Cập nhật tình hình chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, giải trí, pháp luật, thể thao, đời sống, giao thông, góc nhìn tại Việt Nam! Thông tin nhanh chóng, liên tục cập nhật
Quân đội Việt Nam đã khởi động chương trình phát triển phương tiện bay không người lái từ cách đây nhiều năm.
UAV là gì?
UAV có thể có nhiều loại và kích thước khác nhau
Theo Cục quản lý hàng không liên bang Mỹ (FAA), drone hay còn gọi là unmanned aerial vehicle (UAV) là máy bay không người lái. "Nó
có thể có nhiều hình dạng, kích thước và phục vụ nhiều mục đích khác
nhau. Chúng có thể có sải cánh rộng như một máy bay phản lực hay chỉ nhỏ
như một chiếc máy bay mô hình điều khiển bằng sóng radio".
UAV có thể được điều khiển từ xa (bởi
một phi công ngồi tại một trạm điều khiển trên mặt đất) hoặc cũng có thể
tự bay theo các lịch trình đã được lập trình từ sẵn, hoặc theo sự điều
khiển của các hệ thống máy tính phức tạp.
Nhiều người cho rằng một mẫu máy bay
điều khiển bằng sóng radio do Hải quân Hoàng gia Anh phát triển vào năm
1930 chính là hình hài đầu tiên của những chiếc drone hiện đại ngày nay.
Đến những năm 60, UAV được gắn thêm camera và phục vụ trong chiến tranh
Việt Nam. Đến thời hiện đại thì drone còn được gắn thêm nhiều hệ thống
vũ khí phức tạp khác. Cách điều khiển UAV
Với những chiếc UAV tầm gần, việc điều
khiển có thể thực hiện thông qua sóng radio, tương tự như máy bay mô
hình mà bạn hay thấy. Trong những trường hợp này thì trạm điều khiển,
hoặc bộ điều khiển và UAV sẽ nói chuyện trực tiếp.
Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết, vật
cản và cả độ cong của bề mặt trái đất, tín hiệu radio không thể đi trực
tiếp từ trạm đến máy bay được.
Chính vì thế, phải thông qua một vệ tinh
trung gian nhằm đảm bảo tín hiệu vẫn đủ mạnh, UAV mới có thể bay xa
hàng trăm, hàng nghìn kilomet mà vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Cũng nhờ
cách này các phi công quân sự có thể ngồi tại Mỹ và điều khiển một chiếc
UAV Predator tận bên Afganistan hay Iraq. Vai trò của UAV
UAV Predator nổi tiếng của Mỹ khi được trang bị vũ khí hạng nặng
Vai trò quân sự của UAV đang phát triển
với một tốc độ chóng mặt. Năm 2005, các thiết bị UAV ở mức độ chiến
thuật và mức độ vùng chiến tranh đã có tổng cộng 100.000 giờ bay trong
các chiến dịch ENDURING FREEDOM (OEF – chiến dịch giải phóng
Afghanistan) và IRAQI FREEDOM (OIF – chiến dịch giải phóng Iraq). Sự
phát triển của công nghệ giúp cho các thiết bị nhỏ có thể đảm nhiệm
nhiều chức vụ hơn, kết quả là các hệ thống UAV ngày càng có mặt nhiều
trên chiến trường.
Việc sử dụng UAV là một chiến lược mới,
thậm chí Bộ Quốc phòng Mỹ còn chưa đưa ra được quy trình theo dõi nhiệm
vụ để theo dõi hoạt động của các mẫu UAV. Khi khả năng của các mẫu UAV
tăng lên, các quốc gia trên thế giới tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu: các
thành tựu trong việc nghiên cứu và phát triển khiến cho vai trò của UAV
không chỉ dừng lại ở tình báo, do thám và theo dõi.
UAV hiện nay đã có thể đảm nhiệm tấn
công điện tử, tiến hành tấn công bằng bom và tên lửa, tiến hành phá hủy
hoặc ngăn chặn các hệ thống phòng không, các mắt xích hoặc toàn bộ hệ
thống liên lạc của đối thủ, cũng như tiến hành các nhiệm vụ tìm kiếm và
giải cứu (CSAR). UAV Việt Nam
Mục tiêu bay M-100CT cải tiến từ loại M-96.
Chương trình nghiên cứu phát triển máy
bay không người lái đã được quân đội ta, mà trực tiếp là Quân chủng
Phòng không – Không quân thực hiện từ rất lâu, và ít nhiều đạt được
những thành tựu đáng nể.
Ban đầu, nhằm đáp ứng yêu cầu huấn
luyện, Viện Kỹ thuật Quân sự (Quân chủng Phòng không – Không quân) đã tự
nghiên cứu cải tiến thành công tên lửa không đối không có điều khiển
K-5 thành mục tiêu bay, mang tên gọi BB-3R, BB-13M và M5.
Máy bay không người lái M400-CT của Quân chủng Phòng không - Không quân VN
Năm 2001, Viện Kỹ thuật Phòng không – Không quân đã khởi động đề tài: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy bay không người lái điều khiển chương trình mang tên M400-CT”.
Việc chế tạo được thực hiện hoàn toàn
trong nước với các linh kiện do các đơn vị quân đội phối hợp với cơ quan
dân sự, trực tiếp là Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện.
Sau 4 năm miệt mài nghiên cứu, ngày
15/9/2005, 2 mẫu M400-CT cất cánh thử nghiệm thành công tại sân bay Kép
(Bắc Giang) với trần bay đạt được 2.000m, bán kính hoạt động 15km.
5 mẫu máy bay không người lái của Viện Công nghệ Không gian.
Từ năm 2008, Viện Công nghệ Không gian đã bắt đầu triển khai đề tài “Nghiên cứu chế tạo tổ hợp máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học”.
Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, các
nhà khoa học, kỹ sư, công nhân kỹ thuật trong nhóm đề tài đã hoàn thành 5
mẫu máy bay không người lái và thực hiện cuộc bay thử thành công 2 mẫu
vào ngày 3/5/2013. Sự kiện này đánh dấu bước tiến lớn trong sự phát
triển máy bay không người lái tại Việt Nam.
Các mẫu máy bay được thiết kế chế độ
điều khiển tự động bay theo chương trình lập sẵn trên nền bản đồ số.
Trên các máy bay đều có khả năng mang camera máy ảnh tác nghiệp trong
điều kiện ngày và đêm. Chúng có thể cất cánh từ đường bay, nóc ô tô, bệ
phóng hoặc trên tay người.
Trong số 5 mẫu máy bay không người lái
(gồm AV.UAV.MS1, AV.UAV.S1, AV.UAV.S2, AV.UAV.S3, AV.UAV.S4), loại to
lớn nhất là AV.USV.S4 có trọng lượng tối đa tới 170kg, dài 4,2m, sải
cánh 5m, tải trọng có ích 50kg. Máy bay trang bị động cơ cánh quạt cho
phép đạt tốc độ lớn nhất 180km/h, trần bay 3.000m, bán kính hoạt động
tới 100km.
Các bài viết liên quan--------------Bài viết Chủ đề khác
0 Nhận xét