Cần phải nói rằng chỉ trong vòng chưa đầy 20 ngày, giá xăng liên tục có 2 lần điều chỉnh tăng. Lần 1 vào ngày 5/5 với mức tăng 1.950 đồng/lít và ngày hôm qua, 20/5 là 1.200 đồng/lít.
Đây là tăng nhanh, tăng dày theo điệp khúc:“Tăng, tăng, tăng và tăng luôn”khiến người dân bị sốc.
Tại sao có 2 đợt tăng giá xăng dầu như trên? Lý giải cho điều này, liên Bộ Tài chính - Bộ Công thương nói giá xăng dầu gần đây biến động liên tục khiến giá cơ sở cao hơn giá bán xăng dầu trong nước.
Lý giải đó xem ra không trọn vẹn bởi số liệu của Bloomberg cho thấy giá dầu thế giới từ ngày 5/5 (đợt tăng giá gần nhất của xăng VN) tới nay đã diễn biến theo chiều hướng giảm.
Cụ thể, nếu như giá dầu thô ngày 5/5 là 60,38 USD/thùng thì giá xăng tính tới ngày 20/5 là 58,59 USD/thùng, giảm 1,79 USD/thùng, tương đương giảm 2,96%.
Điều này trái với giải thích của một số doanh nghiệp cho biết trước thời điểm tăng giá là “giá nhiên liệu trên thị trường thế giới như vậy, dù được trích quỹ bình ổn gần 1.500 đồng/lít doanh nghiệp đang phải bù lỗ từ 300 – 400 đồng/lít xăng dầu”.
Bên cạnh sự ngạc nhiên trước việc giá tăng khi thị trường thế giới diễn biến theo chiều hướng giảm mà giá xăng trong nước lại tăng, việc người dân tỏ ra bức xúc khi nhớ lại tuyên bố của Bộ Tài chính đưa ra trước tháng 5 “thuế môi trường không làm tăng giá xăng”.
Nói không tăng nhưng lại tăng luôn. Tăng nhiều lần và tăng cao. Không bức xúc thì đúng là chỉ có là… “thánh nhịn”!
Điều quan trọng hơn, trong ngày hôm qua, báo cáo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), trước thời điểm tăng giá, Quỹ bình ổn giá xăng dầu hình thành tại Petrolimex vẫn còn tồn dư 1.412,5 tỷ đồng.
Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) nói rằng “quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện vẫn đang phải bù tới 1.437 đồng/lít xăng. Nếu không có sự bù giá này, giá xăng dầu đợt điều chỉnh hôm 5/5 đã phải tăng lên trên 3.000 đồng/lít thay vì 1.950 đồng/lít” lại càng không hợp lý.
Được biết, tổng số tiền trích quỹ bình ổn từ đầu năm tới hết Quý 1 của các doanh nghiệp đầu mối là trên 2.085 tỷ đồng. Trong khi số tiền đã chi từ quỹ này trong cùng khoảng thời gian trên là hơn 3.303 tỷ đồng.
Qua đó, cộng với số dư quỹ từ cuối năm ngoái chuyển sang là khoảng 4.055 tỷ đồng, quỹ bình ổn giá xăng, dầu đến hết quý I/2015 còn dư trên 2.843,6 tỷ đồng.
Tổng tích lũy của quỹ này vẫn còn tới gần 3.000 tỷ đồng thì cơ quan quản lý vẫn có thể lấy từ doanh nghiệp lớn bù sang cho doanh nghiệp nhỏ và hoàn toàn có thể dùng Quỹ bình ổn giá để giữ giá xăng dầu kỳ điều hành tới.
Chúng ta xả quỹ nhưng vẫn tiếp tục trích quỹ để đảm bảo giữ ổn định giá xăng, dầu cũng đồng thời đó nhằm một mục tiêu ổn định chung nền kinh tế vĩ mô.
Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Vậy trong thời điểm hơn 2 tuần, tăng giá xăng dầu 2 lần với mức tăng cao thì cần gì đến quỹ bình ổn?
Cần phải biết rằng Quỹ bình ổn giá xăng dầu được sử dụng khi một trong hai trường hợp chứ không chỉ ở trường hợp tăng giá đột biến ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
Bởi vậy, trong trường hợp giá xăng dầu thế giới giảm vẫn có một khả năng nhỏ xảy ra trường hợp giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ dẫn đến phải sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Nếu xảy ra trường hợp này thì ngay cả khi giá xăng dầu thế giới giảm sâu vẫn có thể sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu mà không hề ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người tiêu dùng do điều này là chính đáng để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Nếu xảy ra trường hợp này thì ngay cả khi giá xăng dầu thế giới giảm sâu vẫn có thể sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu mà không hề ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người tiêu dùng do điều này là chính đáng để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng việc tính toán giá cơ sở là đúng thực tiễn kinh doanh và không có tham nhũng, lãng phí ở trong đó.
Nếu giá cơ sở tăng không phải do nguyên nhân khách quan mà do nguyên nhân chủ quan, chẳng hạn như năng lực kinh doanh yếu kém; quản lý kém dẫn đến tăng chi phí bất hợp lý thì đúng là rất vô lý. Và vô hình chung đã móc túi người tiêu dùng để nuôi những người quản lý kinh doanh yếu kém.
TS Kinh tế Trần Minh Thành
(HV Nghiên cứu Kinh doanh Singapore)
0 Nhận xét