Nhật Thủy vẫn nhất tuần dù giám khảo bất đồng ý kiến

09:20 |
Đức Huy và Hoài Linh cho rằng nữ ca sĩ đã làm rất giống Celine Dion và trách Mỹ Linh 'soi' quá kỹ.
Tối 30/5, show 7 Gương mặt thân quen mùa thứ ba lên sóng với nhiều tiết mục khiến khán giả thích thú.
Nhật Thủy vẫn nhất tuần dù giám khảo bất đồng ý kiến
Ngọc Liên dự thi đầu tiên với tiết mục giả cô bé Bảo An - thí sinh Gương mặt thân quen nhí 2014 hát 'Xúc xắc xúc xẻ'. Cô hóa trang răng sún, biểu diễn nhí nhảnh, bắt chước vẻ hồn nhiên, giọng hát ngọng nghịu của bé gái 4 tuổi. Nhóm múa rộn ràng hỗ trợ cho tiết mục của Ngọc Liên.
Nhật Thủy vẫn nhất tuần dù giám khảo bất đồng ý kiến
Nhạc sĩ Đức Huy nhận xét tiết mục mở màn này rất dễ thương nhưng 'Ngọc Liên trẻ chưa đủ hoặc là phiên bản này Bảo An lớn quá nhanh'. Mỹ Linh nhớ lại cảm giác khi chị chấm thi tiết mục của bé Bảo An tại Gương mặt thân quen nhí năm ngoái. Hoài Linh khen Ngọc Liên đã nghiên cứu kỹ giọng điệu ngọng nghịu của phiên bản chính.
Nhật Thủy vẫn nhất tuần dù giám khảo bất đồng ý kiến
Diễn viên Khương Ngọc mặc lịch lãm hóa thân ca sĩ Quang Hà, biểu diễn ca khúc 'Ngỡ'. Anh vừa hát vừa khai thác thế mạnh diễn xuất, kể chuyện tình buồn của một đôi trai gái. Hình ảnh Khương Ngọc bi lụy trên sân khấu khác hẳn vẻ tinh nghịch, hài hước của anh trong các đêm thi trước khiến khán giả bất ngờ. 
Nhật Thủy vẫn nhất tuần dù giám khảo bất đồng ý kiến
Nhạc sĩ Đức Huy nhận ra Khương Ngọc bắt chước được giọng gió của Quang Hà và ngoại hình hóa trang cũng khá giống. Mỹ Linh khen chàng diễn viên luôn sáng tạo trong mỗi tiết mục. Hoài Linh đánh giá cao cách dàn dựng bài hát. 'Khi em bắt đầu khóc thì cả khán phòng lặng im, anh theo nghề diễn nhiều năm nhưng cũng rất xúc động. Giọt nước mắt của em rớt rất tự nhiên còn khuôn mặt lại vô cùng bình thản. Đó là một đột phá trong diễn xuất của em. Anh cảm nhận được sự cố gắng của em trong tiết mục này', danh hài nói.
Nhật Thủy vẫn nhất tuần dù giám khảo bất đồng ý kiến
 Mai Quốc Việt với ngoại hình cá tính, hàm râu quai nón và hình xăm đầy hai bên cánh tay khi giả ca sĩ Adam Levine của nhóm Maroon 5, hát 'One more night'. Anh sáng tạo thêm phần beatbox cho tiết mục mới lạ hơn phiên bản gốc.
Nhật Thủy vẫn nhất tuần dù giám khảo bất đồng ý kiến
Mỹ Linh thích thú lên hẳn sân khấu kiểm tra trình độ beatbox của Mai Quốc Việt. Diva khen 'đàn em' thông minh nên càng lúc chị càng mến Mai Quốc Việt. 'Hôm nay bạn hoàn toàn thuyết phục tôi. Tôi mong bạn tiếp tục khám phá bản thân để sau cuộc thi tiếp tục vùng vẫy, thăng hoa với tài năng của mình', Mỹ Linh nói. Nhạc sĩ Đức Huy nhận xét chàng thí sinh nắm vững kỹ thuật, thể hiện phần đầu rất hay. Hoài Linh cũng cho rằng, Mai Quốc Việt rất thành công với tiết mục này.
Nhật Thủy vẫn nhất tuần dù giám khảo bất đồng ý kiến
Thanh Duy tiếp tục giả gái, tái hiện hình ảnh Long Nhật với ca khúc 'Tình nghèo có nhau'.
Nhật Thủy vẫn nhất tuần dù giám khảo bất đồng ý kiến
Nam ca sĩ có màn mặc váy, trùm voan cô dâu, làm lễ cưới trên sân khấu khiến khán giả thích thú.
Nhật Thủy vẫn nhất tuần dù giám khảo bất đồng ý kiến
Bản gốc Long Nhật không chỉ tư vấn cho Thanh Duy cách diễn tiết mục này mà còn trực tiếp tham gia hỗ trợ cho 'đàn em'. Anh đóng vai bà mẹ chồng hà khắc luôn soi mói, chèn ép con dâu. Hoài Linh cũng ngẫu hứng giả giọng Huế, đối đáp ăn ý với Long Nhật, tạo những tràng cười sảng khoái cho người xem truyền hình. Danh hài nhận xét Thanh Duy giả giọng và hóa trang khá giống Long Nhật nhưng Mỹ Linh cho rằng chị vẫn nhận ra chất của Thanh Duy nhiều hơn Long Nhật trong tiết mục này.
Nhật Thủy vẫn nhất tuần dù giám khảo bất đồng ý kiến
Ái Phương mặc sexy, hóa thân ca sĩ Hồ Ngọc Hà thể hiện tiết mục 'Em không cần anh'. Có lợi thế ngoại hình tương đồng bản chính nhưng Ái Phương gặp khó khăn khi bắt chước chất giọng khàn đặc trưng của ca sĩ quê Quảng Bình.
Nhật Thủy vẫn nhất tuần dù giám khảo bất đồng ý kiến
Ái Phương có màn thay trang phục trong tiết mục này. Các giám khảo đều cho rằng nữ ca sĩ chưa thể hiện được nét đặc trưng trong giọng hát và cách diễn xuất của Hồ Ngọc Hà nhưng khen ngợi cô trình diễn tự nhiên, thoải mái và luôn nỗ lực hết mình.
Nhật Thủy vẫn nhất tuần dù giám khảo bất đồng ý kiến
Nhật Thủy xinh đẹp, gợi cảm sắm vai danh ca Celine Dion với ca khúc 'All by myself'. Cô dồn hết tâm huyết cho tiết mục này, khoe giọng hát cao vút và phong cách trình diễn phiêu linh, đầy cảm xúc.
Nhật Thủy vẫn nhất tuần dù giám khảo bất đồng ý kiến
Nhạc sĩ Đức Huy phát biểu: 'Tôi có cảm giác sởn da gà như đang ở một sân khấu nào đó rất xa và thưởng thức một tiết mục quá hay, quá tuyệt vời. Bạn đã nhập tâm, lắng mình vào đó và lôi tất cả chúng tôi vào không gian đó'. Mỹ Linh cũng đánh giá Nhật Thủy cover rất hay ca khúc của Celine Dion nhưng chị cho rằng bản gốc thể hiện mãnh liệt hơn quán quân Vietnam Idol 2014. 'Hôm nay em đã cởi bỏ được sự co cứng ở những tuần đầu tiên. Tôi chúc mừng em', diva khích lệ Nhật Thủy. Hoài Linh thì cho rằng cô ca sĩ trẻ đã 'lột xác' trong đêm thi này.
Nhật Thủy vẫn nhất tuần dù giám khảo bất đồng ý kiến
Mỹ Linh và 2 giám khảo nam có cuộc tranh cãi trên ghế nóng về tiết mục của Nhật Thủy. Đức Huy và Hoài Linh cho rằng nữ ca sĩ trẻ đã làm rất giống Celine Dion và trách diva 'soi' quá kỹ, không chịu công nhận tài năng của Nhật Thủy.
Tuy các giám khảo bất đồng ý kiến nhưng chung cuộc, Nhật Thủy vẫn giành chiến thắng tuần, nhận 100 triệu đồng tiền thưởng. Hiện tại, Thanh Duy đang dẫn đầu cuộc đua tranh ngôi vị quán quân Gương mặt thân quen 2015. Tiếp theo là Mai Quốc Việt, Nhật Thủy, Ái Phương, Khương Ngọc và Ngọc Liên.
Theo Hương Giang/Vnexpress.net
Xem thêm…

Thầy áp lực với công việc – Trò bội thực với lời khen

09:17 |
 Lời khen sẽ như một động lực giúp các em cố gắng hơn. Nhưng kiểu gì khen cũng được, vô tình chúng ta đang “ru ngủ” và phát huy tính tự mãn của các em.
Thầy áp lực với công việc
Chưa bao giờ giáo viên tiểu học lại thấy mệt mỏi, căng thẳng và áp lực như lúc này. Để giúp các giáo viên chủ nhiệm ghi lời nhận xét học sinh vào học bạ cho đúng, một số giáo viên dạy các môn chuyên như Mỹ thuật, Anh văn, Thể dục, Tin học phải gấp rút hoàn thành các lời nhận xét…
Cô H., giáo viên âm nhạc chia sẻ: “Em phải thức ròng rã mấy đêm liền mới hoàn thành việc ghi lời nhận xét cho gần một ngàn học sinh của trường, nhờ ghi lời nhận xét, tay em đã chai mất rồi”.
Sự hình thành và phát triển năng lực cùng với các đề mục nhỏ (tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vần đề); Sự hình thành và phát triển phẩm chất (Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục; Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật, đoàn kết”.Còn giáo viên chủ nhiệm, chỉ tính riêng việc ghi học bạ, thầy cô giáo cũng phải mỏi tay sao chép các thông tin lý lịch từ trang này đến trang khác, rồi phải “nát óc” tìm lời lẽ để ghi nhận xét vào học bạ với những yêu cầu nghe chung chung không kém phần trìu tượng:
Mệt mỏi là thế nhưng phụ huynh còn liên tục gây áp lực, nhiều người khi biết điểm thi của con đã so sánh với một số em khác như kiểu: Tại sao con tôi thi điểm 9, điểm 10, mà không được giấy khen?
Con bé M. chỉ có hai điểm 9 lại được giấy khen và phần thưởng lần này?
Hết so sánh học sinh ở cùng trường, phụ huynh còn mang trường khác ra so bì…
Ngày nào cũng vừa phải tiếp phụ huynh, vừa phải nghe hơn chục cuộc điện thoại để hỏi thăm, “chất vấn” xoay quanh việc con họ xếp loại gì, vì sao năm nào cũng có giấy khen còn năm nay lại không?
Mặc dù đã có cả một buổi họp phụ huynh, các giáo viên đã giải thích cặn kẽ nhưng hình như phụ huynh không quan tâm chỉ luôn nhìn vào điểm kiểm tra cuối kì và phán xét, đã làm cho nhiều  thầy cô, nhẹ thì chóng mày chóng mặt, nặng có khi lên huyết áp phải đi truyền nước.
Trò bội thực với lời khen
Suốt cả năm, giáo viên phải “sưu tầm, nặn óc” để có những lời khen cho học sinh. Học sinh có lực học tốt, nổi trội được khen đã đành.
Những học sinh tiếp thu bài còn chậm, làm còn sai cũng phải ra sức khen theo kiểu: Con cố gắng làm bài tốt hơn nhé! Con thông minh nếu chịu khó học, cô nghĩ sẽ học tốt đấy;
Hôm nay, con làm bài rất tốt, thật đáng khen; Con cần lưu ý cách đặt tính, cô tin tưởng ở con; Con viết bài đúng rồi, nếu cẩn thận hơn một chút sẽ đẹp hơn nhiều…
Chẳng hạn những học sinh trước đây chúng ta hiểu là học sinh xuất sắc, học sinh giỏi nay đã được đổi thành: Đạt thành tích nổi bật học tập các môn học;Lời khen rải khắp những trang vở, sổ theo dõi, học bạ. Đến cả những tờ giấy khen cũng tràn ngập những từ ngữ “cao siêu” và “trừu tượng” đôi khi cả người lớn còn hiểu không hết.
Tiến bộ vượt bậc về môn năng khiếu, đạt thành tích nổi bật trong thi đua;
Đạt thành tích nổi bật môn…Đạt thành tích phát triển năng lực; đạt thành tích phát triển phẩm chất; Đạt thành tích vượt trội trong học tập…
Một lớp học mà gần hai chục em được khen như thế thì tờ giấy khen đã giảm đi giá trị thế nào?
Nếu khen đúng thì lời khen sẽ như một động lực giúp các em cố gắng, tiến bộ hơn.
Nhưng “kiểu gì khen cũng được” như hiện nay, vô tình chúng ta đang “ru ngủ” và phát huy tính tự mãn của các em. Vì thế, lời khen không còn là liều thuốc bổ mà có tác dụng ngược lại.
Nỗi niềm người trong cuộc
Phần lớn thầy cô cũng không thích “ban phát” lời khen vô tội vạ, không thích “kiểu gì khen cũng được” như hiện nay và càng không thích dùng những từ quá cao với những đứa bé mới dăm tuổi đầu như vượt trội, vượt bậc, nổi bật…hay thành tích phẩm chất, thành tích năng lực…
Nhưng ngoài lương tâm người thầy thì thầy cô giáo vẫn đang phải hoàn thành trách nhiệm của một giáo viên theo quy định chung về chuyên môn. Nhiều người thường nói đùa “Đó là Thông tư 30 khen chứ không phải là lời khen của thầy cô giáo”.
Thông tư 30 đã được áp dụng gần một năm học, nhìn một cách công bằng thì bước đầu đã giảm được áp lực về điểm số cho các em.
Tránh được tình trạng chê bai học trò, không làm cho những học sinh có lực học yếu cảm thấy tự ti, xấu hổ với bạn bè…Thế nhưng, ở phần ngược lại, Thông tư này còn góp phần biến giáo viên thành những cái “máy photocopy” như hiện nay.
Đỗ Quyên
Xem thêm…

Tướng Vịnh lên tiếng về thông tin Trung Quốc kéo pháo ra Trường Sa

09:15 |
 Các nhà phân tích cho rằng, pháo Trung Quốc có thể tạo ra mối đe dọa với các điểm đảo Việt Nam đang đóng giữ gần đó.

Reuters ngày 30/5 đưa tin, trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn này bên lề Đối thoại Shangri-la ngày hôm qua, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng đoàn Việt Nam dự diễn đàn an ninh thường niên quan trọng nhất của khu vực tại Singapore cho biết: Nếu thông tin Trung Quốc đã đặt pháo phòng không di động trên đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là sự thật thì đó là diễn biến mới rất đáng lo ngại.
Tướng Vịnh được Reuters dẫn lời cho rằng, đây có thể là dấu hiệu rất xấu cho một tình huống rất phức tạp ở Biển Đông. Trước đó hôm Thứ Sáu, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc đã kéo pháo ra một hòn đảo nhân tạo. Các nhà phân tích cho rằng, pháo Trung Quốc có thể tạo ra mối đe dọa với các điểm đảo Việt Nam đang đóng giữ gần đó.
Trưởng đoàn Việt Nam cho biết, ông mong muốn cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để ngăn chặn các hoạt động bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc: "Tôi luôn luôn hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ luôn có trách nhiệm với hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực, không bỏ qua những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế".
Bình luận về cuộc tiếp xúc song phương với trưởng đoàn Trung Quốc Tôn Kiến Quốc hôm Thứ Sáu, Reuters dẫn lời tướng Vịnh nói rằng: "Chúng tôi là quân nhân nên chúng tôi rất rõ ràng và thẳng thắn chứ không giống như các nhà ngoại giao. Chúng tôi đã thể hiện rất rõ quan điểm của mình về việc bảo vệ chủ quyền của chúng tôi, tôn trọng luật pháp quốc tế và duy trì trách nhiệm giữa Việt Nam và Trung Quốc".
Đưa tin về cuộc gặp này, tờ Nam Phương Đô Thị khá có uy tín tại Trung Quốc nhắc lại lời kêu gọi của ông Tôn Kiến Quốc rằng Việt Nam nên "nhận thức tỉnh táo và phản ứng có tính xây dựng trước can thiệp ác ý của phương Tây vào vấn đề Biển Đông" mà chúng tôi đã phân tích.
Tờ báo này đã không đả động gì đến những phát biểu thẳng thắn của tướng Vịnh về vấn đề Biển Đông mà chỉ đưa một câu cụt lủn để đánh lạc hướng dư luận: "Tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, Việt Nam cam kết sẵn sàng trao đổi ý kiến với phía Trung Quốc trên tinh thần đồng chí, giải quyết các bất đồng qua đàm phán hòa bình, duy trì hòa bình ổn định trong khu vực".
Hồng Thủy
Xem thêm…

Luật biểu tình, án tử và lời dạy của người xưa

09:14 |
Luật biểu tình và án tử hình, việc cần thì phải làm ngay, việc không cần thì đừng bận tâm, hãy dành thời gian và tiền của giữ đất, giữ trời, giữ biển đảo.

Báo chí đưa tin, trong kỳ họp Quốc hội thứ 9 khóa 11, có đại biểu  “thiết tha đề nghị Quốc hội cho ý kiến dự án Luật biểu tình vào kỳ họp thứ 10 và thông qua tại kỳ thứ 11 vào quý I năm 2016”.
Lý do của đề nghị, như ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng – Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: “Đặc biệt, trong tình hình Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta, nên người dân rất muốn có điều kiện để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và tình cảm, phản ứng của họ. Nếu có Luật biểu tình thì rất tốt”. [1]
Hơn ba năm trước, Quốc hội đã thông qua nghị quyết đưa dự Luật Biểu tình vào chương trình chuẩn bị xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ 13.
Tại buổi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng 25/11/2011 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Luật biểu tình phù hợp với Hiến pháp, đặc điểm lịch sử văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam, thông lệ quốc tế và cũng để đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân. Đồng thời luật này cũng có yêu cầu là ngăn chặn những việc làm, những hành vi gây xâm hại đến an ninh trật tự, đến lợi ích của xã hội và nhân dân”. [2]
Tuy nhiên, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 30/12/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: “Hiến pháp quy định người dân có quyền biểu tình, đồng thời cũng quy định việc hạn chế quyền của người dân phải do luật định. Do đó Bộ Công an là cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án Luật này cần tập trung hoàn thiện để trình Quốc hội theo đúng chương trình; nghiên cứu kỹ và chỉ nên xin lùi thời điểm trình Dự án Luật”. [3]Ba năm sau khi Quốc hội ra nghị quyết về Luật Biểu tình, cuối năm 2014 vẫn có ý kiến trong Chính phủ đề xuất rút Dự Luật ra khỏi chương trình xây dựng luật và pháp lệnh khóa 13 và chương trình năm 2015.
Tranh luận tại kỳ họp này về Luật Biểu tình, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng: “không phải tự nhiên mà Thủ tướng chủ động đề nghị đưa vào chương trình luật pháp về biểu tình. Đương nhiên đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, chúng ta phải có lộ trình thích hợp, thận trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường trong thế giới hiện nay". [2]
Như vậy không thể nói rằng thời gian chuẩn bị là quá ngắn, hay thiếu nhân lực và chuyên gia pháp lý soạn thảo dự án luật.
Một khi Thủ tướng đã hai lần nhấn mạnh về sự cần thiết, đã chỉ thị đích danh cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo mà dự án luật vẫn bị chậm trễ thì phải đặt câu hỏi về nguyên nhân và trách nhiệm của những người chịu trách nhiệm.
Chấp nhận quyền biểu tình, luật hóa quyền biểu tình chính là tôn trọng hiến pháp, tôn trọng quyền công dân. Vậy nên chậm trễ thông qua, chậm trễ ban hành luật sẽ khiến không chỉ người dân mà còn dư luận quốc tế đặt câu hỏi lý do chậm trễ là gì?
Trước mưu đồ và thực tế xâm lược mà nước ngoài đang thực hiện trên biển Đông, không thể không tạo điều kiện cho người dân biểu lộ thái độ.
Trước âm mưu và hành động lợi dụng để gây rối, kích động tâm lý đám đông, đập phá các cơ sở sản xuất, kinh tế như đã từng xảy ra, ảnh hưởng đến hợp tác quốc tế của nhà nước, không thể không nghiêm trị kẻ chủ mưu.
Một dự án luật liên quan đến quyền hiến định của công dân, Quốc hội đã có kế hoạch, Thủ tướng đã hai lần nhắc nhở vậy mà hơn ba năm, sắp bốn năm chưa hoàn thành dự thảo, chưa thể trình Quốc hội, có lẽ đây là trường hợp hiếm hoi trên thế giới.
Nói hiếm hoi vì không chỉ Quốc hội mà cả người đứng đầu chính phủ đều thống nhất quan điểm, chỉ có cấp dưới là chưa muốn, vậy là cả Quốc hội, cả Thủ tướng đều phải chờ, còn người dân thì có lẽ là nên tranh thủ làm thơ, xin mạn phép gieo vần như sau:
Quốc hội, Thủ tướng còn chờ (dự án luật)
Bà con nếu vội xem nhờ phim Nga! (phim Hãy đợi đấy)
Còn về ý kiến bỏ án tử hình với tội tham nhũng và tội vận chuyển chất ma túy đang được một số người đề xuất thì nên hiểu thế nào?
Trong khi đó thì tội tham nhũng ảnh hưởng đến toàn xã hội, làm băng hoại đạo đức, phá hoại nền kinh tế, làm suy giảm lòng tin của dân vào lãnh đạo, vào chế độ, điều này đã được Đảng khẳng định trong nhiều văn bản, nghị quyết.Xét về phạm vi ảnh hưởng thì tội phạm ma túy ảnh hưởng đến một số gia đình, một số đối tượng trong đó phổ biến là thanh niên, tuy nhiên nếu dựa vào số liệu đã công bố, rằng mỗi năm ngành công an xử lý khoảng 16.000 vụ án ma túy thì số đối tượng phạm tội và số người bị ảnh hưởng cũng ở mức trên con số ấy.
Tham nhũng được xem là giặc nội xâm, đã là giặc thì phải tiêu diệt, không bao giờ có chuyện thỏa hiệp với giặc.
Nông thôn ngày xưa, có một mẫu ruộng, một con trâu bị quy là địa chủ, ở ngoại thành Hà Nội cho đến tận hôm nay người dân vẫn dùng từ “nhà chiến thắng, đất chiến thắng” để nói về những ngôi nhà, thửa đất tịch thu của địa chủ chia cho người nghèo. Người già kể lại không ít địa chủ vẫn ra đồng cào cỏ, tát nước.
Hãy nhìn những cán bộ từ cấp phường xã trở lên mà xem, tài sản của họ gấp bao nhiêu lần người nông dân? Nói như ông Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
“Kinh khủng hơn cả địa chủ, tư sản ngày xưa” nghĩa là thế nào?
Là ở chỗ người giàu ngày nay vừa có tiền, vừa có quyền, lại còn có chỗ dựa chắc chắn, chẳng thế mà khi rục rịch bị pháp luật sờ gáy họ lập tức chuẩn bị đối phó.
Cách đối phó của họ đâu có tầm thường kiểu Chí Phèo rạch mặt ăn vạ, họ đòi sửa cả luật để miễn án tử hình. Tham nhũng 100 tỷ, trả lại 50 tỷ là “ngon rồi”, ung dung ngồi tù mười năm rồi ân xá, rồi về tiêu nốt 50 tỷ còn lại, có mà buôn vua như Lã Bất Vi cũng chẳng hơn, vậy thì tội gì mà không tham nhũng?
Nhiều báo nêu tên các vị đại biểu phản đối bãi bỏ án tử hình tội tham nhũng như ông Nguyễn Xuân Tỷ, ông Vương Đình Huệ, Tướng Nguyễn Đức Chung… nhưng né tránh không nêu tên người đề xuất bỏ án tử hình.
Thiết nghĩ họ cũng có “cái lý” khi nêu đề xuất này, có thể cái lý của họ là lòng “nhân đạo”, rằng “mạng sống con người là quý nhất” vân vân… nên những người giàu như quan tham nhũng không nên tử hình họ, nên để họ sống để chuộc lỗi?
Nếu mà họ nghèo như những người dân Nghệ- Tĩnh đang mặc áo tơi giữa trời nắng trên 40 độ ngoài đồng thì chắc chắn người dân sẽ thông cảm với đề xuất của họ, và người viết, dẫu không đồng tình với đề xuất của họ, vẫn dành cho họ lòng ngưỡng mộ.Giá mà người dân biết được những ai đề xuất bỏ án tử với tội tham nhũng? Giá mà người dân biết được tài sản của họ, giá mà truyền thông mạnh dạn thêm tí nữa, minh bạch họ tên tài sản của họ cho dân biết.
Liệu có phải đang có một sự chuyển hướng, các phần tử thuộc “bộ phận không nhỏ” đang cảm nhận cái nóng của ngọn lửa mà lòng dân hun đúc nên họ đang liên kết lại, đang thay đổi chiến thuật từ “hy sinh đời bố, củng cố đời con” sang “giữ nguyên đời bố, gia cố đời con”?
Mở đầu Bình Ngô đại cáo, cụ Nguyễn Trãi viết:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
Trừ bạo để yên dân được xem là “việc nhân nghĩa”, vậy thì không trừ bạo để lòng dân bất yên chính là phản nhân nghĩa, chính là việc làm của kẻ bất nhân, người xưa nghĩ thế, vì sao ngày nay không ít người không nghĩ thế?
Phản đối ý kiến bỏ án tử hình với tội tham nhũng và vận chuyển ma túy là chưa đủ, còn phải lên án những ai đó đang có ý định giảm nhẹ hình phạt với những kẻ đang “đè đầu, cưỡi cổ nhân dân” như ý kiến của tướng Nguyễn Xuân Tỷ.
Cái họa mất nước không chỉ nằm ở những hành động phản quốc mà còn nằm trong chính những tư tưởng manh nha đi ngược lại lợi ích của nhân dân nhưng lại được không ít  “công bộc” của dân quảng bá.
Luật biểu tình và án tử hình, việc cần thì phải làm ngay, việc không cần thì đừng bận tâm, hãy dành thời gian và tiền của giữ đất, giữ trời, giữ biển đảo./.
Xuân Dương
Xem thêm…

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Càng căng thẳng càng phải độc lập tự chủ

09:13 |
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định với báo chí nước ngoài ngày 30/5 tại cuộc Đối thoại Shangri-la.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn báo Asahi Shimbun (Nhật) - Ảnh: Quỳnh Trung
Asahi Shimbun: Xin ông đánh giá về bài phát biểu của Bộ trưởng Ashton Carter sáng nay?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Theo tôi những quan ngại của ông ấy là có cơ sở và ông ấy cũng đưa ra những đánh giá có chừng mực.
Hôm qua theo chúng tôi được biết, đoàn Việt Nam và đoàn Trung Quốc có cuộc gặp song phương, trong cuộc gặp này hai bên có đề cập gì không?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng tôi đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ quốc phòng hai nước. Trước hết chúng tôi trao đổi về những vấn đề song phương, làm sao để duy trì được quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
Chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề tôn tạo đảo của Trung Quốc, chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề xây dựng mới, trái phép các đảo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa và quan điểm của phía Việt Nam là rất rõ ràng. Quan điểm của hai nước là trước hết không làm cho tình hình căng thẳng thêm lên, đặc biệt là không để xảy ra xung đột.
Không chỉ dừng lại đó, quân đội hai nước cần phải nghiên cứu và tham mưu cho lãnh đạo hai bên là không làm điều gì vi phạm luật pháp quốc tế, làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước cũng như hòa bình trong khu vực.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài bên lề hội nghị Shangri-La - Ảnh: Quỳnh Trung
Khi ngài nói như thế thì phía TQ phản ứng như thế nào?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Họ ghi nhận ý kiến của chúng tôi. Tôi tin họ lắng nghe những gì Việt Nam mong chờ.
Theo ông vai trò của Nhật Bản ở biển Đông như thế nào? Việt Nam có hoan nghênh Nhật Bản tham gia vào công tác giám sát, trinh sát ở biển Đông không?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Nhật Bản cũng như nhiều nước phát triển trên thế giới có lợi ích ở biển Đông và có những quyền ở biển Đông theo như luật pháp quốc tế cho phép.
Về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa ở khu vực là hết sức quan trọng và trong vấn đề biển Đông cũng như vậy. Đó là vấn đề hòa bình, ổn định, an ninh khu vực ở Châu Á – Thái Bình Dương, cho nên vai trò của Nhật Bản là hết sức quan trọng.
Chúng tôi rất mong Nhật Bản có tiếng nói mạnh mẽ, chính xác và đúng mức độ dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế về những vấn đề đang xảy ra trên biển Đông.
Đồng thời chúng tôi cũng mong muốn Nhật Bản tham gia các diễn đàn, các cấu trúc hợp tác đa phương về an ninh khu vực mà trong đó đề cập nhiều đến vấn đề an ninh biển Đông mà tôi cho rằng Nhật Bản có tiếng nói rất giá trị.
Sau Shangri-La này ông Carter sẽ đến Việt Nam. Ông hi vọng gì từ chuyến thăm này?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Ông ấy là một vị khách quý của chúng tôi. Chúng tôi hi vọng chuyến thăm của ông ấy sẽ mang lại sự phát triển quốc phòng của hai nước vì hòa bình ổn định, độc lập tự chủ, và an ninh của khu vực.
Hãng tin Reuters: Ngày hôm qua các cơ quan báo chí đưa các loại vũ khí hạng nặng đến các đảo nhân tạo của biển Đông? Ông đánh giá như thế nào về thông tin này?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Cho đến giờ này, tôi chưa có thông tin chính thức về vụ việc này. Tuy nhiên nếu việc đó xảy ra trong thực tế, thì đó là một tín hiệu rất xấu cho tình hình trên biển Đông vốn đã đang phức tạp.
Phía VN mong muốn Mỹ và các nước khác ngăn chặn hành động của TQ ở biển Đông hay không?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng tôi rất là khó đưa ra mong muốn cụ thể từ các quốc gia nào. Chúng tôi chỉ mong muốn tiếng nói của cộng đồng quốc tế luôn luôn là có chính nghĩa về vấn đề hòa bình và phát triển. Chúng tôi cũng mong muốn những tiếng nói ấy không làm ngơ trước những hành vi bạo lực, hành vi không tuân thủ luật pháp quốc tế, không bình đẳng và gây phương hại đến ổn định, hòa bình.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài bên lề hội nghị Shangri-La - Ảnh: Quỳnh Trung
Việt Nam có đưa tàu, máy bay vào khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng hay không ?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam có những hoạt động bảo vệ chủ quyền trên những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam như Hoàng Sa, Trường Sa hay thềm lục địa Việt Nam, thì đó là việc làm bình thường.
Tương tự các hoạt động của ngư dân trên những ngư trường truyền thống hay là các hoạt động khai thác dầu khí trên những vùng biển mà luật pháp quốc tế quy định thuộc quyền đàm phán, quyền chủ quyền của Việt Nam.
Có thông tin cho rằng TQ sẽ thiết lập vùng ADIZ?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Cho đến giờ chúng tôi chưa có thông tin gì.
Hôm qua ngài có gặp phó tham mưu trưởng quân đội nhân dân TQ? Kết quả như thế nào?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi cho đó là cuộc gặp thẳng thắn. Chúng tôi bàn những vấn đề đang phát triển tích cực trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước, đồng thời chúng tôi cũng nêu ra những vấn đề lo ngại.
Các nhà quân sự thì nói chuyện thẳng thắn hơn là các nhà ngoại giao. Chúng tôi đề cập thực tế những gì đang diễn ra và trao đổi với TQ trên tinh thần hết sức xây dựng và hết sức rõ ràng về chủ quyền, luật pháp quốc tế để làm giữ gìn hòa bình, ổn định và nhất là quan hệ hai nước tốt đẹp.
Gần đây tôi có đọc bài báo đề cập đến việc đụng độ giữa TQ và Mỹ sẽ khó là tránh khỏi. Ông có lo lắng không?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Thật ra mối quan hệ không tốt giữa Mỹ và Trung quốc đã gây phương hại đến tình hình chung của khu vực. Cho nên chúng tôi rất mong hai nước Mỹ và Trung Quốc có những quan hệ tốt với nhau và tôn trọng các nước nhỏ như Việt Nam.
BBC: Có xác minh được đảo nhân tạo mà TQ để pháo binh là đảo Gạc Ma?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Đây là thông tin thôi chứ chúng tôi chưa xác minh được.
Ai cũng quan tâm là căng thẳng biển Đông liệu có thể nổ ra xung đột vũ trang hay không?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Theo tôi, chúng ta đặt vấn đề này quá sớm. Xung đột vũ trang là hiểm họa cho tất cả các quốc gia, cả khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Chúng tôi cũng lo ngại và không muốn nó xảy ra.
Và khi đã xung đột thì không có bên nào có lợi cả. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận vấn đề theo đúng bản chất của nó thì thật ra đáng lo ngại. Ở đây một loạt những hệ thống các văn bản luật pháp quốc tế, trở nên vô giá trị. Những hành vi trở nên mất kiểm soát. Nếu như có hành vi đưa một số khẩu pháo lên một số đảo nhân tạo là có thật thì càng làm quan ngại hơn. Đây chính là tinh thần mà tất cả các quốc gia đề cập tại Đối thoại Shangri-La năm nay.
Trong các vấn đề quốc phòng an ninh, nếu anh mất kiểm soát, tình hình thì thực sự đáng lo ngại. Nói vấn đề xung đột thì quá sớm nhưng thực sự là có quan ngại.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn BBC - Ảnh: Quỳnh Trung
Ngày hôm qua đoàn VN có tiếp xúc với đoàn Trung Quốc. Trung Quốc có thuyết phục Việt Nam là đưa ra một đàm phán riêng giữa hai nước cho vấn đề biển Đông? Ý kiến của VN?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng tôi không nghe thông tin này. Có những vấn đề chỉ giữa hai nước thì hai nước phải đàm phán với nhau. Những vấn đề của nhiều nước thì nhiều nước phải đàm phán với nhau. Có những vấn đề bình diện quốc tế, khu vực thì cần có những tiếng nói quốc tế.
Ở đây tôi nhắc lại những vấn đề tranh chấp và xung đột trên biển không phải là vấn đề đàm phán quốc phòng. Cái mà chúng tôi bàn với nhau là quân đội hai nước phải hết sức kiềm chế, liên lạc thường xuyên, phải có trao đổi thẳng thắn và hết sức kiềm chế trên biển, nhằm đảm bảo không có sai lầm, gây ra những va chạm trên biển, đặc biệt là không để xảy ra xung đột. Quân đội hai nước cũng phải tham mưu cho Đảng và nhà nước hai nước làm sao để từng bước giảm căng thẳng và giảm khác biệt. Quân đội không đàm phán cụ thể, đó là vấn đề của bộ ngoại giao.
Thưa ông, ngày mai ông Ashton Carter sẽ đi Việt Nam. Ông ấy thông báo sẽ ký tuyên bố chung về quan hệ hợp tác hai nước. Cái đó cần được hiểu như thế nào và xa như thế nào so với hiệp định hợp tác quốc phòng?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Cho đến bây giờ hai bộ trưởng vẫn chưa ký một văn bản nào cụ thể cả. Ông ấy vẫn chưa qua VN, và tôi cũng không chắc văn bản ấy cụ thể như thế nào. Nhưng mà tôi biết đây là một biên bản về tầm nhìn chiến lược chung của hai nước về tình hình chung của khu vực trong thời gian tới đây.
Những mục tiêu mà Việt Nam Hoa Kỳ muốn hướng tới trong hợp tác quốc phòng, quân sự nhằm hướng tới phục vụ cho sự phát triển quan hệ của hai nước.
Gỡ bỏ cấm vận sát thương là vấn đề ông John McCain luôn đấu tranh và hôm nay lại tiếp tục nhắc lại. Nó sẽ trở thành hiện thực như thế nào?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Đây là phía Mỹ. Đây là một tín hiệu tích cực, trước hết là về chính trị. Thể hiện sự bình đẳng, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau giữa hai nước. Chúng tôi đánh giá tích cực về những gì ông John McCain nói. Tuy nhiên chúng tôi muốn nói thêm rằng quyết định của chính phủ Mỹ và quốc hội Mỹ lẽ ra phải đến sớm hơn.
Bản thân ông cũng như lãnh đạo VN khác thì VN không liên minh với bất kỳ nước nào khác. Liệu trong thời đại bây giờ, cụ thể là tình hình căng thẳng hiện nay, thì VN có cân nhắc lại quan điểm?

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Càng căng thẳng thì càng phải độc lập tự chủ. Càng căng thẳng thì càng không bao giờ để kéo vào những liên minh với nước này để chống nước khác. Đó là nguyên tắc không chỉ bây giờ mà còn từ xưa trong việc bảo vệ tổ quốc. Việt Nam là bạn, là đối tác nhưng không tham gia liên minh quân sự.
Quỳnh Trung
Xem thêm…

Trung Quốc phản ứng mạnh tuyên bố của Mỹ ở Shangri-La

09:12 |
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra phản ứng mạnh mẽ với tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter khi coi Bắc Kinh là tác nhân làm ảnh hưởng tới an ninh khu vực.

Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng nước Mỹ phớt lờ lịch sử, nguyên tắc pháp lý và sự thật khi đưa ra cáo buộc nhằm vào Trung Quốc đồng thời khẳng định cái gọi là "chủ quyền và quyền lợi liên quan" của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Phía Trung Quốc cũng biện minh các hoạt động xây dựng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam là "hợp pháp, hợp lý và phù hợp với tình hình, không gây ảnh hưởng hay nhằm vào bất cứ quốc gia nào".
Tuyên bố của bà Hoa được đưa ra không lâu sau bài phát biểu của ông Carter tại Đối thoại Shangri-La hôm 30/5. Trong bài phát biểu trước các quan chức quốc phòng hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng hành động xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc gây ra sự bất ổn cho tương lai khu vực.
"Trung Quốc đã cải tạo một khu vực có diện tích 2.000 mẫu Anh (tương đương 8,1 km2) trong 18 tháng qua. Chúng ta chưa thể khẳng định Bắc Kinh có thể tiến xa tới mức nào", ông Carter nói.
Người đứng đầu cơ quan quốc phòng Mỹ cũng bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về quy mô các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc và tham vọng quân sự hóa các đảo. Động thái này có khả năng tạo ra "nguy cơ xung đột" từ các tính toán sai lầm.
Ngay tại diễn dàn, một đại biểu của Trung Quốc đã nhận định tuyên bố của ông Carter không mang tính thù địch. Tuy nhiên, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc – trưởng đoàn quốc phòng Bắc Kinh, chưa đưa ra phát biểu tại Shangri-La.

Theo kế hoạch, ông Tôn sẽ phản pháo cáo buộc của các bên và đưa ra quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông và tình hình khu vực trong ngày 31/5.
Theo Zing
Xem thêm…

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc đang đe dọa an ninh châu Á

14:44 |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày hôm nay cảnh báo việc xây đảo trái phép của Bắc Kinh tại Biển Đông đang đe dọa an ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đồng thời kêu gọi thúc đẩy ngoại giao để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tố Trung Quốc đã phá hoại an ninh châu Á

Ông Carter, trong cuộc trò chuyện với các quan chức quốc phòng hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thừa nhận rằng Trung Quốc đã xây dựng tiền đồn quân sự trái phép tại các đảo ở biển Đông nhưng không chắc chắn về ké hoạch tương lai của nước này.
"Trung Quốc đã khai hoang hơn 2.000 mẫu Anh, nhiều hơn bất cứ nước nào... và Trung Quốc đã làm vậy chỉ trong vòng 18 tháng qua", ông Carter phát biểu tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La. "Chưa rõ Trung Quốc sẽ còn tiến xa như thế nào nữa".
Ông nói rằng Mỹ "quan ngại sâu sắc" về quy mô khai hoang của Trung Quốc và viễn cảnh quân sự hóa nhiều hơn tại các hòn đảo và điều này có thể sẽ thúc đẩy "những sách lược sai lầm, thậm chí là xung đột".
Đại diện quân sự của Trung Quốc cho biết sự chú ý này là không cần thiết.
"Thật sai lầm khi chỉ trích Trung Quốc làm ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định thông qua các hoạt động xây dựng", ông này nói thêm."Tự do hàng hải tại Biển Đông không phải là tất cả vấn đề bởi tự do không bao giờ bị ảnh hưởng", Đại tá Zhao Xiaozhuo đến từ Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc phát biểu.
Những nhận định của ông Carter được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Lầu Năm Góc xác nhận báo cáo cho thấy Trung Quốc đưa các pháo di động tới một hòn đảo khai hoang trái phép của mình tại Biển Đông. Động thái này bị Nghị sĩ đảng Cộng hòa, John McCain cho là "quấy rối và leo thang".
Ông Carter hiện đang có chuyến đi kéo dài 11 ngày tới châu Á. Đây là chuyến đi tới khu vực này lần thứ hai, kể từ khi ông trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hồi đầu năm nay. Để mắt tới các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông, ông lấy chủ đề an ninh hàng hải là mục đích chuyến đi lần này.
Trong một bài phát biểu tại Trân Châu Cảng ở Hawaii, ông Carter kêu gọi các bên chấm dứt ngay lập tức hoạt động cải tạo đất tại Biển Đông và tạm dừng việc quân sự hóa các đảo.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho biết tranh chấp chủ quyền đối với các đảo giàu tài nguyên tại Biển Đông không thể được giải quyết bằng quân sự. Ông nhấn mạnh, "máy bay, tàu thuyền của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục hoạt động" trong khu vực để đảm bảo tự do hàng hải và hàng không dưới sự cho phép của pháp luật.
"Mỹ cùng các đồng minh và đối tác của mình... sẽ không từ bỏ việc thực thi các quyền này... Biến một đảo đá dưới nước thành một sân bay đơn giản không đủ khả năng để tạo nên chủ quyền và cho phép sự hạn chế về quá cảnh hàng hải, hàng không quốc tế", ông nói.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc kêu gọi một nỗ lực ngoại giao mới để giải quyết các tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo giàu tài nguyên trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực.
"Ngay bây giờ, tại thời điểm quan trọng này, thời gian cho ngoại giao mới, tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp lâu dài để bảo vệ quyền và lợi ích của tất cả các bên".
Bảo Linh (Theo Reuters)
Nguồn : Người đưa tin
Xem thêm…

Copyright ©2015
Mọi thông tin xin liên hệ: tinhhinhvietnamnews@gmail.com