại trà trong giáo dục của chúng ta cũng nên chọn lọc những điểm thật sự phù hợp và linh hoạt trong cách vận dụng ở từng vùng miền trong cả nước, tránh tình trạng “họ sao mình vậy” mới mong đạt được những kì vọng mong muốn.
Anh Tuyết
Xem thêm…

Học 10 năm, chỉ nói được "Yes", "No"

09:11 |
Nặng ngữ pháp, thiếu thực hành, không tạo được hứng khởi tìm hiểu ngôn ngữ mới… cho học sinh là nhận định của nhiều người về chương trình tiếng Anh hiện nay.
Tiếng Anh là môn có kết quả thi thấp nhất trong số tám môn thi của kỳ thi THPT quốc gia 2015, với phổ điểm tập trung ở mức 2-3,5 điểm.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận kết quả này phản ánh một phần những bất cập trong chất lượng dạy học tiếng Anh ở bậc phổ thông nói chung. So với các môn khác, môn tiếng Anh có chất lượng dạy học rất khác nhau giữa các địa phương.
Nặng ngữ pháp, thiếu thực hành
Rất nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự băn khoăn về cách dạy tiếng Anh hiện nay trong trường phổ thông. Nhiều thế hệ học sinh cho biết sau nhiều năm học tiếng Anh ở trường phổ thông, các em có thể viết được tuy nhiên gần như không thể nói được một câu tiếng Anh cho tròn trĩnh.
Bạn đọc Thanh Thúy (Bình Định) nói: "Thế hệ 7X chúng tôi tốt nghiệp phổ thông, không ai nói được tiếng Anh cho ra hồn. Người nước ngoài hỏi, đôi khi hiểu nhưng trả lời không được vì... cứng miệng. Đúng là học sinh tỉnh lẻ chúng tôi, điều kiện học thêm tiếng Anh có hạn chế. Tuy nhiên, chương trình học ở trường phổ thông là chương trình chung của cả nước. Học suốt bao năm chỉ nhìn và viết chữ?
Tưởng rằng sau bao năm cách giảng dạy tiếng Anh sẽ thay đổi nhưng con tôi đến nay đã học xong lớp 11 vẫn chưa giao tiếp được bằng tiếng Anh".
Tại sao các em học sinh viết tiếng Anh thì hiểu được, lại nói không được?
Bạn đọc Phan Văn Chính nhận định cách dạy ngoại ngữ của Việt Nam lâu nay hàn lâm và quá chú trọng ngữ pháp làm thui chột khả năng phát triển khẩu ngữ của học sinh.
"Học ngoại ngữ cũng vậy, là học nói giống như trẻ con học tiếng mẹ đẻ. Hãy cho trẻ mạnh dạn nói thật nhiều và phát âm đúng. Hãy vứt bỏ suy nghĩ cũ kỹ phải nói đúng ngữ pháp đang áp dụng hiện nay", bạn đọc viết.
Em Nguyễn Lộc, học sinh lớp 11 Trường THPT Trần Cao Vân (Khánh Hòa), cho biết mỗi giờ học tiếng Anh đều khá nặng nề vì chủ yếu là học ngữ pháp, từ mới, thiếu những giờ thực hành, giao tiếp bằng tiếng Anh để học sinh nắm bắt và vận dụng điều mình học vào cuộc sống.
"Bản thân em giờ ra đường có gặp người nước ngoài cũng không giao tiếp với họ được, dù chỉ là mấy câu đơn giản, xã giao", Lộc kể.

Chia sẻ suy nghĩ này, một bạn đọc khác nhận định rằng thời lượng dành cho môn tiếng Anh vài tiết một tuần thì làm sao cô giáo có thể tự tin tập cho các em kỹ năng nghe, nói, trong khi phải dạy cho hết giáo trình theo quy định cứng nhắc.
Chị Mai Vũ (Q.Bình Tân, TP.HCM), cựu sinh viên ngành ngoại ngữ tiếng Anh, cho biết chị làm gia sư cho một học sinh lớp 11 và nhận thấy chương trình học rất chú trọng ngữ pháp, các kỹ năng nghe - nói bị xem nhẹ. "Có những cấu trúc câu hay điểm ngữ pháp không mang tính ứng dụng cao, mình rất hiếm khi dùng trong giao tiếp nhưng học sinh vẫn bắt buộc phải thuộc làu", chị Mai Vũ kể.
Lỗ hổng cơ bản của phương pháp dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay là sách giáo khoa chỉ tập trung vào ngữ pháp và viết, thầy cô cũng lười nói chuyện bằng tiếng Anh với học sinh. Chương trình thì tập trung chủ yếu ngữ pháp và viết. Thế nên mới có chuyện các em thi tiếng Anh điểm cao chót vót nhưng ra đường không giao tiếp được.
Chương trình học nặng nhưng thiếu tính thực tế
Trao đổi về vấn đề này, cô Đào Thị Hồng Thanh, giảng viên tiếng Anh Trường ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết cô đã gặp khá nhiều bạn rất giỏi ngữ pháp nhưng lại không nói được.
"Mình bảo là em nói cho cô nghe một câu đơn giản thôi nhưng có em vẫn không nói được, dù nếu yêu cầu viết thì chắc chắn các em viết được, thậm chí viết được cả câu khó hơn", cô Thanh kể.
Nếu muốn học trò nghe nói tốt thì phải thay đổi cách dạy và cách đánh giá. Bài thi toàn ngữ pháp mà ép học sinh giỏi nghe nói thì sao được, học sinh cần điểm để ra trường", cô Vương Hoan, một giáo viên dạy tiếng Anh ở Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), trao đổi.
Theo cô Hồng Thanh, mặc dù sách giáo khoa cũng khuyến khích các em giao tiếp nhưng thời lượng học trên lớp quá ngắn, giáo viên vừa phải dạy các điểm ngữ pháp mới, hướng dẫn những dạng bài tập mà các em sẽ phải thi, vừa giúp các em trong vấn đề nghe - nói thì "cũng rất khó cho giáo viên", cô Thanh bày tỏ.
"Sau khi ra trường, học trò ứng dụng được khoảng 50% ngữ pháp đã học là tốt lắm rồi. Trong khi đó chương trình học lại quá nặng cho các em và cho cả giáo viên", cô Hoan chia sẻ.
Sĩ số đông, giờ học ngắn cũng là trở lại trong việc giảng dạy của giáo viên
Tại sao các em luôn hứng thú khi được học bên ngoài?
Nhiều học sinh kể: "Chúng em đi học tiếng Anh bên ngoài thấy thật sinh động, có sự giao tiếp chéo, nói tiếng Anh với nhau vòng quanh giữa các bạn trong lớp học. Chương trình học tiếng Anh bên ngoài cũng dễ nhớ, thú vị".
Anh Nguyễn Vũ Anh Phong, giảng viên một trung tâm ngoại ngữ, cho rằng việc học ngoại ngữ phải có sự kết hợp giữa người dạy và người học. Người dạy thay đổi cách dạy và người học chủ động với kiến thức mình muốn tiếp nhận.
"Trong lớp cố gắng nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt, tốt nhất là chỉ sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhau. Không nên đưa cho học sinh một loạt từ mới rồi bắt các em chép và học thuộc lòng, thay vào đó nên sử dụng phương pháp là đưa ra một từ chủ đề và suy luận sang các từ có liên quan", anh Phong chia sẻ.
Cô Đào Thị Hồng Thanh cũng đồng tình với quan điểm cả người dạy và người học đều phải hợp tác để việc học đạt được hiệu quả. "Có thể yêu cầu các em chuẩn bị sẵn về một chủ đề nào đó để lên lớp thảo luận với cô. Có thể ban đầu các em sẽ nói sai, nói không hay nhưng dần dần sẽ có phản xạ nói và diễn đạt ý bằng tiếng Anh", cô Thanh nói về kinh nghiệm của mình.
Theo cô Thanh, việc học bằng những video clip, hình ảnh sinh động sẽ giúp các em hứng thú hơn với việc tìm hiểu từ mới và vận dụng từ mới. "Tôi phát cho các em một bức tranh và khuyến khích các em tìm những đồ vật trong đó rồi nói lên bằng tiếng Anh. Đây cũng là cách để các em cảm thấy việc học thú vị hơn" - cô Thanh chia sẻ.
"Cố gắng dùng kênh đối thoại để học, đừng chỉ giao tiếp qua các kênh như bài tập hay ghi chép. Giáo viên trò chuyện với học sinh, học sinh thảo luận với nhau hoặc có thể đóng vai một nhân vật nào đó, trong một ngữ cảnh cụ thể để hình thành dần khả năng nghe nói một cách tự nhiên", anh Phong bày tỏ kinh nghiệm của mình.

Ca sĩ Thanh Duy, từng là giảng viên tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ lớn, chia sẻ: "Các bạn có thể nói tiếng Anh với bạn bè, thầy cô hoặc tìm những người bạn trên mạng để giao tiếp. Bên cạnh đó, hãy học bằng cách giải trí như nghe nhạc, xem phim, xem các chương trình bằng tiếng Anh".
Xem thêm…

Hôn lén lút, "tè" công khai

09:08 |
Việt Nam có con đường đắt nhất hành tinh, tháp truyền hình cao nhất, nhiều Tiến sĩ nhất... và cách ứng xử cũng "độc" nhất.
Chúng ta đang sống trong thế giới hội nhập toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn chọn cho mình 1 con đường riêng, lý lẽ riêng cho cách làm của mình. Câu chuyện nữ ca sĩ Lệ Quyên cho con trai tè thẳng vào túi nôn thay vì nhà vệ sinh cũng là minh chứng cho điều nghe đơn giản nhưng chưa bao giờ là giản đơn ở Việt Nam.
Về lý thuyết thời điểm đó hành khách hoàn toàn đưa con mình vào đi toilet cho văn minh và hợp vệ sinh. Nhưng như nhiều bà mẹ Việt Nam khác trên đất nước này mà bạn thấy, dù ở quê hay ở thành phố trong những khu mua sắm sạch sẽ, thơm phức sẵn sàng "vạch quần" cho con "tè" ngay, mọi lúc mọi nơi. Bởi đơn giản họ nghĩ, con nít mà... Hay như thói quen không xếp hàng, vứt rác bừa bãi, khạc nhổ tung trời khi đi ngoài đường. Như ông bà vẫn dạy "Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính cách, gặt số phận".

Khi thông tin ca sĩ cho con đi thẳng vào túi nôn được phát tán trên mạng, 1 cuộc hỗn chiến đã diễn ra giữa nhóm mẹ bỉm sữa bảo vệ cho em bé, hết lòng ủng hộ hành động Lệ Quyên, số này cũng rất đông, nhân danh những người mẹ, sẵn sàng đập tan mọi chỉ trích với luận điệu "có con đi rồi biết".
Tội cho thằng nhỏ, không biết nó sẽ cảm nhận gì, sao lại đổ cho nó trách nhiệm đó. Việc nó đi tè trong nhà vệ sinh và trong túi nôn là vì lý do từ nó hay từ mẹ nó. Thật khó có câu trả lời nhưng có thể thấy rằng, muốn trẻ em biết cư xử chuẩn mực thì bố mẹ phải rèn luyện và nghiêm khắc để tạo thói quen. Thói quen tốt hay xấu cũng do hành động và suy nghĩ mà ra. 

Chuyện Lệ Quyên cho con tè trên máy bay lên báo Mỹ.
Câu chuyện tưởng chừng chỉ dừng lại trong lãnh thổ Việt Nam thì dưới sức mạnh không tưởng của internet, của thế giới phẳng, tin tức lan truyền sang tận nước Mỹ xa xôi. Câu chuyện không hay này lên hẳn tờ báo có số lượng người xem hàng đầu nước Mỹ Yahoo. Người viết đã không khỏi ngạc nhiên vì hành động trên với dòng tít You won't believe what the singer let her child do on a plane - tạm dịch Bạn không thể tin được tại sao nữ ca sĩ cho con trai làm việc đó trên máy bay.
Đến lúc này hội những người mẹ chắc cũng phải suy nghĩ lại hành động họ xem là bình thường thôi hóa ra chẳng bình thường. Văn hóa chúng ta có thể khác nhau, khác ngôn ngữ nhưng quy tắc ứng xử chung thì dù là nước Mỹ, Châu Âu, Châu Phi hay Việt Nam thì cũng có những quy tắc ứng xử xã hội chung. Không phải muốn gì thì làm trừ khi đó là nhà của bạn. Giờ đây sau vấn nạn xếp hàng vẫn chưa bị đẩy lùi chúng ta tiếp tục chống chọi vấn nạn "tè" công khai.

Hãy thôi thể hiện cái tôi, cái khác biệt bằng những hành động không giống ai thay vì "hôn lén lút, tè công khai" để xác lập kỷ lục buồn " cú tè đắt giá nhất Việt Nam" thì "hôn công khai, tè đúng chỗ quy định".
Mã Siêu
Xem thêm…

Copyright ©2015
Mọi thông tin xin liên hệ: tinhhinhvietnamnews@gmail.com