Quốc tế đặt niềm tin, sao Việt Nam cứ lo sợ

11:23 |
Trong khi nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong nước e ngại về triển vọng kinh tế Việt Nam thì các tổ chức, chuyên gia nước ngoài đồng loạt đánh giá cao và có cái nhìn tích cực về Việt Nam.
Bên ngoài lạc quan
Dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ giảm tốc vào 2017 nhưng nhìn chung Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa có cái nhìn khá tích cực về kinh tế có quy mô hơn 190 tỷ USD.
Ông Eric Sidgwick - Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2016 vẫn sẽ theo chiều hướng tích cực và được dẫn dắt bởi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao, tiêu dùng và cầu trong nước gia tăng, cùng với các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.

Ông Aaron Batten, chuyên gia kinh tế của ADB, tác giả chính của bản báo cáo nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2016, sau đó tăng chậm lại ở mức 6,5% vào năm 2017.
Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể nói khá cao, so với dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ 1,5-3% của IMF, CitiGroup…
Trước đó, Bloomberg cũng rất lạc quan về kinh tế Việt Nam. Theo đó, kinh tế Việt Nam sẽ lọt nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới với mức tăng GDP được dự báo gần 7% trong năm 2016. Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng mạnh bất chấp các nền kinh tế lớn trên thế giới đang ì ạch và các nền kinh tế mới nổi lớn như Nga, Brazil và Trung Quốc đang chững.
ANZ khẳng định Việt Nam là điểm sáng trên thị trường mới nổi. Nền kinh tế Việt Nam có diễn biến vượt trội ở châu Á, với mức tăng trưởng 2015 vượt dự báo.
Hồi cuối 2015, ông Glenn Maguire thậm chí còn dự báo Việt Nam sẽ vào nhóm "nền kinh tế VIP", vượt tăng trưởng của Trung Quốc, với GDP có thể tăng trưởng tới 7% hoặc thậm chí cao hơn vào năm 2017. Theo ANZ, trong khu vực châu Á chỉ có 3 nền kinh tế hiếm hoi gồm: Việt Nam, Ấn Độ và Philippines sẽ ít chịu ảnh hưởng tiêu cực từ kinh tế thế giới.
Financial Times nhìn nhận nền kinh tế Việt Nam dưới góc độ thị trường BĐS hấp dẫn và có tiềm năng để bùng nổ. Còn tạp chí Forbes đánh giá tiềm năng của Việt Nam với động lực phát triển là dân số 94 triệu dân, phần lớn là dân số trẻ cùng với nỗ lực đổi mới nhanh chóng theo định hướng thị trường.
Straits Times thậm chí còn cho rằng, độ hấp dẫn của Việt Nam đối với giới đầu tư quốc tế trong thời gian tới sẽ chỉ có tăng, chứ không giảm, nhờ sự ổn định chính trị, giá nhân công rẻ và sự gia tăng về lượng của tầng lớp thu nhập trung bình. Hội nhập còn giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam thăng hoa?
Trái ngược với những đánh giá tích cực từ nhiều tổ chức và chuyên gia nước ngoài, đa số các chuyên gia và DN trong nước có cái nhìn tiêu cực hơn. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia (NFSC) lo ngại dư địa đầu tư phát triển cũng rất hạn hẹp và nguồn lực tài chính quốc gia hạn chế do nợ công gần chạm ngưỡng 65%.
PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế khẳng định, tình hình ngân sách năm nay đã gay go và năm sau cũng sẽ tiếp tục như vậy thì sẽ ảnh hưởng tới thị trường tài chính Việt Nam.
Chuyên gia này cho rằng, nền kinh tế nhìn từ ngoài như người mặc áo đẹp, cởi ra mới thấy có vấn đề.
dự báo tăng trưởng, tăng trưởng kinh tế, nguy cơ tụt hậu, nợ công, thách thức kinh tế, rủi ro kinh tế, nguy cơ kinh tế, triển vọng kinh tế
Dư địa cải cách của Việt Nam không còn nhiều.
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong vài năm gần đây, nền kinh tế có khá kết quả tốt đẹp nhưng nỗi lo tụt hậu vẫn thường trực.
Trên thực tế, theo số liệu từ GSO, trong 10 năm qua, GDP đã tăng trưởng 4 lần từ mức 1 triệu tỷ đồng hồi 2006 lên gần 4,2 triệu tỷ đồng năm 2015. GDP đầu người đã lên hơn 2,2 ngàn USD, gấp hơn 20 lần so với hồi 1990. Tuy nhiên, con số này mới chỉ bằng của Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan 5-20 năm trước đây. Việt Nam được đánh giá đi sau Thái Lan 20 năm, Hàn Quốc 35 năm.
Dự báo tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ vào năm 2017 của ADB là điều đáng phải suy ngẫm. Đó là chưa kể tới những rủi ro và thách thức mà Việt Nam đang đối mặt.
Trên thực tế, không phải đánh giá của tổ chức nước ngoài đều có màu hồng. Trong báo cáo công bố ngày 30/3, ông Aaron đến từ ADB cho rằng, Việt Nam chịu rủi trước những bất ổn trên thị trường toàn cầu khi hội nhập sâu rộng. Theo đó, Việt Nam được đánh giá là dễ bị ảnh hưởng về thương mại nhất trong khối ASEAN khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại.
Cũng theo ông Aaron, nền kinh tế VN phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Đây là một thách thức lớn. Bên cạnh đó, áp lực nợ công, chi phí trả lãi nợ nước ngoài tăng nhanh, sự suy giảm cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối giảm, nợ xấu chưa được giải quyết thấu đáo (chủ yếu chuyển nợ cho VAMC), cải cách DNNN chưa sâu… có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng của Việt Nam.
Ảnh hưởng từ sự suy giảm nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới cũng là điều đáng bàn. Thế giới tình hình chung kém đi, trong khi Việt Nam được cho là tốt lên, bơi băng băng là điều phải suy nghĩ.
Tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam vẫn dựa nhiều vào xuất khẩu và đầu tư. Tuy nhiên, xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng vì thế giới. Đầu tư trong khi đó cũng có thể bị ảnh hưởng do FDI có nguy cơ chững lại, ODA cho Việt Nam cũng ngày càng hạn hẹp. Tới 2017, ODA ưu đãi từ WB sẽ bị chấm dứt, còn vốn ưu đãi từ ADB sẽ không còn từ 2019. Các chính sách hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ, thông qua các chính sách tài khóa và tiền tệ ngày càng bị bó hẹp do không còn nhiều dư địa.
Đây có lẽ là một bài toán khó để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn nữa, giúp thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực.
Xem thêm…

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân trở thành nữ Chủ tịch QH đầu tiên

11:22 |
Sáng nay, QH đã bỏ phiếu kín thống nhất bầu Phó Chủ tịch QH Nguyễn Kim Ngân trở thành Chủ tịch mới của QH.
Theo công bố của Ban kiểm phiếu, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhận được tỉ lệ tán thành cho chức danh Chủ tịch QH 95,5%, tỉ lệ không tán thành 1,82%. Cụ thể, có 472/484 ĐB có mặt đồng ý và 9 ĐB không đồng ý.

Đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, tỷ lệ tán thành bà Kim Ngân đảm nhiệm 91,5%, không tán thành 2,02%.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là nhân sự dự kiến duy nhất cho chức danh Chủ tịch QH được trình ra QH chiều hôm qua. Sau khi các ĐB thảo luận tại đoàn và tại hội trường để thông qua danh sách, QH đã bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Trước Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã tuyên thệ nhậm chức, nguyện nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ:
"Tôi xin trân trọng cảm ơn QH đã bầu tôi làm Chủ tịch QH nước CHXHCN Việt Nam. Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước QH, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó".
Chủ tịch QH, Nguyễn Thị Kim Ngân
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ trước Quốc hội. Ảnh: Phạm Hải
Khắc ghi lời tuyên thệ
Sau khi nhận bó hoa chúc mừng từ người tiền nhiệm Nguyễn Sinh Hùng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói: "Kể từ giờ phút này, tôi luôn khắc ghi lời tuyên thệ của mình trước QH, để thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch QH theo luật định, phát huy truyền thống tốt đẹp của những người đi trước. 
Chủ tịch QH, Nguyễn Thị Kim Ngân
Người tền nhiệm Nguyễn Sinh Hùng tặng hoa chúc mừng tân Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ảnh: Phạm Hải
Tôi sẽ cùng với UB Thường vụ QH lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ của cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
Xin cám ơn chân thành Chủ tịch QH tiền nhiệm Nguyễn Sinh Hùng và xin phép thay mặt QH kính tặng đồng chí bó hoa tươi thắm cùng những tình cảm chân thành, trân trọng về những đóng góp đầy tâm huyết và trách nhiệm của đồng chí gần 5 năm qua cho hoạt động của QH nhiệm kỳ khóa 13.
Kính chúc đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và luôn dõi, góp ý cho hoạt động của QH".
Chủ tịch QH, Nguyễn Thị Kim Ngân
Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng chúc mừng tân Chủ tịch. Ảnh: Hoàng Long
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là người đầu tiên thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức theo quy định của Hiến pháp 2013. Bà đảm nhận nhiệm vụ điều hành QH ngay sau khi nhậm chức.
Trong sáng nay, QH cũng bắt đầu nội dung miễn nhiệm Chủ tịch nước, kết quả miễn nhiệm sẽ có trong buổi chiều.
Tân Chủ tịch QH trẻ, sắc sảo
ĐB Cao Sĩ Kiêm (Thái Bình): QH chúng ta hoạt động liên tục, mà vị Chủ tịch mới được bầu là người đã từng hoạt động ở các địa phương, các ngành chuyên môn rồi lên vị trí tại QH trải qua một nhiệm kỳ, điều hành khá sắc sảo và nắm bắt vấn đề khá nhanh nhạy, có kiến thức mới về kinh tế thị trường và những nguyên tắc để thực hiện kinh tế thị trường.
Tôi mong Chủ tịch QH vừa có thực tiễn, vừa có kinh nghiệm điều hành QH, lại luôn tiếp thu nhanh các hoạt động bên ngoài trong công tác đối ngoại của QH, chắc chắn kết quả kế tục sẽ tốt hơn, những kinh nghiệm, đột phá mới sẽ được nảy sinh.
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM): Trong xu thế phát triển, khoảng cách nam nữ trong các chức danh ngày càng thu hẹp, VN nằm trong xu thế chung. Cương vị Chủ tịch QH cần nhất là năng lực, phẩm chất, tiêu chuẩn. Tôi tin tưởng tân Chủ tịch QH sẽ điều hành một cách tốt đẹp và hiệu quả hơn trong nhiệm kỳ của mình.
Chủ tịch QH trẻ và đã trải qua nhiều cương vị lãnh đạo, tôi tin rằng tương xứng với đòi hỏi của đất nước. Nhiệm vụ nặng nề hơn, tôi tin Chủ tịch QH mới sẽ phát huy ưu điểm của Chủ tịch cũ và năng lực riêng của mình để đảm đương trọng trách.
Chung Hoàng - Hồng Nhì
Xem thêm…

Đà Nẵng vững ngôi đầu, TP. Hồ Chí Minh tụt hạng

11:13 |

Công bố thứ hạng về chất lượng điều hành kinh tế sáng nay, 31/3, Đà Nẵng năm thứ 3 liên tiếp vẫn soán ngôi vị số 1. Thủ đô Hà Nội và TP HCM vẫn vắng bóng ở danh sách năng lực cạnh tranh TOP 5.

Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh lần thứ 11 được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam công bố sáng nay, 31/3 tại Hà Nội.

Đây là kết quả "chấm điểm" của 10.000 doanh nghiệp Việt Nam và 1.600 doanh nghiệp FDI về chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền 63 tỉnh, thành phố.

Theo kết quả bảng xếp hạng năm nay, Đà Nẵng vẫn là thành phố dẫn đầu liên tiếp trên cả nước về năng lực cạnh tranh kể từ năm 2013 và cũng là lần thứ 6 trong 11 lần xếp hạng, đứng vị trí số 1.

Chỉ số PCI:

Đà Nẵng vững ngôi đầu, TP. Hồ Chí Minh tụt hạng

 Công bố thứ hạng về chất lượng điều hành kinh tế sáng nay, 31/3, Đà Nẵng năm thứ 3 liên tiếp vẫn soán ngôi vị số 1. Thủ đô Hà Nội và TP HCM vẫn vắng bóng ở danh sách năng lực cạnh tranh TOP 5.
Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh lần thứ 11 được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam công bố sáng nay, 31/3 tại Hà Nội.
Đây là kết quả "chấm điểm" của 10.000 doanh nghiệp Việt Nam và 1.600 doanh nghiệp FDI về chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền 63 tỉnh, thành phố.
Theo kết quả bảng xếp hạng năm nay, Đà Nẵng vẫn là thành phố dẫn đầu liên tiếp trên cả nước về năng lực cạnh tranh kể từ năm 2013 và cũng là lần thứ 6 trong 11 lần xếp hạng, đứng vị trí số 1.
PCI, cạnh tranh cấp tỉnh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, VCCI
Lý do để thành phố này giữ vững ngôi hạng đừng đầu được nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, là sự cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính và mức độ thân thiện với DN. Trung tâm hành chính của thành phố đi vào hoạt động từ tháng 9/2014 đã thực sự phát huy hiệu quả, làm tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho cả người dân, doanh nghiệp lẫn cán bộ, công chức. Điểm số PCI của Đà Nẵng cũng đạt mức cao nhất kể từ năm 2012.
Báo cáo PCI cho hay, tại Đà Nẵng, đa số các chỉ tiêu đo lường về thời gian, hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính đều cải thiện mạnh. Tỷ lệ các DN cho biết, họ không phải đi lại nhiều lần để lấy dấu, chữ ký đã tăng từ 67% lên 70%. Và cũng chính nhơ xây dựng thành công mô hình chính quyền điện tử, hướng tới "thành phố thông minh" nên các chỉ tiêu về ứng dụng CNTT của thành phố này cũng cao nhất 3 năm qua. Đặc biệt là đổ mở website tăng 3 điểm, bộ phận một cửa được đánh giá tốt... khiến cho Đà Nẵng trở thành địa phương có tỷ lệ truy cập website của chính quyền cao nhất nước.
Kế sau Đà Nẵng là tỉnh Đồng Tháp và Quảng Ninh Đây là những tỉnh đã đi đầu trong sáng kiến cải cách hành chính, tin gọn bộ máy, công khai minh bạch trong đánh giá và lựa chọn cán bộ.
Điển hình như Quảng Ninh đã đột phá trong việc thi tuyển chức vụ Phó giám đốc Sở. Nhóm nghiên cứu cho hay, Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch giảm 30% cuộc họp để lãnh đạo các sở ngành có nhiều thời gian tiếp xúc với doanh nghiệp, giải quyết kịp thời các điểm nghẽn.
Hai tỉnh tiếp theo lọt vào TOP 5 này là Vĩnh Phúc và Lào Cai.
Theo nhóm nghiên cứu, chất lượng điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành được phân thành 6 "cấp độ" từ trên xuống, là "rất tốt"; "tốt", "khá", "trung bình", "tương đối thấp", "thấp".
Trong đó, TOP 5 là 5 tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế ở mức "rất tốt".
Ở mức "tốt", năm nay có 7 tỉnh, thành phố, trong đó có TP. HCM, Thái Nguyên, Quảng Nam, Long An, Thanh Hoá, Kiên Giang. Thủ đô Hà Nội năm nay chỉ đạt mức khá với vị trí thứ 24.
Đứng ở cuối bảng, bị đánh giá là điều hành kinh tế "thấp" nhất là 4 tỉnh Bắc Kạn, Lai Châu, Hà Giang và Đăk Nông.
Như vậy, so với năm trước, nhìn ở TOP 11 tỉnh dẫn đầu, các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phúc thăng hạng trong khi TP.HCM tụt hạng. Ở thứ cuối, tỉnh Điện Biên, Cao Bằng đã chuyển biến tích cực khi rời khỏi danh sách cuối.
Đánh giá chung về 10 lĩnh vực liên quan đến điều hành kinh tế, báo cáo PCI năm nay cũng ghi nhân, các DN đánh giá cao về 4 chỉ số gồm tính minh bạch, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, chi phí thời gian và gia nhập thị trường.
Trong đó, tiêu biểu như chi phí thời gian cho thủ tục hành chính, với két quả đáng chú ý là tới 67% DN đánh giá cán bộ NN làm việc hiệu quả, 59% DN đánh giá công chức thân thiện, nhiệt tình. Thủ tục hành chính thuế cũng cải thiện, như thời gian thanh trathuế đã giảm từ 8h chỉ còn 4,5 giờ trung bình cho một cuộc thanh tra, là mức thấp nhất 3 năm qua.
Tuy nhiên, 2 lĩnh vực mà cộng đồng DN khuyến cáo cần phải thay đổi mạnh là chi phí không chính thức và cạnh tranh bình đẳng.
Xem thêm…

Từ chối làm giảng viên đại học, nuôi thỏ thu 3 tỷ/tháng

11:11 |
Mỗi tháng xuất chuồng khoảng 1.200 tấn lợn và 1.500 tấn thỏ giống, trừ chi phí đầu vào, chàng kỹ sư trẻ tuổi Phùng Văn Toản ở Sơn Tây (Hà Nội) thu lợi nhuận hơn 3 tỷ đồng.

Tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu và được nhận lại trường để giảng dạy, năm 2004, anh Phùng Văn Toản ở Khu 916, xã Cổ Đông (Sơn Tây) bỏ về quê tìm hướng phát triển kinh tế.

Trên diện tích hơn 22ha đất thuê 20 năm, anh và hai người bạn thân đầu tư gần 10 tỷ đồng xây dựng 6 khu chuồng trại khép kín, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi lợn sạch. Thời gian đầu do thiếu vốn, các anh nuôi 1.000 lợn thịt/năm vừa lấy công làm lãi, vừa lấy kinh nghiệm.
Nhận thấy chăn nuôi lợn sạch có nhiều ưu điểm, như được doanh nghiệp đối tác hỗ trợ giống sạch, nguồn thức ăn và cử chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, anh rất yên tâm. Có những năm, trang trại của anh nuôi tới 12.000 đầu lợn thương phẩm, sản lượng đạt 1.200-1.300 tấn/năm, lợi nhuận đạt hơn 3 tỷ đồng/tháng.
Anh Toản cho biết, từ năm 2014, anh cùng nhóm bạn đầu tư chuyển sang nuôi thỏ giống New Zealand theo hướng công nghiệp. Giống thỏ này sinh sản tốt, thích hợp với khí hậu ở Việt Nam, đầu ra thuận lợi, giá cả ổn định và hiệu quả kinh tế cao.
Nghĩ là làm, anh Toản cùng bạn bè đầu tư 14 tỷ đồng xây 4 khu chuồng trại nuôi thỏ trong khuôn viên 5ha. Khu chuồng trại được xây dựng khép kín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, như hệ thống quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, đèn sưởi, máng uống nước tự động,... Phân của thỏ được xử lý trong hầm biogas, bảo đảm vệ sinh môi trường và tiết kiệm nhiên liệu.
"Khởi điểm chúng tôi nuôi 1.700 thỏ bố mẹ, sau gần 2 năm, trang trại đã phát triển lên gần 10.000 con, cung cấp ra thị trường khoảng 16.000 thỏ giống/năm, còn lại là thỏ thương phẩm" - anh Toản nói.
Tuy là con vật dễ nuôi, nguồn thức ăn đơn giản có thể tự trồng như cỏ, rau, song thỏ lại có nhược điểm là rất dễ bị bệnh đường ruột, bệnh bại huyết. Vì thế, khi nuôi phải tiêm vắc xin định kỳ 6 tháng/lần và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Thành phần thức ăn của thỏ gồm 70% là cỏ, rau xanh và 30% cám công nghiệp. Thời gian sinh trưởng của giống thỏ New Zealand này từ 90 đến 100 ngày sẽ đạt trọng lượng 2,5-3 kg/con là có thể xuất bán.
Hiện giá thành thỏ thương phẩm bán buôn cho khách là 85.000 đồng/kg, thỏ giống là 150.000 đồng/kg. Riêng doanh thu năm 2015 của trang trại từ thỏ đạt hơn 7 tỷ đồng. Ngoài ra, trang trại còn giải quyết việc làm cho 15 lao động địa phương, với mức thu nhập 3-4 triệu đồng/người/tháng.
Xem thêm…

Hôm nay miễn nhiệm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

11:10 |
Cùng với nội dung bầu Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia mới, hôm nay, QH tiến hành miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước đối với ông Trương Tấn Sang.
Buổi sáng, QH sẽ thực hiện quy trình bầu Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia sau khi đã làm xong quy trình miễn nhiệm ông Nguyễn Sinh Hùng.
Dự kiến nhân sự duy nhất cho chức danh lãnh đạo trên là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch QH khóa 13.
Các ĐBQH sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia trước khi bỏ phiếu kín.
Kết quả bầu sẽ được công bố vào buổi trưa.
Tân Chủ tịch QH sẽ tuyên thệ nhậm chức ngay sau khi được bầu.
Ngay sau khi bầu Chủ tịch QH, UBTVQH sẽ trình QH miễn nhiệm Chủ tịch nước.
Quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước bằng phiếu kín sẽ diễn ra sau khi các ĐBQH thảo luận ở đoàn vào buổi chiều.
Sau khi công bố kết quả, QH sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước đối với ông Trương Tấn Sang.
Trước khi kết thúc ngày làm việc, UBTVQH sẽ trình danh sách đề cử để QH bầu Chủ tịch nước. Sau đó, các ĐB thảo luận ở đoàn.

Tân Chủ tịch nước sẽ được bầu và ra mắt vào thứ 7 tuần này
Xem thêm…

Chấm dứt cho vay ngoại tệ: Hết cửa om đô kiếm lợi?

07:43 |
Sau cú tấn công phá luật ngầm dân đầu cơ tỷ giá, NHNN tiếp tục tung đòn mới nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán cho vay lòng vòng ăn chênh lãi suất thông qua hoạt động tín dụng ngoại tệ. 
Thị trường trước lệnh cấm
Thông tư 24/2015/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày 8/12/2015 quy định, từ 31/3, các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ, chuyển sang mua bán USD thuần túy.

Việc chấm dứt cho vay ngoại tệ này áp dụng đối với các DN có nhu cầu vốn ngắn hạn trong nước, nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.
Theo đó, khi được các NHTM xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn nói trên, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot).
Ông Nguyễn Văn Tiến, chủ một DN chuyên nhập khẩu phụ tùng ô tô tại Hà Nội cho biết, DN không bị ảnh hưởng gì vì quy định mới. DN của ông vẫn là đối tượng được vay USD nhưng điều quan trọng hơn là DN đã có sự chuẩn bị.
“Trước đây, các DN đều được vay, nhưng khi đến hạn phải mua USD của NH với giá cao để trả lại các khoản vay đó. Với các DN sản xuất kinh doanh trong nước và có nguồn thu ngoại tệ và khi tiền về họ không phải mua và sẽ trả NH bằng nguồn ngoại tệ đó. Tuy nhiên rủi ro ro vay là khá cao. Thực chất, nhiều DN vay là để hưởng lãi suất thấp nhưng có thể lợi bất cập hại”, ông Tiến chia sẻ.
Trên thực tế, Thông tư 24 quy định đối tượng vay ngoại tệ hẹp hơn nhưng vẫn cho phép 3 đối tượng được phép vay ngoại tệ, bao gồm: vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu; và vay để đầu tư ra nước ngoài...
Ông Nguyễn Trung Hoàng, GĐ một DN kinh doanh thiết bị phòng thí nghiệm cho biết, ông không thấy thị trường USD biến động gì nhiều trước thời điểm 31/3 nói trên.
Trong phiên giao dịch ngày 29/3, đồng USD lặng sóng. Các NH hầu như không thay đổi giá mua bán USD so với phiên liền trước, phổ biến “để” ở mức 22.280 đồng/USD (mua) và 22.340 đồng/USD (bán). NHNN giảm tỷ giá trung tâm 2 VND xuống còn 1 USD đổi 21.889 (biên độ +/-3%).
Kể từ đầu 2016, tỷ giá USD/VND diễn biến nằm ngoài tính toán của nhiều NH, DN và giới đầu cơ. Có thời điểm giá USD trên thị trường tự do còn thấp hơn ở các NH. Kỳ vọng tăng 1% trong quý I/2016 đã tiêu tan. Quyết định kéo lãi suất tiền gửi USD giảm còn 0% là một cú đánh mạnh vào giới đầu cơ USD. So với đầu năm, giá USD hiện tại thấp hơn khoảng 200 đồng.
Đánh giá về thị trường ngoại hối thời gian gần đây, ông Tiến khẳng định tỷ giá USD/VND khá ổn. Tuy nhiên, trên thực tế, DN của ông cũng không vay USD từ NH. Kể cả mấy năm trước kinh doanh tốt, nhập khẩu giá trị hàng lớn nhưng ông toàn mua USD từ NH, lúc nào cần thì mua, khi dư dả thì chọn thời điểm USD thấp để mua vào một ít trên thị trường tự do.
Động thái mới ở Thông tư 24 của NHNN cũng có mục đích không gì khác ngoài việc hướng tới việc chuyển dần quan hệ cho vay bằng ngoại tệ, sang mua bán USD thuần túy.
ngoại tệ, thị trường ngoại hối, tỷ giá, USD/VND, đầu cơ tỷ giá, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại hối, cho vay ngoại tệ
Siết chặt từng bước
Tại một hội thảo của UBGSTCQG, nguyên thống đốc NHNN Lê Đức Thúy cho rằng, thị trường ngoại tệ “có vấn đề” khi mà lãi suất USD trong nước xuống 0% mà NH vẫn phải vay nước ngoài. Khoản vay 200 triệu USD của VietinBank từ 18 NH nước ngoài đã được đưa ra làm ví dụ để bày tỏ sự lo ngại.
Câu hỏi được đặt ra là: tại sao vốn USD dư dả mà các NH lại phải đi vay. Trên thực tế, số liệu của NHNN cho thấy, huy động ngoại tệ của hệ thống NH có xu hướng giảm, trong khi cho vay đang tăng lên trong những tháng đầu năm.
Đại diện một NH cho biết, lãi suất thấp khiến nhiều DN không mặn mà găm giữ USD. Họ bán ngoại tệ để tìm kênh tiết kiệm VND dài hạn lãi suất cao. Khi cần DN có thể nhanh chóng thế chấp VND để vay USD ngắn hạn với lãi suất thấp hơn.
Bên cạnh đó, vì lãi suất tiền gửi USD = 0% cho nên đa phần các khoản gửi USD là không kỳ hạn. Việc sử dụng để cho vay ngắn, trung và dài hạn đều có rủi ro khá cao.
Không những thế, theo ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch UBGSTCQG, tỷ giá USD/VND vẫn đứng trước nhiều áp lực do khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục tăng lãi suất và Trung Quốc phá giá đồng NDT.
PGS. TS. Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện nghiên Kinh tế Ngân hàng cho rằng, các chính sách thắt chặt tín dụng ngoại tệ trong vài năm gần dây đã giúp giảm bớt ảnh hưởng của đồng USD tới nền kinh tế trong nước.
Bà Nguyễn Thị Hồng, phó Thống đốc NHNN trong một cuộc họp đầu tháng 3 tái khẳng định chủ trương nhất quán của NHNN là: ổn định thị trường ngoại hối, nâng cao vị thế VND, gắn kết chủ trương chống đô-la hóa, từ quan hệ vay cho vay sang mua bán. Theo đánh giá của bà Hồng, vị thế của đồng VND nâng lên cao trong hai năm 2014 và 2015.
Có thể thấy, sau cú tấn công mạnh mẽ phá luật ngầm dân đầu cơ tỷ giá bằng cơ chế tỷ giá trung tâm và lãi suất USD về 0%, NHNN đang áp dụng một biện pháp bổ sung để nhất quán chủ trương chống đô-la hóa đồng thời giảm dần tình trạng cho vay ngoại tệ nhằm ổn định thị trường.
Với quy định này, các DN có nhu cầu USD thực sự cho hoạt động nhập khẩu và đầu tư ra nước ngoài vẫn được duy trì. Trong khi đó, các nhu cầu không thực sự cần thiết, vay ngoại tệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước sẽ không được đáp ứng. Giao dịch USD thấp hơn sẽ khiến thị trường ổn định và hiện tượng tâm lý bầy đàn, ảnh hưởng tới tỷ giá, có thể sẽ ngày càng ít đi.
Xem thêm…

Hôm nay miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội

07:35 |

QH khóa 13 bỏ phiếu kín miễn nhiệm Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Các đại biểu hôm nay bắt đầu làm việc về kiện toàn các chức danh lãnh đạo với việc bỏ phiếu kín miễn nhiệm hai chức danh: Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Phiên họp về nhân sự này dự kiến kéo dài từ nửa buổi sáng nay cho đến hết ngày làm việc với đầy đủ quy trình kỹ thuật về miễn nhiệm theo luật định.
Dựa trên tờ trình của UBTVQH về việc miễn nhiệm 2 chức danh trên, các ĐBQH thảo luận ở đoàn trước khi tiến hành miễn nhiệm chính thức.
Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Sinh Hùng được dự trù thời gian phát biểu ý kiến (nếu có).
Một ban kiểm phiếu được thành lập công khai tại phiên họp.
Sau đó, QH miễn nhiệm Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Kết quả kiểm phiếu được công bố ngay tại phiên họp. QH sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Tiếp đó, UBTVQH sẽ dự kiến nhân sự để QH bầu Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Các ĐBQH thảo luận ở đoàn về dự kiến nhân sự để bầu chính thức vào sáng mai.
Trước đó, Ban chấp hành TƯ khoá 11 đã chuẩn bị nhân sự cho 4 vị trí chủ chốt của Ban chấp hành TƯ khóa 12. Theo đó thống nhất giới thiệu bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch QH nhiệm kỳ mới, kế nhiệm ông Nguyễn Sinh Hùng nghỉ hết nhiệm kỳ. Nếu được QH tín nhiệm bầu, bà Kim Ngân sẽ là nữ Chủ tịch QH đầu tiên.
Xem thêm…

Dân không “chán lắm rồi” mà… ngấy lên tận cổ!

07:34 |

 Người dân đã chán ngấy lên rồi những ngôn từ cao đạo “rồng cuốn, rồng bay” mà cần những việc làm cụ thể từ những việc nhỏ nhất. Xin bớt đi những ngôn từ nhàn chán làm “rác tai” dân.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đánh giá tổng kết nhiệm kỳ hoạt động khoá XIII ngày 28/3, Đại biểu Lê Nam – Phó trưởng đoàn Quốc hội tỉnh Thanh Hoá nói:
“Nhân dân cả nước rất quan tâm, theo dõi, ủng hộ từng bước đi, việc làm của tân Bí thư Thành uỷ TPHCM. Vì sao? Vì hơn lúc nào hết nhân dân khao khát việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Nhân dân chán lắm rồi những cán bộ chỉn chu và trau chuốt với những ngôn từ "tăng cường", "đẩy mạnh", "nâng cao". Nhân dân và cán bộ Đảng viên cần người Bí thư lao vào cuộc sống, những Bí thư có đủ quyền hành nhưng cũng đủ những trách nhiệm ràng buộc, công khai và minh bạch để đảm bảo cho họ có thể thực hiện quyền điều hành, triển khai những sáng tạo của mình”.
Ông Nam đã nói đúng nhưng có lẽ chưa đủ “độ” bởi người dân không chỉ “chán lắm rồi” mà đã “ngấy lên tận cổ”.
Người dân “chán ngấy rồi” những ông cán bộ “mũ ni che tai”, “im lặng là vàng”, “ngậm miệng ăn tiền”.
Người dân “chán lắm rồi” những “mỹ từ hùng hồn” như "tăng cường", "đẩy mạnh", "nâng cao".
Người dân “chán lắm rồi” những điệp khúc quen thuộc “xử lý nghiêm”, “kiên quyết”, “nghiêm khắc”, “bất cứ người đó là ai”… mà trên thực tế thì giơ cao đánh khẽ.
Người dân “chán lắm rồi” những từ “phê bình nghiêm khắc”, “kiểm điểm rút kinh nghiệm” để rồi kỉ luật bằng cách đá hất lên cao.
Thậm chí, người dân “ngấy lên tận cổ” những vụ án tham nhũng đầu voi, đuôi chuột cuối cùng chủ yếu là xử án treo.
Điều mà nhân dân cần bây giờ là những con người hành động và nói sao làm vậy, không nói một đằng, làm một nẻo.
Có lẽ bởi vì cái sự trì trệ kéo dài ấy, có một con người hành động và hành động một cách quyết liệt bỗng dưng… “nỏi tiếng”. Đó là Bí thư Đinh La Thăng. Ông nói và ông làm như lời ông nói nên đã được nhân dân tin tưởng, đồng tình và ủng hộ.
Còn nhớ ngày ông mới nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khuyên ông phải tạo ra cơ chế chứ đừng đi giải quyết những vụ việc cụ thể và “nên ngồi ở nhà nhiều hơn, chứ không nên chạy ra đường giải quyết mấy vụ việc vụn vặt”.
Đáp lại lời “khuyên bảo” của một người cao tuổi, ông Thăng đã nhẹ nhàng rằng góp ý của đại biểu Kiêm là gián tiếp trên báo chí chứ không góp ý trực tiếp nên ông “không bình luận” và cho rằng việc đó hãy để cho người dân tự nhìn nhận đánh giá.
Song, ông Thăng cũng nói thêm: “Đã là Bộ trưởng thì phải làm cả 2 việc. Gần dân cũng là hoạch định chính sách và làm chính sách cũng là để gần dân”.
Bây giờ, nhân dân đánh giá thế nào thì đã rõ.
Mới đây, khi Bí thư Thăng giao nhiệm vụ cho lực lượng công an phải dẹp nạn cướp giật trong thời hạn 3 tháng, mấy bác “mũ cao, áo dài” cũng “dạy dỗ” rằng không nên nóng vội, cần phải có chiến lược, rồi tránh tư duy “ăn ngay”… đầy tính "cao siêu khoa học". Tuy nhiên, nếu mà nghe các bác thì có mà trộm cướp nó… gõ cửa từng nhà.
Vâng, người dân đã chán ngấy lên rồi những ngôn từ cao đạo “rồng cuốn, rồng bay” mà cần những việc làm cụ thể từ những việc nhỏ nhất.
Xin bớt đi những ngôn từ nhàn chán làm “rác tai” dân.
Xem thêm…

Copyright ©2015
Mọi thông tin xin liên hệ: tinhhinhvietnamnews@gmail.com