Home » Archives for tháng 10 2015
Cùng là giám đốc sở, xe công quyết không thể ‘kém cạnh’
10:50 |Đã tới lúc phải quyết liệt gấp trăm lần cũ khi chỉ đạo triệt để tiết kiệm chi tiêu công. Hãy bớt xây dựng trụ sở khi chưa thật cần thiết, bớt đi những nhà lưu niệm trong khi dân chưa đủ no ấm...
Xem thêm…
Phiên thảo luận ở tổ của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá 13 về kinh tế xã hội hôm 22/10 đã cho thấy tình hình kinh tế của đất nước chưa sáng sủa như những kỳ vọng từ đánh giá của một số người. Những dự báo khó khăn còn ở phía trước. Điều này thể hiện qua một vài số liệu được các đại biểu Quốc hội đưa ra, liên quan đến tình hình thu, chi ngân sách năm nay.
“Một đồng xu tăng lương không có là thế nào?”
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh nhận xét: "Tuy Chính phủ báo cáo thu ngân sách 2016 sẽ tăng cao hơn dự toán 2015 gần 60.750 tỷ đồng nhưng ngân sách năm tới vẫn rất căng thẳng. Số dự kiến tăng thu nghe thì rất vui nhưng bản chất số tuyệt đối sẽ hụt so với 2015..."
Từ các tính toán, bộ trưởng chi ra: ngân sách Nhà nước hiện còn vỏn vẹn 45.000 tỷ đồng. "45.000 tỷ này không biết phải làm gì, chưa nói đến việc phải trả nợ và nếu trả nợ xong thì gần như không có tiền để làm gì nữa..."
Ảnh minh họa: Zing.vn
|
Chính vì thế mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng buộc phải nặng lời sau khi nghe những con số tăng trưởng này nọ nhưng lại không đáp ứng nổi chuyện điều chỉnh lương vào 2016. Ông trích dẫn báo cáo khi được biết ngân sách năm 2014 vẫn còn nợ 37.000 tỉ đồng chưa trả, Quốc hội hai năm liền phải chấp thuận cho tăng bội chi. Năm nay lại báo cáo hụt thu 31.000 tỉ đồng.
Bội chi tăng đang gây áp lực không nhỏ cho nợ công. Đó là một thực tế, bởi khối lượng vay đã lớn gấp đôi so với khối lượng trả được, nên việc mất cân đối 2016 cũng chưa khắc phục được.
Từ đó, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng bức xúc: “Vậy số nợ còn lại vẫn treo đó khi nào trả? Mấy năm vừa rồi cũng lại nợ nữa. Đã thế còn vay ngắn, vay ngắn thì sang năm sẽ phải trả. Chưa vay đã trả lấy gì mà cân đối được? Các Uỷ ban, Bộ, ngành phải tính chứ năm nay không có đồng nào tăng lương là sao? Nói hay thế mà 1 đồng xu tăng lương không có là thế nào?”...
Cần quyết liệt gấp trăm lần cũ
Cần quyết liệt gấp trăm lần cũ
Chúng ta đã quá nhiều lần ra chỉ thị triệt để tiết kiệm trong chi ngân sách, nhưng nhiều người vẫn phải đặt câu hỏi: chúng ta có quyết tâm giảm chi thật sự chưa? Xem xét hàng loạt ví dụ, sẽ cho ta thấy câu trả lời.
Chẳng hạn, gần đây nhất là câu chuyện xây dựng tượng đài, xây dựng nhà hát, xây dựng Văn miếu... ở một số địa phương.
Chúng ta hay kêu gọi doanh nghiệp đóng góp với mỹ từ "xã hội hoá". Nên nhớ, dù là tiền của ai thì cũng là mồ hôi, nước mắt người dân. Thử hỏi có mấy doanh nghiệp "chủ động xin góp" hay chẳng qua "góp vì bị trên ép"? Một đất nước có đến trên 8.000 lễ hội được tổ chức mỗi năm, vậy có bao nhiêu lễ hội trong đó dùng tiền ngân sách? Bao nhiêu lễ hội là "xã hội hoá"?
Chúng ta hay kêu gọi doanh nghiệp đóng góp với mỹ từ "xã hội hoá". Nên nhớ, dù là tiền của ai thì cũng là mồ hôi, nước mắt người dân. Thử hỏi có mấy doanh nghiệp "chủ động xin góp" hay chẳng qua "góp vì bị trên ép"? Một đất nước có đến trên 8.000 lễ hội được tổ chức mỗi năm, vậy có bao nhiêu lễ hội trong đó dùng tiền ngân sách? Bao nhiêu lễ hội là "xã hội hoá"?
Chúng ta đã tiết kiệm được bao nhiêu cuộc hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết mà lẽ ra, với công nghệ thông tin như hiện nay, có gì phải tập trung gây tốn kém lãng phí.
Có biết bao đoàn đi nước ngoài thực chất là tham quan, là đáp lễ cho phải đạo,"anh mời tôi sang "họp" thì sang năm tôi mời lại anh"?
Có biết bao văn bản yêu cầu dừng mua sắm xe con, dừng xây dựng trụ sở khi còn chưa thật cần thiết, nhưng hỏi được bao lâu trong khi xe con sắm thì mỗi ngày giá mỗi nhích lên. Những câu chuyện đại loại như: "Chẳng lẽ giám đốc sở mình chỉ được trang bị xe con 1.8 (lít) mà sao sở kia lại tuỳ tiện mua xe những 2.0 (lít)?" Và thế là lại thắc mắc theo kiểu người sắm sau quyết không kém người sắm trước mình...
Theo tính toán từ Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính), cả nước hiện có gần 40.000 xe ôtô công, chưa bao gồm xe tại các đơn vị vũ trang, DNNN. Ước tính mỗi năm, chi phí để nuôi xe công có thể ngốn 12.800 tỷ đồng (tính ra mỗi xe công này 1 năm chi phí trung bình hết 320 triệu đồng chỉ để chi lương lái xe, sửa chữa, khấu hao và mua xăng, dầu).
Mục tiêu tinh giản biên chế được đặt ra từ hàng chục năm nay, song số lượng cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước không giảm mà vẫn tăng sau từng năm. Đó là chuyện khó chấp nhận khi mà khoa học công nghệ thì ngày một tiến bộ hơn rất nhiều so với cả chục năm trước.
Mục tiêu tinh giản biên chế được đặt ra từ hàng chục năm nay, song số lượng cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước không giảm mà vẫn tăng sau từng năm. Đó là chuyện khó chấp nhận khi mà khoa học công nghệ thì ngày một tiến bộ hơn rất nhiều so với cả chục năm trước.
Một bộ máy công quyền phình ra như bây giờ sẽ không có nguồn thu nào của dân nuôi nổi. Điều này cũng "đương nhiên" kéo theo chuyện khác, chẳng hạn việc khó có thể tăng lương theo lộ trình.
Tôi được biết, bộ máy đảng, chính quyền, đoàn thể của nước bạn Lào đã nhiều năm nay khá gọn. Nhiều lãnh đạo ở các cấp thường kiêm nhiệm. Chẳng hạn, Bí thư tỉnh uỷ thì kiêm Tỉnh trưởng, Bộ trưởng thì có thể kiêm Phó ban hoặc Trưởng ban Đảng (có liên quan)... Việc này gần đây chúng ta cũng đã nghiên cứu và làm thí điểm ở một vài địa phương mà Quảng Ninh đang cho thấy rất nhiều điều cần tham khảo để nhân rộng lên (tuy với cấp Bí thư kiêm Chủ tịch tỉnh thì chưa thực hiện).
Tôi được biết, bộ máy đảng, chính quyền, đoàn thể của nước bạn Lào đã nhiều năm nay khá gọn. Nhiều lãnh đạo ở các cấp thường kiêm nhiệm. Chẳng hạn, Bí thư tỉnh uỷ thì kiêm Tỉnh trưởng, Bộ trưởng thì có thể kiêm Phó ban hoặc Trưởng ban Đảng (có liên quan)... Việc này gần đây chúng ta cũng đã nghiên cứu và làm thí điểm ở một vài địa phương mà Quảng Ninh đang cho thấy rất nhiều điều cần tham khảo để nhân rộng lên (tuy với cấp Bí thư kiêm Chủ tịch tỉnh thì chưa thực hiện).
Những ví dụ như thế, chắc còn rất nhiều, kể sẽ không hết. Cứ vậy thì chi tiêu công sẽ không bao giờ có thể giảm cũng là điều đương nhiên. Nếu nợ công năm 2011 mới có 55,4%; năm 2014 lên 60,3%; năm 2015 có thể tăng 61,3% thì dự kiến 2016 sẽ là 63,2%.Con số "tăng trưởng" nợ công tới 6,9% sau 5 năm quả là đáng lo ngại.
Đã tới lúc phải quyết liệt gấp trăm lần cũ khi chỉ đạo triệt để tiết kiệm chi tiêu công. Hãy bớt xây dựng trụ sở khi chưa thật cần thiết, bớt đi những tượng đài, nhà lưu niệm trong khi dân chưa đủ no ấm... Cần mạnh tay giảm bớt tổ chức các hội nghị, lễ hội, hội thảo, mừng công mừng ngày thành lập với đầy những lẵng hoa chúc mừng, với bạt ngàn hoa tươi cài áo ngực... Kiên quyết giảm bớt những chuyến đi công tác nước ngoài theo lối hiếu hỷ, "đáp lễ" nhau “để vui vẻ cả"...
Đã tới lúc phải quyết liệt gấp trăm lần cũ khi chỉ đạo triệt để tiết kiệm chi tiêu công. Hãy bớt xây dựng trụ sở khi chưa thật cần thiết, bớt đi những tượng đài, nhà lưu niệm trong khi dân chưa đủ no ấm... Cần mạnh tay giảm bớt tổ chức các hội nghị, lễ hội, hội thảo, mừng công mừng ngày thành lập với đầy những lẵng hoa chúc mừng, với bạt ngàn hoa tươi cài áo ngực... Kiên quyết giảm bớt những chuyến đi công tác nước ngoài theo lối hiếu hỷ, "đáp lễ" nhau “để vui vẻ cả"...
Và trên hết, cần tinh giản đội ngũ nhân sự hành chính sự nghiệp thật mạnh tay, chuyển sang công việc khác, có thể làm ra sản phẩm cho xã hội...
Chỉ có vậy, chúng ta mới có cơh hội “thoát hiểm” trước câu chuyện nợ công đang mỗi ngày nhích dần lên, tuy chưa vượt ngưỡng báo động, nhưng cũng rất... đáng báo động.
Viện phí, dịch vụ bệnh viện tăng 2-7 lần từ ngày 15/11
08:13 |Giá 1.800 dịch vụ y tế sắp tăng mạnh, trong đó đa số dịch vụ sẽ tăng 2-7 lần so với hiện hành do đưa phụ cấp trực, phục cấp phẫu thuật thủ thuật và một phần lương.
Xem thêm…
Chưa hết, theo lộ trình thì đến ngày 1/3/2016 sẽ đưa toàn bộ lương vào viện phí và viện phí sẽ còn tăng tiếp một đợt nữa.
Chiều nay 26/10, Bảo hiểm xã hội VN đã tổ chức cuộc họp báo cho biết thông tin trên.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội VN, trong số các dịch vụ cơ bản, giá khám bệnh sẽ tăng từ 2-4 lần tùy hạng bệnh viện, lên mức 30.000-39.000 đồng/lượt khám thông thường, trường hợp mời chuyên giá đến hội chẩn sẽ tính 150.000-200.000 đồng/lần
Tiền ngày giường bệnh sẽ tăng khoảng 2 lần, tối đa giá giường hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt lên mức xấp xỉ 700.000đ/ngày giường.
Tại Bệnh viện hạng 4 là hạng bệnh viện thấp nhất hiện nay, giá giường điều trị nội trú cũng lên tối thiểu 154.000đ/ngày giường, cao gấp gần 3 lần so với hiện hành. Giá 1.800 dịch vụ y tế cơ bản cũng tăng mạnh, trong đó nhiều dịch vụ sẽ tăng 2-7 lần.
Trả lời báo chí về tác động của viện phí mới đến người bệnh, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện Chính sách Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội VN cho biết trước mắt viện phí mới sẽ áp dụng với nhóm bệnh nhân có bảo hiểm y tế (73% dân số), số còn lại dự kiến sẽ áp dụng trong năm 2016.
Ông Sơn cũng cho rằng viện phí mới thống nhất tại các cơ sở khám chữa bệnh cùng hạng trong cả nước, do đó người bệnh sẽ được cung cấp dịch vụ công bằng và đồng đều hơn.
Ngoài ra, phần chi từ tiền túi người dân sẽ giảm, do thuốc, vật tư y tế, chi phí khấu hao máy móc, duy tu bảo dưỡng thiết bị đã được tính vào giá dịch vụ và được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả, người bệnh sẽ không phải trả chi phí đã được tính vào giá dịch vụ y tế.
Theo ông Sơn, hướng đến năm 2018 phần chi từ tiền túi người dân sẽ ở mức dưới 40% giá dịch vụ, giảm hơn rất nhiều so với hiện nay là xấp xỉ 50%.
Tuy nhiên điều khó khăn là còn tới 27% dân số tương đương 25 triệu người chưa có bảo hiểm y tế, dự kiến mức viện phí mới tăng cao kể trên cũng sẽ áp dụng với nhóm bệnh nhân này trong 2016.
Ở trạm đèn đỏ, bao cặp mắt "dán" vào cái túi…
08:09 |Chuyện cái bao nylon không chỉ nằm ở chỗ khách đến rồi một ngày khách bỏ đi mà nó còn nói lên hình ảnh của doanh nghiệp, là sự tôn trọng thương hiệu của chính mình.
Xem thêm…
Ông bố dắt 2 cô con gái vào shop mua ít quần áo. Tính tiền xong, nhận hàng từ tay cô chủ Shop, định bước đi, chợt cô bé con thỏ thẻ:
- Cô ơi, Cô cho con xin thêm một cái bao nữa để con tách đồ của con và đồ chị Hai ra nhe Cô! Con cám ơn Cô.
Trên đường về, ông bố hỏi con gái:
- Sao con không để về nhà rồi con và chị Hai tách đồ ra cũng được?
- Ba biết tại sao không? Tại vì cái bao ở shop này đẹp quá đẹp Ba ơi. Xin thêm một cái thì hơi kỳ nên con phải nghĩ cách xin cô bán hàng như vậy đó!
Ông bố cười cười về cái suy nghĩ dễ thương, lém lỉnh của con. Chợt nhận ra người lớn cũng có khác trẻ con là mấy. Thấy mấy cái bao nylon đẹp đẹp cũng thích thích, thương thương. Nhớ mấy lần đi nước ngoài, sau một buổi ở Shopping Mall (trung tâm mua sắm) về, lỉnh kỉnh bao nhiêu thứ mua sắm, bao này, bịch nọ. Xếp đồ vào vali rồi, mấy cái bao dư ra cả mớ vẫn cứ vuốt vuốt, xếp xếp, có bỏ thùng rác đâu, mang về nhà để đi đâu bỏ đồ xách theo cũng đẹp và lịch sự.
Vậy cho nên có hôm vợ vào spa mà tay xách túi thật sang của một hãng nước hoa khiến ai cũng dán mắt vào. Vợ mình lại đang quảng cáo không công cho hãng nước hoa ấy.
Mình cũng vậy chứ đâu xa. Đi đâu chơi, xách theo ít sữa cho tụi nhỏ, lại chọn một cái túi xách coi ngon ngon một tí. Túi đẹp thiệt. Mình nhìn còn thích, chả trách ở mấy trạm đèn xanh đèn đỏ, bao nhiêu cặp mắt dán vào cái túi in nhãn hiệu đồng hồ mang trên xe mình. Họ lại thêm được bao nhiêu khách.
Nghĩ lại nhiều nhãn hiệu Việt Nam mình cẩu thả, xem nhẹ chuyện bao bì quá. Sao cũng được, quan trọng là thu tiền rồi có cái để bao bao, cột cột, dấm dúi đưa cho khách hàng xách đi là được rồi. Cứ mua bao xốp (nylon) cân ký cho nó lợi. Loại mỏng lại được nhiều. Có những nhãn hiệu không nên làm vậy. Khách về đến nhà, tính hỏi thêm gì, lật bao bì ra trống trơn - bao xốp mà, đâu ra địa chỉ, số điện thoại mà gọi!
Mà cũng không hẳn là không biết đâu. Có giám đốc nhãn hiệu, giám đốc marketing cả đấy chứ. Có những cái thật sự là vì buôn bán nhỏ, nhưng có những cái xuất phát từ cái gian, cái tham, cái thiếu kiên định của con người. Bao bì ban đầu đẹp, sắc sảo, dày. Rồi mỏng dần, mỏng đến lèo nhèo. Rồi đến đoạn sau - in ấn lem luốc, chữ đậu, chữ rớt, chữ bay. Mùi nhựa hôi hắc. Và kết cục là chuyển qua luôn bao xốp cân ký cho nó lợi, cho nó lời - khách hàng có rồi mà. Nhưng ai đoán trước được ngày nào họ bỏ đi?
Chuyện cái bao xốp không chỉ nằm ở chỗ khách đến rồi một ngày khách bỏ đi mà nó còn nói lên hình ảnh của doanh nghiệp, là sự tôn trọng thương hiệu của chính mình. Bao bì cũng là một phương thức đưa hình ảnh sản phẩm của mình vào lòng khách hàng. Nhiều nơi, sếp huyên thuyên lên lớp cho nội bộ nghe về ý nghĩa logo, slogan tâm đắc với những từ ngữ mỹ miều nhưng giấu nhẹm đâu đó, không mang ra ngoài đời cho thiên hạ ngắm. Đúng là có nhiều cách - dù nhỏ xíu - để làm cái to tát gọi là "Nâng niu thương hiệu Việt". Ấy vậy mà lúc làm chủ thế trận mấy cái bao bì thì đủng đa đủng đỉnh, không làm cho toàn tâm toàn ý; đợi đến lúc doanh nghiệp in ấn nước ngoài nhảy vào tìm cơ hội thì rộ lên câu chuyện thời sự - Lo cho bao bì Việt sắp sửa bị thâu tóm!
Những cái bao mà cả trẻ con và người lớn đều thích ấy - theo khách hàng về nhà, ở trong nhà người ta, rồi tuỳ thích, chủ mang nó ra chợ, mang vào phòng tập GYM, mang trên xe chạy đến trường, xách theo ít đồ vặt khi đi uống cà phê... Và cứ thế, nhãn hàng của bạn đã đi khắp mọi nơi, đến thêm với biết bao người tiêu dùng.
Trưa nay xếp lại ngăn tủ, Ba tình cờ nhìn thấy cái túi nylon đẹp thiệt đẹp mà trong đó Ba cẩn thận giữ lại những tranh tô màu và những trang tập viết chữ đầu tiên của con thời mẫu giáo, cả những tranh vẽ nguệch ngoạc con vẽ tặng Ba. Chừng như cái gì đẹp sẽ được để dành bao bọc cho những cái mình yêu quý nhất con ạ. Chợt gương mặt khi nảy của con hiện lên trước mặt ba, tiếng con rón rén: Cô ơi cho con xin thêm một cái bao nữa nhe Cô!
Xin giùm Ba thêm một cái nữa nhé - đựng tuổi thơ, đựng cả nụ cười con.
Phố tuệch toạc
Nắng nhạt
loan bài học i tờ
ngờ ngợ
trong nụ cười trẻ thơ
Vũ Minh Đức
Danh lợi, danh vọng và danh hão
08:12 |Danh lợi hay danh vọng chỉ có ý nghĩa tích cực, nếu hàm chứa giá trị đích thực, góp phần thúc đẩy XH trở nên dân chủ, văn minh, công bằng và văn hóa.
Xem thêm…
Ngẫu nhiên trong tuần có hai vụ việc bao hàm một loạt các câu chuyện dính líu đến danh lợi, danh vọng- thứ hấp dẫn ma mị, khiến cả XH xôn xao bàn luận, với rất nhiều ý kiến đa chiều.
"Mượn hồn" và mượn cả… câu thơ
Vụ thứ nhất, liên quan đến nghi vấn "đạo thơ"
Thật ra, từ khi nước Việt chưa có Luật bảo vệ Quyền Sở hữu trí tuệ cho đến nay, luật được coi là đã đi vào cuộc sống, thì hiện tượng "đạo"- đạo luận văn, đạo nghiên cứu khoa học, đạo văn, đạo thơ…. tiếc thay, còn ngang nhiên "đi nhanh" hơn cả luật.
Nhưng ở hai vụ việc "đạo thơ" sự ồn ào của XH, bàn cãi không dứt bởi những yếu tố đặc biệt của nó. Ngoại trừ một người còn ít được biết đến, anh Ngô Xuân Phúc, còn lại, ba người đều là những nhà thơ có tên tuổi: Nguyễn Phan Quế Mai, Phan Huyền Thư và Phan Ngọc Thường Đoan.
Giống nhau ở nghi vấn ai đạo thơ ai, nhưng khác nhau ở nhiều tình tiết. Trong vụ việc giữa nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai với anh lính Ngô Xuân Phúc, tranh nhau nhận "Tổ quốc gọi tên mình", anh Ngô Xuân Phúc gần như … tay trắng, không có vết tích, không có chứng cứ nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc. Bất ngờ nhất, đến thời điểm này, nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai tuyên bố rút ý định khởi kiện vụ tố "đạo thơ" này.
Còn trong vụ việc thứ hai, rắc rối là ở chỗ giữa bài thơ Bạch lộ của Phan Huyền Thư (được in năm 2014, trong tập thơ Sẹo độc lập, vừa được Hội Nhà văn HN trao giải thưởng năm 2015) với bài thơ Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan, sáng tác năm 2000 và được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc sau đó với với tên Catinat café sáng- hai bài cách nhau đúng 14 năm, giống nhau kỳ lạ.
Nhưng sự phát hiện, nghi vấn nhà thơ Phan Huyền Thư "đạo thơ", và không được…. độc lập lắm theo cách nói của ai đó, lại đến từ một người ngoài cuộc, nhà báo Hà Quang Minh, với bài viết công khai "Nếu im lặng, tôi là thằng hèn", khởi đầu đăng trên FB của nhà báo này. Ông thẳng thắn, tôi lên tiếng, vì tôi muốn nền văn nghệ này cần có những tác phẩm độc lập thực sự, không trùng lặp, không vay mượn và không ăn cắp.
Ông chỉ ra một cách tinh tường nhất, tinh tế nhất về "tố chất" thơ của bài Bạch lộ: Bài thơ ấy, về giọng điệu, cấu trúc, rất lạ so với tổng thể còn lại của Sẹo độc lập. Nó cho ta cảm giác nólà Thư mà lại không phải là Thư, như một sự thoát khỏi chính mình vậy. Rồi ông tự rút ra kết luận: Dễ hiểu thôi, nó chính là bài Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan, in trong tập thơ ĐẾM CÁT, xuất bản năm 2003. Tất cả những câu hay nhất của Thường Đoan đã được… thuổng vào bài của Thư rồi. Và bởi thế, tôi, với hiểu biết dù hạn hẹp của mình, vẫn dám cả quyết rằng Phan Huyền Thư đã "đạo thơ" trắng trợn.
Còn người viết bài, khi đọc hai bài thơ Bạch lộ của Phan Huyền Thư và Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan đã không thể nhịn cười. Vì dù có vẻ "điệu đàng" hơn, nhưng Bạch lộ như… "nhại" Buổi sáng, khi bài thơ bám sát đến từng tứ, từng dòng, từng chữ. Chả lẽ, nói theo theo cách giễu của dân gian, những "tư tưởng lớn" lại gặp nhau đến kỳ lạ?
Khỏi phải nói, sự bùng nổ của dư luận.
Nhưng khi sự ồn ào lắng xuống, những người am hiểu làng văn nghệ, hẳn không ngạc nhiên khi nhớ tới những vụ việc chị đã từng dính líu trước đây. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoà, trong Giadinh.net (ngày 06/4/2007) đã từng nói thẳng: "Phan Huyền Thư đạo văn tới... 02 lần", rằng chị đã đánh tráo khái niệm "đạo văn" bằng khái niệm "sưu tầm" khi "đạo văn" của Đặng Tiến và Bùi Bảo Trúc, viết trên poster về Thanh Tâm Tuyền tại Ngày Thơ VN lần thứ 05 tổ chức tại Văn Miếu…
Còn trước khi xảy ra vụ Bạch lộ, là vụ liên quan đến câu thơ của Du Tử Lê. Báo Lao động, ngày 19/10, đã gọi thẳng là người này mượn "hồn" của người kia. Nay thì không "mượn hồn", mà bê nguyên xi nhiều câu thơ trong bài thơ Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan.
Đặt một loạt những vụ việc dù muốn hay không, cũng rất tai tiếng đó, người ta dễ dàng hiểu Phan Huyền Thư theo hướng bất lợi cho chị, bởi một sự bất tín vạn sự bất tin. Đằng này, chị đã hơn một lần bất tín.
Bất ngờ nhất, chị khẳng định, bài Bạch lộ chị viết từ năm 1996 đăng ở hải ngoại, và bài thơ của chị chỉ là in sau (năm 2014). Mà đăng ở hải ngoại, thì năm qua đi tháng qua đi, Bạch lộ không lộ có gì lạ đâu (xin mượn ý thơ của nhà thơ Nguyễn Duy). Ván cờ giữa hai người đàn bà, mà người đánh cờ … bất đắc dĩ Phan Ngọc Thường Đoan bỗng xoay hướng đột ngột. Với lý lẽ của Phan Huyền Thư, thì chỉ có thể Phan Ngọc Thường Đoan mới là kẻ "đạo thơ".
Quả là thời của những giá trị trắng đen lộn sòng, rất khó hiểu! Khó hiểu như Phan Huyền Thư từng tự nhận về mình: "Bóng bẩy và khó hiểu mới chính là tôi!" (VTC News, ngày 05/4/2007)
Cũng rất khó hiểu, ngay trong làng văn nghệ, có những văn nghệ sĩ, những nhà nghiên cứu còn mượn cả chuyện xa xưa nhân danh học thuật để biện hộ cho hành vi sai trái đang bị dư luận bất bình này. Một quan niệm rất thiếu hiểu biết. Bởi không thể lấy một thước đo lịch sử tậm tịt xa xưa, khi người Việt còn quẩn quanh sau lũy trẻ làng, với tâm lý cộng đồng xuê xoa kiểu chínbỏ làm mười, để đo thời hiện đại, khi đời sống trí tuệ và sáng tạo của con người đã có Luật bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ. Điều đó liệu có giúp người trong cuộc nhìn ra cái dở của mình, hay chỉ góp phần làm rối loạn các giá trị trong XH?
Người viết không muốn bình về sự tiền hậu bất nhất của chị trong ứng xử mà nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan vì bức xúc đã phải công khai trên báo chí. Khi chị yêu cầu Phan Ngọc Thường Đoan giữ im lặng, về lời hẹn của chị gặp nhà thơ này để trao đổi và thông cảm, nhưng cuối cùng lại tuyên bố bài thơ chỉ đăng sau chứ không sáng tác sau, đẩy nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan vào thế của kẻ "đạo thơ", mà chỉ muốn nhìn nhận về sự ứng xử mới nhất.
Đó là thông tin mới đây (TP, ngày 20/10), Ban Chấp hành Hội Nhà văn HN đã họp khẩn cấp, quyết định thu hồi giải thưởng Hội Nhà văn HN đối với tập thơ Sẹo độc lập. Trước đó, chị đã "gửi một lá đơn đến Ban CH Hội, nội dung xin trả lại giải thưởng sau khi có dư luận Phan Huyền Thư đạo thơ".
Điều đáng nói ở ở nội dung lá thơ này, chị tuyên bố "xin lỗi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan về sự việc xảy ra, xin lỗi độc giả thơ cả nước, các nhà báo, xin lỗi gia đình vì đã làm họ mệt mỏi buồn bã", nhưng vẫn khăng khăng với Ban CH Hội Nhà văn HN rằng bài Bạch lộ được chị viết năm 1996 với tên ban đầu là Độc ẩm, rồi gửi cho một số tạp chí ở Mỹ!
Có nghĩa là chị vẫn không "đạo thơ". Chị xin lỗi bởi thái độ dư luận XH làm ảnh hưởng đến những người trong cuộc, trong đó có gia đình chị. Sự tinh vi, và sỹ diện đến tận cùng là ở chỗ đó. Khiến dư luận lại một lần nữa… bùng lên đàm tiếu.
Việc làm đó của Ban Chấp hành Hội NVHN là sự khẩn trương trước áp lực dư luận XH, có thể thỏa mãn tâm lý công luận, nhưng xét cho công bằng, vẫn cần có sự điều tra với những chứng cứ cụ thể để Rằng yêu thì nói là yêu/ Không yêu thì nói một điều cho xong- nhà thơ Phan Huyền Thư có "đạo thơ" hay không? Với việc thu hồi giải thưởng của Phan Huyền Thư, Ban CH Hội NVHN mới làm được một việc là rút kinh nghiệm trong việc chọn "đạo thơ"… gửi giải mà thôi!
Với Phan Huyền Thư, thật khó khăn trong những ngày này, khi phải đối mặt với những bài báo, với dư luận XH nghiêm khắc. Nhưng bài học đắng cay không hề bất công với chị. Bởi đã thành danh, là người của công chúng, chị phải chấp nhận sự sòng phẳng minh bạch về mọi giá trị- tài năng thật, và nhân cách văn hóa thật, kể cả khi ở đỉnh vinh quang hay vấp ngã. Bởi chị, hoặc đã khiến công chúng tin rằng niềm tin của họ đúng chỗ, hoặc ngược lại…
Mà ở đời, không gì thất vọng và giận dữ hơn khi mất niềm tin.
Để rồi cuối cùng mới đây nhất, Phan Huyền Thư đã phải gửi thư xin lỗi cá nhân nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan một lần nữa, xin chính thức tiêu hủy bài thơ Bạch lộ và như chị viết- tôi thừa nhận "Bạch lộ" là bài thơ ra đời sau bài thơ "Buổi sáng" của chị.
Ra đời sau, chứ không…"đạo thơ"???
Dù là người có tài, chị vẫn mua danh ba vạn, bán danh ba đồng
Danh vọng và những giá trị thật
Vụ việc thứ hai, hàng loạt cán bộ trẻ được giới thiệu, bổ nhiệm, bầu vào các lĩnh vực quan trọng chủ chốt các tỉnh. Trẻ nhất 27 tuổi, nhiều tuổi nhất chưa đến 40, vào các chức vụ thành ủy viên, tỉnh ủy viên, bí thư thành ủy, bí thư tỉnh ủy….v..v… Đáng chú ý, họ đều là những người "nối nghiệp cha anh".
Hiện tượng đó đáng mừng hay đáng nghĩ?
Đáng mừng- nếu nhìn vào tuổi tác, nhưng đặc biệt là học vấn. Hầu hết họ đều được đào tạo khá bài bản ở các quốc gia văn minh. Có người đã trải qua các môi trường, hoàn cảnh công tác ở cơ sở, ngành nghề. Vì thế, tư duy của họ dễ tiếp nhận, tiệm cận với những thông tin hiện đại, cách nghĩ hiện đại, đời sống hiện đại. Cách đi của họ rất có thể sẽ nhanh hơn năng lực hành động của cha anh họ.
Thật ra, hiện tượng nối nghiệp cha anh không phải hiếm ở các quốc gia. Thậm chí ở đó, các "gia đình chính trị" (một dòng họ, một gia đình có nhiều người tham gia vào chính thể, chính quyền bằng tài năng đích thực của mình) vẫn được người dân nể trọng, ngưỡng mộ.
Theo các nhà quan sát, nghiên cứu quốc tế, Mỹ là quốc gia điển hình về hiện tượng có các "gia đình chính trị". Những "gia đình chính trị" đó có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển dân chủ, tự do, và kinh tế- XH nước Mỹ. Nổi tiếng nhất trong số đó là dòng họ và các gia đình Roosevelt, Adam, Harrison, Kennedy, Clinton và Bush. Bốn gia đình Roosevelt, Adams, Harrison và Bush đều có hai đời tổng thống. Như vậy, trong 44 tổng thống nước Mỹ, đã có đến tám người từ bốn gia đình đó.
Tỷ như, John F. Kennedy làm Tổng thống (1961-1963), một người em trai của ông là Robert F. Kennedy giữ chức Bộ trưởng Tư pháp và em trai út Ted Kennedy là Thượng nghị sỹ. Giai đoạn Tổng thống Mỹ George W. Bush nắm giữ quyền hành (2001-2009), em trai ông, Jeb Bush, làm thống đốc Florida (1999-2007).
Hiện tượng "gia đình chính trị" còn khá phổ biến ở ngay châu Á. Như ở Ấn Độ (gia tộc Gandhi đầy quyền lực), Hàn Quốc (hai cha con đều làm Tổng thống: Tổng thống Park Chung-hee (1962-1979) và nữ Tổng thống Park Geun-hye, đồng thời cũng là nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc. Ở Malaysia, Thủ tướng Najib Razak, có cha là Thủ tướng Abdul Razak (1970-1976). Ở Singapore cố Thủ tướng Lý Quang Diệu là thân sinh Thủ tướng Lý Hiển Long v…v…
Vì sao? Đó là bởi các "gia đình chính trị" này họ cống hiến không mệt mỏi cho sự phát triển, làm nên "thương hiệu"quốc gia, cộng đồng của họ giữa nhân loại. Và bởi quá trình ứng cử, bầu cử, do đặc thù nền quản trị quốc gia, khiến cho việc tuyển chọn khó có sự nhầm lẫn giữa đá và … kim cương.
Còn ở XH ta? Người viết khá tâm đắc câu hỏi của phóng viên Infonet (ngày 17/10) với ông Nguyễn Xuân Anh, tân Bí thư TU Đà Nẵng: Có một câu hỏi "cũ" đã có nhiều người đặt ra, và hiện vẫn có nhiều người đang đặt ra. Nếu ba của ông không phải là bác Nguyễn Văn Chi (nguyên Bí thư Tỉnh ủy QN-ĐN, nguyên Ủy viên Bộ CT, Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ) thì ông có nghĩ mình sẽ được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng vào thời điểm hiện nay không?
Trả lời phỏng vấn của báo GDVN, ngày 20/10 mới đây, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó CN UB Kiểm tra TƯ cũng cho rằng: "Vấn đề đề bạt, bổ nhiệm phải tiến hành dân chủ thực sự chứ không được hình thức. Bên cạnh bầu cử, nên thực hiện thi tuyển lãnh đạo và nhân rộng hình thức này. Hai hình thức tuyển chọn cán bộ phải được tiến hành song song. Không nên phân biệt là con cán bộ, hay con nông dân. Đã là hiền tài phải được đối xử công bằng. Mặt khác, cần loại bỏ nhóm lợi ích tác động vào việc thi cử, bầu bán, với mục đích xấu, nhằm thu vén, mưu lợi cá nhân. Kiểu làm ăn như vậy sẽ có tội với lịch sử, có tội với đất nước".
Ở cương vị bậc làm cha mẹ, có ai không vui mừng khi con cái trưởng thành, thành đạt, có vị thế trong XH?
Nhưng ở cương vị công dân và trách nhiệm XH, thì sự ủng hộ con cái đứng ra gánh vác việc nước, trước hết phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.
Thế nên, với các nhân sự cấp cao vừa được giới thiệu, bầu cử, bổ nhiệm, vị thế mới vừa là cơ may khẳng định năng lực, nhưng lớn hơn cả, lại là áp lực của dư luận XH lên chính họ. Không còn con đường nào khác, họ phải vượt lên chính mình, vượt lên cả… cái bóng của cha anh họ. Chứng minh bằng trí tuệ, năng lực hành động, giúp ích cho đời thật sự, và chứng minh sự hoài nghi của XH là … không đúng chỗ. Đó mới là điều cần thiết, trước mắt và lâu dài.
Người viết bài vì thế chia sẻ với câu trả lời tự tin của ông Nguyễn Xuân Anh trong vệt bài phỏng vấn 04 kỳ của Infonet: Tôi đánh giá tôi trong sáng. Trong sạch hay không thì để mọi người đánh giá, nhưng tôi nghĩ tôi không dính vào bất cứ vấn đề gì tiêu cực, không bè phái, không phe cánh.
…Tôi nghĩ là có chứ không phải không có "một bộ phận không nhỏ" các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức ì ạch, nhũng nhiễu, dư luận ồn ào thì mình để yên sao? Để làm được điều đó thì anh phải sạch cái đã, thì khi anh thay họ, họ mới tâm phục khẩu phục, chứ không phải thay họ để anh đưa anh em, bà con, thân tín, ê kíp của anh vào.
Có câu thực tiễn là thước đo chân lý. Nhưng đôi khi không cần quá cao xa, thực tiễn là thước đo của… lời nói. Nên hãy để thực tiễn chứng minh.
Được biết, chuyến đi thực tế đầu tiên của ông Nguyễn Xuân Anh là vi hành ở… bãi rác Khánh Sơn (Đà Nẵng), một điểm ô nhiễm nhiều năm khiến người dân ở đây rất bức xúc.
Cái ghế là quyền lực, nhưng chỉ tài năng, nhân cách mới làm nên quyền uy. Và ở đời, quyền lực chỉ trọn vẹn, khiến cộng đồng ngưỡng mộ khi con người thực sự có quyền uy.
Câu chuyện danh lợi xung quanh vụ "đạo thơ" đã đi vào hồi kết. Còn câu chuyện về danh vọng của những nhân sự trẻ, giờ mới mở ra. Dù khác nhau một trời một vực, điểm gặp nhau duy nhất của nó là ở chỗ này- danh lợi hay danh vọng chỉ có ý nghĩa tích cực, nếu hàm chứa giá trị đích thực, góp phần thúc đẩy XH trở nên dân chủ, văn minh, công bằng và văn hóa. Nếu không, cũng chỉ là… danh hão.