Cuộc duyệt binh lớn ở Bắc Kinh hôm 3-9 tốn gần 3,5 tỉ USD, phô diễn các loại vũ khí mới nhất của Trung Quốc, nhiều thứ lần đầu tiên ra mắt công chúng. Nhưng các chuyên gia vũ khí nói các hệ thống được đưa ra trưng bày cho thấy những đặc điểm lừng danh của Trung Quốc về việc ăn cắp kỹ thuật và điều chỉnh cho thích nghi với các yêu cầu của họ.
Tàu sân bay Trung Quốc sẽ trở nên vô nghĩa?
Trung Quốc làm phim đồ họa chiến tranh cướp đảo ở châu Á trong tương lai
Trung Quốc làm phim đồ họa chiến tranh cướp đảo ở châu Á trong tương lai
Kỷ niệm 70 năm ngày Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, hôm 3-9-2015, Trung Quốc tổ chức lễ diễu binh rầm rộ kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ nhằm phô trương sức mạnh quân sự của nước này.
Trong bài diễn văn đọc tại Quảng trường Thiên An Môn, kỷ niệm ngày được chính thức gọi là “Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc và Chiến thắng Phát xít của thế giới”, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng, chiến thắng 1945 đã giúp cho Trung Quốc trở lại thành “một quốc gia lớn trên thế giới”.
Tên lửa đạn đạo liên lục DF-5B được phô diễn trong cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh hôm 3-9-2015 để kỷ niệm 70 kết thúc Thế chiến II |
Nhân dịp này, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng thông báo sẽ cắt giảm 300.000 binh lính quân số của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc hiện có quân số được ước lượng vào khoảng 2,3 triệu người và quân số này đã bị cắt giảm nhiều, đổi lại với việc hiện đại hóa quân đội và tăng đáng kể ngân sách quốc phòng.
Ông Tập Cận Bình còn khẳng định là Trung Quốc “sẽ không bao giờ tìm cách làm bá chủ, không tìm cách mở rộng lãnh thổ”.
Sau bài diễn văn của ông Tập Cập Bình, khoảng 12 nghìn binh lính và 500 thiết bị quân sự các loại bắt đầu cuộc diễu binh, với trên không là gần 200 phi cơ và trực thăng, những biểu tượng cho sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Trong cuộc diễu binh này, Trung Quốc đã cho ra mắt lần đầu tiên nhiều loại máy bay của lực lượng không quân thuộc hải quân, các oanh tạc cơ có tầm hoạt động xa, các máy bay không người lái và nhiều loại tên lửa. Đặc biệt, lần đầu tiên quân đội Trung Quốc phô bày loại tên lửa diệt hàng không mẫu hạm Đông Phong - 21D, mà chính quyền Bắc Kinh vẫn giữ bí mật từ mấy năm qua.
Loại vũ khí này được cho là có thể sẽ giúp Trung Quốc thay đổi cán cân lực lượng đối với Mỹ tại vùng châu Á - Thái Bình Dương, cho tới nay vẫn là địa bàn hoạt động của Hạm đội 7 của Mỹ.
Chính phủ Trung Quốc nói tất cả các thiết bị đã được chế tạo trong nước, để chứng minh cho thành quả của khả năng công nghiệp quân sự và ước tính chừng 145 tỉ USD dành cho quân đội vào năm 2015.
Michael Raska, giảng viên kỳ cựu tại Viện Quốc phòng và Sách lược có trụ sở ở Singapore, nói: “Cuộc duyệt binh là một quầy hàng tài sản trí thức đánh cắp”. Nhà nghiên cứu này nói có thể nhận diện các bộ phận và thiết kế trong các thiết bị khác nhau, có nguồn gốc của các nước khác một cách khả nghi.
Viện dẫn một thí dụ cụ thể, ông Raska nói: “Những dàn phóng HQ-6A mà ta thấy trong cuộc diễn hành dựa vào khái niệm tên lửa Alenia Aspide của Italia được mô phỏng, tự nó lại dựa vào tên lửa RIM-7E/F Sparrow của Mỹ”. Ông nói chiến hạm J-15 của Trung Quốc dựa vào một phiên bản Sukhoi Su-33 của Nga.
Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc trong những năm gần đây là ăn cắp trên mạng kỹ thuật và các hệ thống vũ khí của Mỹ trên quy mô lớn. Các nhà thầu quốc phòng Mỹ tố cáo chiến đấu cơ J-31 của Trung Quốc phần lớn dựa vào kỹ thuật đánh cắp từ chiếc F-35 của Mỹ.
Năm ngoái, Mỹ nói các tay tin tặc trong quân đội Trung Quốc đã đánh cắp những bí mật thương mại của 6 công ty hạt nhân, thép và năng lượng sạch của Mỹ, trực tiếp dẫn đến việc thất thoát đáng kể công ăn việc làm, lợi thế cạnh tranh và thị trường.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ nói: “Đây là trường hợp cáo buộc các thành viên quân đội Trung Quốc làm gián điệp kinh tế… có lợi cho các công ty quốc doanh và các lợi ích khác của Trung Quốc”.
Nhưng ông Raska nói Trung Quốc đã vượt qua giai đoạn mà họ là “những người bắt chước và sao chép” và đã đạt đến chỗ mà các chuyên gia mô tả là điểm “IDAR”, có nghĩa là nhận diện, tiêu hóa, thâm nhập và tái đầu tư các kỹ thuật.
Các chuyên gia nói không dễ gì các nước và các công ty sản xuất kỹ thuật đặc biệt có thể chứng minh là kỹ thuật đó bị Trung Quốc đánh cắp. Các thiết kế bộ phận được pha trộn từ nhiều loại vũ khí khác nhau trước khi được tái tạo hình và sản xuất ở Trung Quốc.
Trung Quốc cũng có thể sử dụng quan hệ ngoại giao với các nước đã thủ đắc vũ khí phương Tây và không quan tâm đến việc truyền bá lại các kỹ thuật đã thủ đắc cho các nhà khoa học Trung Quốc.
Nhưng ngay cả với kỹ thuật như thế được chia sẻ với các nước thân thiện với Trung Quốc, ông Jagganath Panda, một nhà khảo cứu tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Mỹ, cho rằng các đầu tư của nước này dồn vào quân đội đã mang lại hiệu quả. Ông nói: “Chúng ta cần phải chấp nhận rằng Trung Quốc đã hết sức thành công trong việc phát triển một khả năng sản xuất công nghiệp quân sự vững mạnh”.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bán máy bay không người lái, chiến hạm, tàu ngầm và các hệ thống phòng không cho các nước đang phát triển và trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn hàng thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Nga.
Thực vậy, một điểm quan trọng mà cuộc duyệt binh hôm 3-9 có thể là để trưng bày các hệ thống tối tân nhất của nước này cho những khách hàng có ý mua và tăng cường uy danh của Trung Quốc trong tư cách một thế lực quân sự đang trỗi dậy.
Từ lâu, người Trung Quốc “nổi tiếng” là có thể làm giả và làm nhái mọi thứ, từ iPhone, đồng hồ Rolex, túi xách Dior, nước hoa Chanel, thậm chí đến cả một công trình kiến trúc. Tay nghề ăn cắp của người Trung Quốc phải nói là thượng thặng. Tuy nhiên, khi cần phải sao chép sao cho giống thật thì sự cẩu thả nhếch nhác, cũng là sản phẩm đặc thù mang màu sắc Trung Hoa, lại lấn át “đức tính” sao chép ăn cắp.
Hai viện bảo tàng sáp vừa khai trương gần đây, một tại Hà Nam và một tại Tứ Xuyên, đã trình làng bộ sưu tập người nổi tiếng bằng sáp có một không hai.
Củng Lợi, Chương Tử Di đến Marylin Monroe đều bị nắn tạc méo mó đến thảm hại.
Thành Long, Lý Liên Kiệt, Lưu Đức Hoa… cũng bị vẹo lệch đến thảm thương. Tổng thống Barack Obama và người đứng đầu nước Nga Vladimir Putin cũng cùng số phận…
Theo một đánh giá mới đây, sự thiếu sáng tạo nói chung và sự yếu kém trong ngành công nghiệp chế tạo nói riêng đã tạo ra thêm những mối lo ngại về triển vọng kinh tế Trung Quốc trong thời gian qua. Điều này giải thích rằng mặc dù Chính phủ Bắc Kinh liên tiếp bơm tiền nhưng thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn giảm.
0 Nhận xét