Nghe có vẻ vô lý, tuy nhiên đây là nghiên cứu chính xác tại Đại học Johns Hopkins mới được công bố gần đây.
Các nhà khoa học đã nhận thấy trong chu kỳ chuyển động của Mặt trời, cứ 11 năm trôi qua lại có một sự trùng hợp ngẫu nhiên, đó là sự gia tăng mạnh về số ca mắc viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm động mạch tế bào (GCA). Theo giải thích, nguyên nhân là do cơ chế hoạt động của Mặt trời.
Tiến sĩ Simon Wing (Đại học Johns Hopkins) và vợ ông là Tiến sĩ Lisa Rider (Viện Y tế Quốc gia) đã tiến hành một cuộc khảo sát lớn từ dữ liệu Bệnh viện Mayo ở Rochester, Minnesota. Kết quả cho thấy, cứ sau 11 năm, số ca mắc RA và GCA tăng đột biến.
"Điều này khiến tôi vô cùng ngạc nghiên và hơi khó hiểu, Trong tự nhiên, Mặt trời cũng có chu kỳ khoảng 10-11 năm" - Tiến sĩ Wing nói.
Lý giải về điều này, tiến sĩ Wing cho biết, tại mỗi năm cuối của chu kỳ, Mặt trời có sự tác động tới Trái đất làm giảm quá trình sản xuất hormone melatonin, dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm.
Trong năm cuối của chu kỳ Mặt trời (11 năm), đây là khoảng thời gian Mặt trời có tác động mạnh nhất tới Trái đất. Với năng lượng tối đa, hàng triệu tấn từ trường và khí plasma tích điện sẽ ảnh hưởng tới Trái đất.
Quá trình này có thể làm gián đoạn dịch vụ điện thoại, làm hỏng hệ thống vệ tinh và lưới điện.
Năm 1989, một trận bão mặt trời lớn đã làm gián đoạn toàn bộ mạng lưới điện ở Quebec, Canada. Hậu quả là nhiều triệu người bị mất điện trong 9 tiếng đồng hồ.
Trận bão mặt trời lớn nhất xảy ra vào năm 1859, khi nhà thiên văn học người Anh Richard Carrington quan sát được một đợt bùng phát từ mặt trời mạnh đến mức nó chỉ mất 17 giờ đã tới khí quyển trái đất.
Nó khiến các chùm sáng phương Bắc bùng lên mạnh đến mức có thể quan sát được ở tận vùng Caribbean.
|
0 Nhận xét